Page 121 - DAC SAN SONG THAN 2024
P. 121
TỔNG HỘI THỦY QUÂN LỤC CHIẾN VIỆT NAM
2.Bệnh Viện Bài Lao Đà Nẵng
Y Sĩ Đại uý Nhẩy Dù Tôn Thất Sơn đang làm Chỉ Huy Phó bệnh viện Bài Lao Đà Nẵng. Ông
vào ở ngay trong đơn vị, để phòng ngừa trường hợp dù đường xá có bị tắc nghẽn, thì vẫn có thể
lo cho bệnh nhân và đơn vị được.
Diễn biến sau đó, (Ông dùng chữ Hắn để chỉ chính mình):
-Cũng trên con đường bỏ của chạy lấy người, Hắn học được bài học thực tế về tình chiến
hữu của những vị chỉ huy trưởng trong tình thế lâm nguy, bỏ mặc cấp dưới, chạy một mình cho nó
khỏe thân. Trong cơn sốt của những ngày cuối cùng tại đơn vị ở Đà Nẵng, Hắn chứng tỏ rằng Hắn
luôn đứng bên cạnh sếp trong mọi tình huống bằng cách vào đơn vị cắm trại… Một buổi tối sau khi
bắt được liên lạc chạy làng với vị Chỉ huy trưởng Quân Vận của Quân Khu I ,Vị chỉ huy trưởng
quyền uy lẳng lặng tếch đi không lời từ giã.
(Trích: 80 năm, những chặng đường đi qua. _Tôn Thất Sơn)
3.Quảng Ngãi .
Y Sĩ Trung Tá Nguyễn Hoàng Hải đang giữ chức vụ Chỉ Huy Trưởng bệnh viện 1 Dã Chiến
Quảng Ngãi.
Ngày 23/3/1975, Trung Tá Lộc, Tham Mưu Trưởng Tiểu Khu Quảng Ngãi nói với Bác Sĩ Hải
rằng: “Bác Sĩ hãy đến ở bên cạnh tôi (Ông ta ngầm ý bảo rằng tôi sẽ cung cấp phương tiện, nếu
may mắn có được một trực thăng, hoặc nếu không có, thì cũng là dắt bác sĩ cùng chạy).
Đây là một đề nghị giúp đỡ rất quý báu trong hoàn cảnh đó. Nghĩ đến số thương bệnh binh
còn nằm trong bệnh viện và tất cả các Y Nha Dược Sĩ dưới quyền mình, Bác Sĩ Hải từ chối:
-Tôi còn thương binh, tôi phải về lại bệnh viện, tôi không thể nào bỏ anh em lại, mà âm
thầm chạy trước một mình.
Vì biết vào giờ phút đó vị tham mưu trưởng sẽ bận tối mặt, có thể quên thông báo cho
Bệnh Biện 1 Dã Chiến, nên Bác Sĩ Hải cử Bác Sĩ Cung, sang túc trực cạnh vị Tham Mưu Trưởng, để
biết khi nào Tiểu Khu chính thức rút lui, và rút lui hướng nào, ra hướng Cù lao Ré hay Chu Lai thì
báo lại ngay.
Tới 9 giờ đêm, khi nhận được điện thoại rất ngắn từ Bác Sĩ Cung, vỏn vẹn có hai chữ “Chu
Lai”, Bác Sĩ Hải đã lập tức hạ lệnh cho các Y Nha Dược Sĩ và thuộc cấp tùy nghi thoát hiểm, hướng
Chu Lai. Mặc dầu Bác Sĩ Hải chăm lo cho đơn vị và anh em như vậy, nhưng trong cuộc chạy hỗn
loạn, Bác Sĩ Nguyễn Nam (em ruột Giáo Sư Y Khoa Nguyễn Hữu), đã mất tích.
4-Sàigòn
A-Y Sĩ Thiếu Tá Nhẩy Dù Trần Đức Tuờng, là Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn Quân Y Nhẩy Dù.
Bác Sĩ Tường đã nói với các thương binh trong Bệnh Viện Đỗ Vinh rằng: “Tôi sẽ không bỏ anh em
mà chạy.”
Quả thật thế. Trong vài ngày chót trước khi thảm họa mất nước xẩy ra, Bệnh Viện Đỗ Vinh
tràn ngập thương binh. Bác Sĩ Tường đích thân chỉ huy việc di chuyển số lượng vượt mức này tới
những cơ sở điều trị khác như TổngY Viện Cộng Hòa và Quân Y Viện Trần Ngọc Minh. Và vào ngày
30-4-1975 trong lúc ông đang chuyển giao các thương binh Nhẩy Dù, Biệt Kích Dù, và cả vài
thương binh Việt Cộng nữa, cho Quân Y Viện Trần Ngọc Minh, thì quân Bắc Việt ập vào đây.
B-Bác Sĩ Nguyễn Ngọc Bích đang phục vụ Bệnh Viện 4 Dã Chiến Bình Dương.
Ngày 28-4-1975 khi Việt Cộng đụng với Sư Đoàn 5 Bộ Binh ở Lai khê, tình trạng trở nên bất
ổn. Bệnh Viện 4 Dã Chiến bắt đầu lo lắng không yên, nên đã chuyển một số thương binh mới được
_________________________________________________________________________________________
ĐẶC SAN SÓNG THẦN 2024 _TRANG 119