Page 120 - DAC SAN SONG THAN 2024
P. 120
TỔNG HỘI THỦY QUÂN LỤC CHIẾN VIỆT NAM
Khí Cốt Quên Mình
Trần Xuân Dũng
Do không còn được Hoa Kỳ viện trợ súng đạn kể từ 27-1-1973, Quân Lực Việt Nam Cộng
Hòa đã bị đẩy dần vào cái thế không thể nào tự vệ được nữa trước sự xâm lăng của Cộng Sản Bắc
Việt
Tháng 3-1975 Miền Trung mất dần, rồi đến miền Nam.
Xin mời đọc giả xem phong thái tiêu biểu của một số Y Sĩ trong những ngày đó, tại một số
đơn vị.
1.Tổng Y Viện Duy Tân Đà Nẵng
Trong những ngày cuối tháng 3-1975, Đà Nẵng trong một tình trạng kinh hoàng. Đã có thể
hơn cả 100.000 người chạy từ Quảng Trị và Huế vào. Người ở Đà Nẵng cũng đang cuống cuồng
chạy đi. Bằng bất cứ phương tiện nào. Dân dùng những phương tiện dân sự như tầu buôn,
thuyền. Lính dùng phương tiện của quân đội như máy bay, tầu chiến, xuồng máy v.v.. Rồi tới mức,
lính và dân không còn phân biệt nữa. Dân cố leo lên tầu lính, và ngược lại, lính xuống cả thuyền
đánh cá, ghe nhỏ của dân. Các đơn vị tan rã vì không còn bom đạn để xử dụng.
Ngay cả vị Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn cũng không còn một toán quân nhỏ trong tay. Trong
lúc mọi người chỉ còn lo chạy, không ai có thì giờ lo cho người khác, thì Y Sĩ Trung Úy Bạch Thế
Thức, lại chỉ đứng trong phòng mổ, chuyên tâm giải phẫu chữa trị cho những người bị thương,
bất kể là lính hay là dân.
Một người bạn cùng lớp là Bác Sĩ Ngọc, thấy tình trạng cấp bách, rủ Bác Sĩ Thức bỏ hết đi,
để cùng chạy. Bác Sĩ Thức từ chối, khiến Bác Sĩ Ngọc phải phát khóc, vì nghĩ khi vào tới Sài Gòn sẽ
không biết nói sao với vợ của Bác Sĩ Thức là Bác Sĩ Thúy San đang có đứa con đầu lòng được bốn
tháng.
Bác sĩ Thức kể lại:
-Tôi làm việc thâu đêm. Vừa xong một ca mổ trở xuống phòng cấp cứu đã ba giờ sáng, gặp
một bệnh nhân bị thương ở bụng đã hai ngày và rõ ràng đã bị viêm phúc mạc (péritonite), tôi đưa
bệnh nhân lên phòng mổ và quyết định mổ ngay. Nhóm y tá làm việc với tôi đêm đó than phiền:
"Bác sĩ bắt chúng em làm việc nhiều quá, ai cũng mỏi mệt kiệt lực hết, ngày trước các Bác Sĩ Phạm
Hà Thanh, Nguyễn Quang Huấn... họ có phải làm việc nhiều như thế này đâu?". Tôi cảm thấy bị xúc
phạm khi họ đem tên tuổi của các đại huynh trưởng ra hù họa tôi, nhất là thời các vị đó làm việc ở
đây, chiến tranh đâu đã khốc liệt như bây giờ. Tôi trả lời với họ rằng chính tôi, tôi cũng đã mệt mỏi
vì tôi đã làm việc không nghỉ từ sáng hôm qua. Nhưng đây là việc cần phải làm, chúng tôi phải làm
ngay và tôi hỏi lại họ nếu đây là thân nhân của họ, họ có muốn đi ngủ, bỏ bệnh nhân lại cho phiên
trực ngày mai không? Và chúng tôi đã mổ bệnh nhân đó với vết thương bụng lủng ruột làm viêm
phúc mạc. Ca mổ chấm dứt lúc 6 giờ sáng, tôi có một giờ để chợp mắt trong phòng trực.
Bảy giờ rưỡi sáng, một đợt thương binh 5-7 người được đưa đến phòng cấp cứu. Nhóm
bệnh nhân này không có gì trầm trọng, chỉ những vết thương ở phần mềm tứ chi, chúng tôi rửa ráy
thay băng và cho thuốc ổn định thì nhóm bác sĩ trực ngày hôm sau, (ngày 28 tháng 3) vừa đến.
Gặp Y Sĩ Đại Úy Nguyễn Ngọc Khôi, tôi bàn giao phiên trực, anh Khôi nói: "Toa khỏi bàn giao bệnh
nhân cho moa, ra mà bàn giao với VC ngoài hàng rào kia kìa".
(Trích: Những ngày cuối cùng ở Tổng Y Viện Duy Tân Đà Nẵng. Bạch Thế Thức)
_________________________________________________________________________________________
ĐẶC SAN SÓNG THẦN 2024 _TRANG 118