Trận tổng tấn công của Việt Cộng và phản công của TQLC trong Tết Mậu Thân và tháng 5 năm 1968

MX Hoàng Tích Thông

I. T́nh h́nh chiến trận trong năm 1967

Chiến trường Nam Việt Nam vẫn tiếp tục sôi động trong năm 1967 với những cuộc hành quân quy mô được diễn ra bởi Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa và Quân đội Hoa Kỳ và Đồng Minh. Đặc biệt tại 3 vùng Chiến thuật 2, 3 và 4 trong kế hoạch “lùng và diệt địch” của Tướng Westmoreland, Tư lệnh Quân đội Hoa Kỳ tại miền Nam Việt Nam. Trước sự tham chiến của Mỹ và Đồng Minh (Úc, Đại Hàn, Thái Lan, Phi Luật Tân), Việt cộng tức Mặt trận Giải phóng miền Nam lúc đầu đă tỏ ra lo ngại và né tránh đụng độ. Nhưng sau đó chúng dùng đường ṃn Hồ Chí Minh đưa quân Cộng sản Bắc Việt vào trợ lực cho Lực lượng địa phương ở miền Nam khỏi bị tiêu diệt. Trước kia Cộng sản Bắc Việt c̣n e dè trước dư luận quốc tế về sự tiếp tay của chúng cho cái gọi là Mặt trận Giải phóng miền Nam, nhưng sau khi Mỹ đổ quân vào th́ Cộng sản Bắc Việt gần như công khai tham dự vào chiến trường miền Nam với khẩu hiệu “Đánh Mỹ cứu nước” làm b́nh phong che đậy cho âm mưu xâm lăng Nam Việt Nam, vi phạm trầm trọng Hiệp định Geneve đă được kư kết vào năm 1954.

Do đó chiến trận ngày càng tăng cường độ. Đă có những trận đánh lớn giữa quân đội Hoa Kỳ và Cộng sản Bắc Việt, kết quả thắng lợi vẫn nghiêng về phía Hoa Kỳ, v́ chúng không thể chịu nổi hỏa lực hùng hậu của Bộ binh và Không quân Hoa Kỳ. Cộng sản chuyển mục tiêu qua lối đánh tiêu hao dần, làm sao gây thiệt hại cho quân đội Hoa Kỳ càng nhiều càng tốt với những cuộc đột kích, phục kích, pháo kích và đặc công. V́ vậy quân đội Hoa Kỳ ngày càng tổn thất về vật chất cũng như nhân mạng, mà không sao tiêu diệt hẵn được chủ lực địch. Không quân chiến thuật, Không quân chiến lược B.52 ngày đêm dội bom xuống đường ṃn Hồ Chí Minh, nhưng địch vẫn cứ liều mạng, liên tục đưa quân vào miền Nam. Tin tức t́nh báo cũng như của tù binh và hồi chánh cho biết gần như 5O% lực lượng xâm nhập đă chết trước khi vượt qua biên giới Lào Việt để vào miền Nam.

Về phía Hoa Kỳ, sự thiệt hại về người và của ngày càng tăng, quân số tham chiến cũng tăng theo. Có lúc đă lên tới nửa triệu người mà chiến trận vẫn không kết thúc được. Dư luận Hoa Kỳ đă bắt đầu tỏ ra chán nản và không c̣n ủng hộ nữa. Để đạt tới thỏa hiệp với Cộng sản Việt Nam, Hoa Kỳ đă ngày đêm liên tiếp đánh phá miền Bắc Việt Nam bằng không quân. Lúc lên thang, lúc xuống thang tùy theo phản ứng của Cộng sản Bắc Việt. Các cuộc không tập này cũng đă gây tổn thất nặng nề cho Bắc Việt. Đổi lại không quân Hoa Kỳ cũng bị thiệt hại không ít, nhiều máy bay, kể cả B.52 đă bị hỏa tiễn pḥng không (Liên Sô trợ giúp) bắn rớt. Phi công bị cầm tù mà Cộng sản Bắc Việt vẫn không chịu vào bàn hội nghị.

Trong thời gian chiến trường sôi động và mở rộng, Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa nói chung và binh chủng Thủy Quân Lục Chiến nói riêng đă sát cánh với Quân đội Hoa Kỳ và Đồng Minh, tham dự nhiều cuộc hành quân do ta mở ra cũng như Hoa Kỳ tổ chức. Riêng Chiến Đoàn A Thủy Quân Lục Chiến cũng đă tham dự cuộc hành quân mang danh “Junction City” của Sư đoàn 25 Hoa Kỳ chỉ huy bởi Thiếu tướng Weyand (Tư lệnh Quân đội Hoa Kỳ sau cùng tại Việt Nam). Cuộc hành quân này được coi như lớn nhất trong năm 1967, quân số tham chiến lên tới 1O ngàn người. Khai diễn gần biên giới Việt Miên trong tỉnh Tây Ninh. Kết quả thâu lượm không bao nhiêu so với quy mô trận đánh v́ quân Cộng sản rút chạy qua Miên. Sau cuộc hành quân, Tướng Weyand có tặng Chiến đoàn một khẩu súng trường mới xử dụng mang tên AR.15, sau biến cải thành M.16 được Hoa Kỳ trang bị cho Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa, thay thế cho loại súng Garant M1, vừa nặng vừa bắn chậm và nạp ít đạn. Trong khi đó Cộng sản đă được trang bị AK trội hơn hẳn M1 của ta.

II. Hoạt động của Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam

1. Tết Mậu Thân


Cuối năm 1967, Chiến đoàn A Thủy Quân Lục Chiến tăng phái cho Sư đoàn 22 Bộ binh của tướng Hiếu đóng tại núi Bà Di (Qui Nhơn). Sau đó th́ toàn bộ Chiến đoàn được điều động về phía Nam quận lỵ Bồng Sơn, với sự yểm trợ về phương tiện trực thăng của Lữ đoàn Không kỵ Hoa Kỳ đóng ở đèo Nhông, cách Bộ chỉ huy Chiến đoàn A khoảng 5 cây số. Khu vực hoạt động của Chiến đoàn A, chủ đích là về hướng Đông (hướng ra biển) và hướng Tây giáp ranh với quận lỵ Hoài Ân. T́nh h́nh lúc đó tương đối nhẹ, chỉ có những hoạt động của các đơn vị địa phương và du kích, nên Chiến đoàn A cũng được thảnh thơi đôi chút, và chuẩn bị ăn Tết âm lịch (Mậu Thân) vào tháng 2/68. Đối với các đơn vị tác chiến của Thủy Quân Lục Chiến th́ có thể nói là ít khi được hưởng Tết với gia đ́nh. Và mỗi năm là mỗi địa điểm khác nhau, từ vùng 1 cho đến vùng 4 chiến thuật.

Theo như thông lệ hàng năm, dù chiến trường có sôi động đến đâu, hai bên Việt Nam Cộng Ḥa và Mặt trận Giải phóng miền Nam cũng thỏa thuận ngưng chiến 3 ngày để toàn dân ăn Tết. Tuy nhiên với các đơn vị ở ngoài trận địa th́ chỉ ngừng hoạt động, vẫn đóng quân tại chỗ và sẵn sàng ứng chiến nếu Cộng sản vi phạm.

Và Cộng sản đă vi phạm thật. Đúng sáng mùng một Tết, khi trời vừa sáng rơ, tôi thấy quang cảnh trong vùng thật vắng lặng, khác hẵn với ngày thường. Các trực thăng của Lữ đoàn Không kỵ gần đó không thấy hoạt động, cố vấn Hoa Kỳ bên cạnh Chiến đoàn cũng không biết ǵ hơn. Vừa lúc đó th́ Chiến đoàn A nhận được lệnh của Sư đoàn 22 cấp tốc di chuyển về Quy Nhơn v́ Cộng quân đă đột nhập vào thành phố, đánh chiếm đài phát thanh và khu lân cận. Khi Chiến đoàn về tới gần Bộ tư lệnh Sư đoàn th́ được lệnh ngừng lại v́ Sư đoàn đă được một đơn vị Đại hàn (Sư đoàn Mănh Hổ hoạt động tại vùng Phù Cát) tới can thiệp và giải tỏa một cách nhanh chóng. Tiêu diệt và bắt làm tù binh gần như trọn vẹn số Cộng quân chiếm giữ ở đó.

Chiến đoàn đóng quân tại chỗ để đợi lệnh. Vào buổi trưa cùng ngày th́ được lệnh di chuyển về sân bay Qui Nhơn để sẵn sàng không vận theo lệnh của Bộ Tư lệnh Thủy Quân Lục Chiến và Bộ Tổng tham mưu. Trước hết Chiến đoàn phải gửi một Tiểu đoàn lên Đà Lạt, c̣n Bộ tham mưu và Tiểu đoàn c̣n lại nằm tại sân bay đợi lệnh tiếp. Tiểu đoàn 6 Thủy Quân Lục Chiến được máy bay C.13O chở đi Đà Lạt, nghe tin th́ Cộng quân đă chiếm một vài khu vực trong thị xă. Khi máy bay tới nơi th́ bị pḥng không ngăn trở nên không đáp được phải bay về Tuy Ḥa. Tại đây Tiểu đoàn 6 lại được lệnh quay về Sài G̣n và đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất. T́nh h́nh trong thành phố lúc đó đă tạm an ninh, sau khi được Chiến đoàn B Thủy Quân Lục Chiến của Trung tá Soạn đang hoạt động ở Mỹ Tho về giải tỏa khu vực kế cận Bộ Tổng tham mưu và khu vực Hàng Xanh, ngă ba Cây Thị thuộc tỉnh Gia Định. Bộ tư lệnh Thủy Quân Lục Chiến điều động Tiểu đoàn 6 lên giải tỏa quận Thủ Đức và khu vực Trung tâm Huấn luyện Thủy Quân Lục Chiến ở gần quận Dĩ An.

Một ngày sau, Bộ chỉ huy Chiến đoàn và Tiểu đoàn c̣n lại được không vận về Sài G̣n. T́nh h́nh an ninh trong thành phố và các quận lỵ chung quanh đă được bảo đảm. Cộng quân hầu như bị quét sạch, một số chạy thoát ra bưng.

Hai ngày sau khi về lại Sài G̣n, Chiến đoàn A được lệnh tăng phái cho Quân đoàn 1, Sư đoàn 1 Bộ binh, đóng tại đồn Mang Cá trong thành nội Huế. Với sự yểm trợ không vận của Không quân Hoa Kỳ, toàn bộ Chiến đoàn A Thủy Quân Lục Chiến đă được không tải bằng C.13O ra sân bay Phú Bài (Huế). Chiến đoàn A khi đó gồm có 3 Tiểu đoàn tác chiến, một pháo đội 1O5 ly (sẽ được tăng cường hỏa lực của pháo binh Sư đoàn 1 Bộ binh) và các thành phần yểm trợ như Truyền tin, Công binh, Tiếp vận. Quân số tham dự khoảng gần 3OOO người. Các Tiểu đoàn gồm có: Tiểu đoàn 1 của Thiếu tá Phan Văn Thắng, Tiểu đoàn 4 Thiếu tá Vượng, và Tiểu đoàn 5 Thiếu tá Phạm Nhă.

ở Phú Bài, Chiến đoàn A tạm thời đóng quân ở gần khu vực Trung tâm Huấn luyện Đống Đa. Trong khi chờ đợi Chiến đoàn chỉ thị cho các Tiểu đoàn thực tập tác xạ (tại sân bắn của trung tâm) hai loại súng mới được cấp phát là súng cá nhân M.16 và đại liên M.6O . Tôi có cảm nghĩ như mài gươm trước khi ra trận. Khí hậu và thời tiết tại Huế lúc đó khá lạnh và thường có mưa phùn, bầu trời luôn u ám. Tại đây tôi được các sĩ quan của trung tâm cho biết là t́nh h́nh tại thành phố Huế không sáng sủa lắm. Cộng quân vẫn chiếm giữ từ ṭa Đại biểu chính phủ tới Phú Cam, c̣n bên kia sông Hương cũng như thành nội Huế vẫn nằm trong tay Cộng sản. Chỉ c̣n lại đồn Mang Cá ra tới Hồ Tịnh Tâm ở phía Nam và sân bay thành nội ở phía Tây là thuộc các đơn vị của Sư đoàn 1 Bộ binh và một Tiểu đoàn Dù trấn giữ. Tôi cũng đă tiếp xúc với đồng bào từ Phú Cam chạy lánh nạn. Họ cho biết bọn Cộng sản khi vào chiếm thành phố đă thủ tiêu rất nhiều người mà chúng nghi ngờ là làm việc cho “ngụy quyền”. Có một số thanh niên t́nh nguyện tháp tùng theo để cùng đánh Cộng sản. Tất cả đều vui mừng và phấn khởi khi thấy Thủy Quân Lục Chiến ra tiếp tay, chứ không c̣n thái độ bất hợp tác như ngày chúng tôi ra Huế để dẹp phong trào chống đối của Phật giáo miền Trung.

Trước t́nh h́nh đó, tôi thấy nhiệm vụ giao phó trong tương lai không phải là dễ dàng. V́ địa thế khu vực thành nội và ngoại thành rất khó tấn công. Địch sẽ lợi dụng các đường thành để cố thủ. Thời tiết lại rất xấu, không thuận lợi cho không quân hoạt động. Bắn phá cũng phải hạn chế v́ là một di tích văn hóa lâu đời của Việt Nam. Dù vậy, với bất cứ giá nào cũng phải cố gắng làm tṛn nhiệm vụ giao phó.

Hai ngày sau tôi được trực thăng Chinook của Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ chở vào đồn Mang Cá để gặp Chuẩn tướng Trưởng, Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh. Chiếc Chinook đă phải bay ṿng ra biển rồi mới hướng vào Bao Vinh để đáp xuống băi trực thăng ở góc Bắc thành Mang Cá dưới làn đạn pḥng không của địch, không mạnh lắm nên máy bay không hề hấn ǵ. Vừa xuống trực thăng tôi thấy một chiếc khác đang nằm ụ v́ trúng pḥng không địch. Gần đó là một số binh sĩ Dù bị thương đang chờ sẵn để tải ra Phú Bài, thấy tôi tới họ có veœ mừng. Sau đó chiếc Chinook đă chở họ ra khỏi thành để ra sân bay về Sài G̣n. Một chiếc xe Jeep chờ sẵn để chở tôi đến Bộ tư lệnh Sư đoàn. Vừa bước vào căn nhà lầu 2 tầng được xây từ thời Pháp thuộc, tôi gặp ngay Đại tá Phạm Văn Phú, Tư lệnh phó Sư đoàn 1. V́ chỗ quen biết đă lâu nên ông vui mừng ôm lấy tôi và nói:

- Có cậu ra đây, tớ yên trí.

Chưa nói hết chuyện th́ có vài trái hỏa tiễn 122 ly của địch nổ ầm ầm ngoài sân, cách xa độ 1OO thước. Phải chăng đó là loạt đạn đầu tiên chào mừng mà cũng là dằn mặt Thủy Quân Lục Chiến ? Tôi lên lầu tŕnh diện Tướng Trưởng, thấy tôi ông cũng mừng nhưng không lộ ra mặt (tính ông trầm lặng, ít nói, không phải là không có t́nh cảm, khô khan như nh́n bên ngoài). Ông và tôi không lạ ǵ nhau, v́ hai binh chủng Nhảy Dù và Thủy Quân Lục Chiến thường luôn gặp nhau, khi họ lên máy bay th́ Thủy Quân Lục Chiến xuống. Hơn nữa khi ông làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù th́ tôi chỉ huy Tiểu đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến, hai người thường gặp nhau để bàn giao nhiệm vụ. Ngoài ra chúng tôi c̣n là đồng khóa (khóa 4 Thủ Đức).

Sau khi hỏi han t́nh h́nh đơn vị, ông cho biết qua t́nh h́nh địch và giao nhiệm vụ cho Chiến đoàn A giải tỏa khu vực Tây Nam nội thành từ Tây Lộc tới cửa chính địên, nơi có trụ cờ. Sau đó tôi tạt qua Bộ Tham mưu Sư đoàn lấy thêm một số tin tức cần thiết rồi dùng trực thăng bay về Phú Bài. Về tới trung tâm Đống Đa, tôi cho các Tiểu đoàn trưởng biết qua về t́nh h́nh và chuẩn bị để ngày hôm sau di chuyển tới gần ṭa Khâm cũ, xuống tàu đổ bộ để vào bến Bao Vinh ở phía Đông Bắc của đồn Mang Cá.

Ngày hôm sau, Chiến đoàn được quân xa chở tới gần nơi xuống tàu. Địch từ bên kia sông Hương (chợ Đông Ba) không thấy phản ứng bằng pháo kích. Đoàn tàu chạy ra phía biển rồi tiến vào bến Bao Vinh (khu vực này ta vẫn kiểm soát). Từ đó Chiến đoàn tiến quân theo phía Bắc tường thành để vào cổng phía Tây Bắc của đồn Mang Cá (kế cận bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Như lệnh hành quân đă phổ biến, Chiến đoàn ra khỏi cổng chính (khi đó đơn vị Dù đă rút khỏi), Tiểu đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến rẽ phải tiến về hướng Tây Bắc thành nội, gần cửa Tây Lộc. Bộ chỉ huy Chiến đoàn và 2 Tiểu đoàn 1 và 3 di chuyển qua hồ Tịnh Tâm để rẽ phải hướng tới trại Quân cụ nằm ở phía Tây Nam sân bay thành nội. Khi tiến quân tới cửa Nam cấm thành (nơi vua ở), tôi đă có ư định xử dụng pháo binh bắn sập cửa thành (bị đóng kín) để cho một đơn vị tiến vào. Nhưng sau thấy khu vực đó rất khó tiến quân v́ có nhiều tường cao, xây ngăn cách ra từng ô rất thuận lợi cho địch cố thủ nên bỏ qua. Chúng tôi tiến tới trại Quân cụ không gặp phản ứng địch, Bộ chỉ huy Chiến đoàn đóng tại trại Quân cụ. Tiểu đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến (-) đánh dọc theo bờ tường cấm thành để tiến tới mục tiêu (cửa chính diện), Tiểu đoàn 5 Thủy Quân Lục Chiến tiến đánh theo tường thành nội để chiếm mục tiêu (cửa nhà Đồ và góc thành phía Nam) nh́n ra ngă ba Kim Long đi An Lỗ và Văn Thánh.

Khí hậu, thời tiết vẫn xấu, u ám, lạnh giá, đôi lúc có mưa phùn khiến cuộc hành quân thêm khó khăn. Khi các đơn vị tiến gần bờ thành th́ địch bắt đầu nổ súng. Đồng thời bài hỏa tiễn 122 ly của địch đặt tại Phú Cam bắn vào khu vực Bộ chỉ huy Chiến đoàn. Ta phản pháo nhưng hạn chế v́ sợ làm hư hại đến tài sản của dân. Các đơn vị tiến rất chậm, v́ có nhiều nơi rất trống trải, chúng tôi phải băng qua hàng rào, vườn tược nhà dân chúng. Địch ẩn nấp trong các hầm đào sâu vào chân tường cũng như trên tường thành. Súng cá nhân không gây hề hấn ǵ cho chúng nên chỉ xữ dụng lựu đạn, súng phóng lựu M.72 hoặc không giật 57 ly. Pháo binh cũng không kết quả nên ít xử dụng. Đụng độ một thời gian ngắn th́ Tiểu đoàn 5 Thủy Quân Lục Chiến đă bám được lên tường thành. Kết quả trong những giờ đầu, ta đă tịch thu được một số vũ khí, súng cối và đại liên. Trận chiến kéo dài ngày này sang ngày khác, các đơn vị của Chiến đoàn tiến khá chậm v́ phản ứng địch rất mạnh. Tiểu đoàn 5 có lúc bị đánh sụt xuống tường thành, rồi sau đó t́m cách lên lại. Pháo 122 ly của địch ở Phú Cam lâu lâu lại bắn tới theo lời yêu cầu của địch bố trí trong thành nội. Sự liên lạc vô tuyến của địch với bên ngoài bị Bộ chỉ huy Chiến đoàn theo dơi nên biết rất rơ. Mỗi lần chúng chuẩn bị xử dụng pháo yểm trợ là Chiến đoàn báo ngay cho các đơn vị đề pḥng. Để làm tê liệt các ổ súng nặng của địch bố trí ở chân thành, Thủy Quân Lục Chiến Hoa kỳ cũng đă đến tăng cường trong khu vực cửa Thượng Tứ và Đông Ba. Họ đă gửi một chiếc xe “ONTOS” trang bị 6 ṇng 75 ly để yểm trợ cho Chiến đoàn A Thủy Quân Lục Chiến bắn phá các ổ súng kiên cố. Kết quả tương đối chính xác, phần nào hạn chế bớt hỏa lực địch. Việc xử dụng trực thăng vơ trang can thiệp không thực hiện được v́ thời tiết quá xấu và hỏa lực pḥng không địch cản trở. Như trên đă đề cập, vấn đề xử dụng pháo binh yểm trợ không hữu hiệu v́ địch ẩn núp trong các hầm hố vững chải, chỉ tổn hại nhà dân vô ích. Đôi khi cố vấn Mỹ có đề nghị xử dụng pháo binh của Hoa Kỳ ở An Lỗ bắn yểm trợ, nhưng được đôi lần rồi phải ngưng v́ thiếu chính xác, và tầm bắn quá xa có lúc gây thiệt hại cho binh sĩ ta.

Trong khi đó tại cửa Tây Lộc, có Trung đoàn 3 Bộ binh của Trung tá Phan Bá Ḥa, và Tiểu đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến ở phía Tây Bắc cũng ở trong t́nh trạng tương tự. Trận đánh cứ dằng co giữa hai bên, thương binh ngày càng tăng, chứa đầy bệnh viện Mang Cá. Binh sĩ tử thương cũng không di tản được, phải bọc poncho đem chôn cất ở nghĩa địa ngoài thành.

Tại cửa Thượng Tứ và Đông Ba, Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ với hỏa lực hùng hậu đă làm cho các cổng thành sụp đổ một phần rồi dần dần đẩy lùi chúng về hướng cửa chính điện. Có thể địch đă được lệnh rút về hướng Tây để tránh bị cô lập nếu cửa Nhà Đồ bị đánh chiếm. Bên cạnh Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ có Đại đội Hắc Báo của Sư đoàn 1 Bộ binh cùng sát cánh đánh về hướng trụ cờ.

Được hơn một tuần lễ th́ một hôm địch ở cửa Tây Lộc phản công mănh liệt và đẩy lui đơn vị Trung đoàn 3 Bộ binh về gần sân bay thành nội. Nhưng sau đó, đơn vị này đă hợp lực với đơn vị trừ bị của Tiểu đoàn 5 Thủy Quân Lục Chiến phản công lại và dồn chúng về vị trí cũ. Sau đó th́ áp lực của Tiểu đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến và Trung đoàn 3 Bộ binh ngày càng mạnh, khiến chúng phải dần dần thoát ra khỏi thành để lui về Kim Long. Dưới sự yểm trợ hỏa lực mạnh mẽ của mọi loại vũ khí, kể cả súng không giật hạng nặng của Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ tăng cường, hai Tiểu đoàn 1 và 5 Thủy Quân Lục Chiến ngày càng siết chặt ṿng vây, tiến trên mặt thành từ hố này qua hố khác, len lỏi qua nhà cửa vườn tược để nhắm vào vị trí cuối cùng của địch là cửa Nhà Đồ. Nếu chiếm được mặt trận này th́ sẽ khóa chặt lối thoát của lực lượng địch c̣n lại ở phía Đông. Trong cấm thành cũng bị Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đánh tới , cuối cùng địch đă dồn về khu vực cửa Nhà Đồ để tránh bị tiêu diệt toàn bộ. Do đó trong đêm cuối cùng, lúc gần sáng, địch đă xử dụng hỏa lực rất mạnh như có ư định phản công để đánh lừa quân ta . Hiểu rơ ư đồ đó, tôi ra lệnh các đơn vị tấn công khi trời vừa rạng sáng. Kết cục là địch đă thoát ra được ngoài thành một phần lớn theo cửa Nhà Đồ. Số c̣n lại cản hậu bị quân ta bắn hạ và bắt làm tù binh, nhiều vũ khí nặng và cá nhân bị tịch thu.

Khi Tiểu đoàn 5 Thủy Quân Lục Chiến tràn lên cửa Nhà Đồ th́ thấy nhiều xác Cộng quân nằm chết, có tên tay c̣n ôm lấy khẩu đại liên đầy đạn chưa bắn hết. Trong khi đó th́ Đại đội Hắc Báo của Sư đoàn 1 Bộ binh cùng với Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ vẫn đánh.

Cuối cùng lá cờ Việt Nam Cộng Ḥa đă được kéo lên thay thế lá cờ đỏ máu của Cộng sản đă treo trên một tháng trời. Trận đánh giải tỏa thành nội Huế coi như chấm dứt. Địch quân ước lượng một Trung đoàn trong khu vực hành quân đă tẩu thoát về hướng Văn Thánh. Số tử thương mà chúng để lại trận địa khoảng 1OO tên, bị cầm tù 15 tên. Tổng kết lại, riêng Chiến đoàn A Thủy Quân Lục Chiến sau gần nửa tháng chiến đấu, số thiệt hại về nhân mạng trên 1OO binh sĩ bị thương và tử thương.

Sau đó, Bộ chỉ huy Chiến đoàn A Thủy Quân Lục Chiến di chuyển về trú đóng tại trường học trong khu Quốc Tử Giám. Tại đây Chiến đoàn đă được Đại tướng Cao Văn Viên ra thăm với sự tháp tùng của Trung tướng Lăm, Chuẩn tướng Trưởng. Nhân dịp này tôi đưa ra vấn đề thăng cấp tại mặt trận để thượng cấp giải quyết. Sở dĩ phải đưa ra là v́ lâu nay sự việc quân sĩ được đề nghị thăng cấp đă không được thi hành một cách nhanh chóng. Có khi phải mất đến 5, 6 tháng quyết nghị mới về tới đơn vị, và đă có người đă tử trận ở các trận chiến kế tiếp ! Thủ tục hành chánh này cần phải được sửa đổi, có như vậy mới làm tăng tinh thần chiến đấu của các cấp. Đại tướng Viên ghi nhận đề nghị của tôi.

Xét cho cùng th́ gần như hầu hết các Bộ Tham Mưu, pḥng sở tại hậu cứ làm việc rất quan liêu trong khi đất nước đang ở trong t́nh trạng chiến tranh. Vấn đề phe nhóm trong quân đội là điều không thể chối căi, đă có nhiều người được thăng cấp nhanh chóng, giữ các nhiệm vụ quan trọng, bất kể đến khả năng, tác phong và kinh nghiệm chiến đấu, chỉ v́ có họ hoặc cùng phe nhóm với cấp trên. Hiện tượng này dẫn đến sự bất măn và làm suy yếu phần nào quân đội.

Nghỉ ngơi được vài ngày th́ Chiến đoàn được lệnh di chuyển tới lục soát khu vực phía Bắc sân bay Phú Bài. Sau khi thành nội Huế được giải tỏa, địch đă phân tán mỏng rút về hướng Tây Phú Bài, vùng chúng tôi lục soát phần lớn là bọn địa phương nên không gặp sự kháng cự nào hết. Dân chúng đă trở về làm ăn b́nh thường, họ cũng đă khám phá được vài hố chôn tập thể những người bị Việt cộng giết. Đây chỉ là một trong nhiều địa điểm mà Việt cộng đă thực hiện khi chiếm đóng thành phố Huế. Chẳng hạn như gần trường học bên Đông Ba, Gia Hội, trên đường từ đền Văn Thánh vào AShau - ALưới...Tài sản của đồng bào trên đường Trần Hưng Đạo và Gia Long là bị thiệt hại nhiều hơn cả. Vài ngày sau Chiến đoàn lại di chuyển đến Văn Thánh để tảo thanh nhưng địch đă rút hết về vùng rừng núi khu vực Ashau-ALưới. Khoảng một tuần lễ sau th́ chúng tôi được lệnh trở về hậu cứ Sài G̣n.

2. Đợt Hai, tháng 5 năm 1968

Trong cuộc tấn công Tết Mậu Thân (đợt 1), mặc dù bị thiệt hại rất nặng về nhân mạng lẫn vũ khí, vào tháng 5/68 Việt cộng với sự trợ lực của Cộng sản Bắc Việt vẫn cố gắng tung ra cuộc tấn công thứ hai vào vài tỉnh, thành phố. Đặc biệt là Sài G̣n - Chợ Lớn. Mục tiêu của Cộng sản là dù thắng hay thua, thiệt hại nhiều hay ít chúng cũng không quan tâm, mà chỉ cố tạo một tiếng vang trong dư luận quốc tế là Cộng sản vẫn mạnh và đang làm chủ chiến trường. Trái ngược hẳn với nhận định của quân đội Hoa Kỳ là ta đang đạt thắng lợi, Cộng sản không c̣n đủ sức để phát động chiến tranh ở miền Nam nữa.

Trước ngày Cộng sản tung ra cuộc tấn công đợt 2, các cơ quan t́nh báo của ta đă không ghi nhận được một tin tức nào, như hồi Tết Mậu Thân, kể cả phía quân đội Hoa Kỳ. Phương cách tổ chức, làm việc kém hiệu năng, lại thêm yếu tố chủ quan khinh địch đă giúp chúng đột nhập vào thành phố Sài G̣n một cách dễ dàng. Đáng lẽ ta phải khám phá ra sớm để ngơ hầu beœ găy âm mưu của chúng từ lúc xuất phát. ở đây cần phải nên lên vấn đề trách nhiệm. Từ cuộc tấn công đợt 1 đến đợt 2, những người lo về an ninh, t́nh báo từ cấp cao đến cấp thấp, đă không làm tṛn nhiệm vụ giao phó. Lẽ ra phải có biện pháp trừng phạt để duy tŕ kyœ cương quân đội, nhưng kết cuộc vẫn “ḥa cả làng”, không một ai bị ra trước vành móng ngựa hay bị khiển trách “nội bộ”. Đôi khi lại c̣n được thăng thưởng thật vô lư. Cuối cùng chỉ người dân vô tội là hứng đủ và binh sĩ phải hy sinh xương máu !

Cuộc tấn công đợt 2 của địch được thực hiện bằng 2 mũi: Một xuất phát từ khu Tam giác sắt, tiến qua khu vực Lái Thiêu (tỉnh B́nh Dương) rồi vượt sông Sài G̣n (ở khu vực cầu B́nh Lợi) để đột nhập vào khu vực kế cận Tiểu khu Gia Định và Đồng Ông Cộ. Mũi thứ hai từ khu Rừng Thơm (quận Đức Huệ) để tiến vào Chợ Lớn. Lợi dụng đêm tối cùng sự sơ hở của các đơn vị pḥng ngự ngoại vi thành phố, một cánh quân Cộng sản đă tiến khá sâu vào khu Chợ Lớn. C̣n ở Gia Định, cánh kia đă gần tới ngă ba Cây Thị.

Sáng sớm ngày hôm sau th́ Chiến đoàn A Thủy Quân Lục Chiến được gửi tới để thanh toán địch. Trước đó Chiến đoàn A đang trong thời gian nghỉ dưỡng quân sau khi hành quân ở Cần Thơ (vùng 4) trở về. Bộ chỉ huy Chiến đoàn đặt tại ṭa nhà 2 tầng bỏ trống cạnh cây xăng ngă ba Cây Thị. Trực thăng có thể đáp xuống trên sân thượng của nhà này. Tiểu đoàn 1 đánh dọc theo đường phố xuống gần tới khu Sân vận động Gia Định mà địch đă chiếm giữ. Dân chúng hầu như đă chạy lánh nạn hết từ đêm qua. Tiểu đoàn 6 hoạt động tại Đồng Ông Cộ và khu cầu Băng Ky. Để tránh thiệt hại đến tài sản và sinh mạng của dân chúng c̣n kẹt lại trong vùng hành quân, các đơn vị đă phải dành giật từng căn phố với hoàn toàn vũ khí cơ hữu, không có sự yểm trợ của Pháo binh, Không quân hay Thiết giáp. Ngoài sự tham dự của Chiến đoàn A c̣n có đơn vị Biệt kích Dù hoạt động ở vùng kế cận. Cuộc hành quân này hoàn toàn khác biệt với những cuộc hành quân khác, có lẽ ít khi xảy ra trong chiến tranh Việt Nam. Nó đ̣i hỏi từ cấp chỉ huy đến binh sĩ, phải thông suốt chiến thuật tác chiến trong thành phố. Với các sĩ quan Thủy Quân Lục Chiến th́ đa số đă được theo học lớp căn bản Thủy Quân Lục Chiến ở Hoa Kỳ nên đă khắc phục được dễ dàng. Do đó chẳng mấy lúc đă đẩy dần Việt cộng ra ngoại vi thành phố mà không gặp khó khăn mấy. Trái lại địch vừa thiếu kinh nghiệm và không thuộc đường xá, và một đêm có mấy tên Việt cộng lù lù tiến thẳng tới Bộ chỉ huy Chiến đoàn A, c̣n đang lớ ngớ th́ chúng đă bị các binh sĩ bảo vệ bắn hạ tại chỗ. Các tên này không trang bị ǵ hết, ngoài khẩu AK và một giây đạn quấn quanh ḿnh, mặc quần xà lỏn, vai đeo chiếc ruột xe đạp. Có lẽ chúng bị lạc và đang đi t́m lối ra.

Tại Đồng Ông Cộ, địa thế trống trải và ít nhà hơn nên đôi khi xữ dụng được Không quân và trực thăng vơ trang để đánh vào các ổ kháng cự kiên cố nằm sâu trong ḷng đất. Dù vậy, mấy ngày sau Tiểu đoàn 6 Thủy Quân Lục Chiến cũng đă làm chủ được khu vực này khiến địch phải rút dần vào một xóm làng kế cận cầu Băng Ky. Biết rơ ư định muốn chạy thoát về cầu B́nh Lợi nên Chiến đoàn đă chỉ thị cho Tiểu đoàn 6 chận đường về của chúng và Tiểu đoàn 1 đánh ṿng qua khép chặt ṿng vây. Bộ Chỉ huy Chiến đoàn đă xử dụng loa phát thanh kêu gọi địch đang trú ẩn trong làng ra đầu hàng. Một hồi sau, chắc thấy không c̣n hy vọng ǵ thoát thân nên chúng đă bảo nhau ra tŕnh diện từng đợt với vũ khí. Có một chuyện vui là khi thấy một tên Việt cộng nhỏ tuổi chạy ra không có vũ khí, tôi kêu hắn hỏi vũ khí đâu th́ hắn thưa:“Dạ, để em vào trong kia lấy ra”. Nói xong hắn chạy đi và trong chốc lát mang ra cây AK đưa cho binh sĩ ta. Tôi thấy cũng đáng thương, phần lớn bọn chúng c̣n treœ vào bộ đội v́ nghĩa vụ quân sự và mới từ ngoài Bắc vào lớ ngớ như Mán trong rừng ra tỉnh, nên khi bị vây đánh không biết tiến thoái làm sao. Điều tra thêm th́ chúng nói cấp trên bảo dân miền Nam đă nổi dậy chiếm chính quyền rồi, chúng chỉ vào tiếp thu thôi. Sau khi Việt cộng đă ra tŕnh diện hết, tổng cộng khoảng 15O tên, có một số bị thương, tôi cho chuyển về Bộ chỉ huy Chiến đoàn để săn sóc . ở đây chúng được đối xử rất thân thiện, cho ăn uống, hút thuốc lá thoải mái. Trước khi chuyển giao cho Bộ Tư lệnh Biệt khu Thủ đô, tôi đă cho chúng ngồi trên quân xa chạy ṿng ṿng vài đường phố, dưới sự hướng dẫn và bảo vệ của Quân cảnh Thủy Quân Lục Chiến.

Trong khi đó th́ tại khu vực Chợ Lớn, lực lượng Biệt Động Quân và một Tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến cũng đă đẩy lui địch ra khỏi Phú Lâm và có một sự việc đáng tiếc đă xảy ra: Trực thăng vơ trang Hoa Kỳ tác xạ lầm vào một ṭa nhà có Bộ tham mưu của Biệt Khu Thủ Đô đang họp khiến vài sĩ quan cao cấp của ta bị tử thương . Hôm đó Chiến đoàn được phái đoàn của Tổng cục Chiến tranh Chính trị đến thăm, với sự hiện diện của Trung tướng Lê Nguyên Khang, (lúc đó vừa giữ chức Tư lệnh Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến, vừa Tư lệnh Biệt Khu Thủ Đô, Tổng trấn Sài G̣n - Gia Định và Tư lệnh vùng 3 chiến thuật), Trung tá Đào Bá Phước, Liên đoàn trưởng Biệt Động Quân cùng một số sĩ quan đơn vị bạn. Khi phái đoàn ra về, Tướng Khang hỏi tôi có muốn vào Chợ Lớn họp th́ đi theo, nhưng v́ bận nhiều việc nên tôi không đi. Sau đó th́ tai nạn xảy ra và Trung tá Phước bị tử thương.

Sự đầu hàng của Việt cộng ở cầu Băng Ky là giai đoạn chót của trận chiến tại Tiểu Khu Gia Định và vùng Chợ Lớn, đồng thời cũng là cuộc tổng tấn công đợt 2 của Cộng sản vào Thủ đô Sài G̣n. Hơn một tuần lễ giao tranh, sự thiệt hại của Chiến đoàn A Thủy Quân Lục Chiến được coi như là nhẹ. Sau trận tấn công đó, Cộng sản gần như không đủ sức để tiếp tục nữa, cuộc chiến dần dần bớt sôi động và quân ta hoàn toàn làm chủ chiến trường.

MX Hoàng Tích Thông

 


Hồi Kư

Tiến tŕnh thành lập và phát triển  BC TQLC
Chiến sử TQLC
Binh Chủng TQLC
Sơ lược về BC TQLC
Trung Tá Lê Quang Trọng - Chỉ Huy Trưởng TQLCVN đầu tiên
Đại Úy Bùi Phó Chí vị Tiểu Đoàn Trưởng TQLC đầu tiên
Trung Tá Lê Nhữ Hùng - người đă góp công nhiều cho sự hùng mạnh của Đoàn Quân Mũ Xanh
Tiến tŕnh thành lập Chiến Đoàn & Lữ Đoàn
Lữ Đoàn 258
Lữ Đoàn 369
Tiểu Đoàn 1 - Quái Điểu
Tiểu Đoàn 1 PB - Lôi Hỏa
Tiểu Đoàn 2 - Trâu Điên
Tiểu Đoàn 3 - Sói Biển
Tiểu Đoàn 4 - Ḱnh Ngư
Tiểu Đoàn 5 - Hắc Long
Tiểu Đoàn 6 - Thần Ưng
Tiểu Đoàn 7 - Hùm Xám
Tiểu Đoàn 8 - Ó Biển
Tiểu Đoàn 9 - Mănh Hổ
Tiểu Đoàn Tổng Hành Dinh
Tiểu Đoàn Truyền Tin
Pháo Binh TQLC
Viết cho những người pháo thủ Mũ Xanh
Một đoạn đường trong cuộc đời Y Sĩ TQLC


1963 - 1967

Mật khu Đỗ Xá
Chiến dịch Sống T́nh Thương
Hành quân Hội Đồng Sẩm
Tiểu Đoàn 2 - Trận An Qúi
Tiểu Đoàn 2 - Trận chiến Tam Quan
Tiểu Đoàn 3 - Trận Bàng Long, Cay Lậy
Tiểu Đoàn 4 - Trận B́nh Giả lúc khởi đầu
Tiểu Đoàn 4 - B́nh Giả ơi! C̣n nhớ măi
Tiểu Đoàn 5 - Trận Mộ Đức
Tiểu Đoàn 5 - Trận Mộ Đức & Cái chết của vị TĐT
Chiến Đoàn A - Trận Phụng Dư
Chiến Đoàn A - Trận Đức Cơ
Chiến Đoàn B và TĐ-5 Dù Truy Kích CQ ở Ba Gia
Chiến Đoàn B - Cuộc hành quân đổ bộ Deckhouse V Sóng Thần


1968 - Mậu Thân

Tiểu Đoàn 6 - Trận Mậu Thân
TQLC Trong Tết Mậu Thân
Chiến Đoàn A - Trận Mậu Thân
H́nh Ảnh T/T Nguyễn Văn Thiệu thăm TĐ2/TQLC


1969 - 1970

Cuộc hành quân qua Cambodia
Tiểu Đoàn 4 - Hành quân Cambodia
Tiểu Đoàn 7 - Những ngày đầu
Tiểu Đoàn 8 - Trận Cam-Bốt
Lữ Đoàn B  - Vượt biên qua Kampuchia


1971 - Hạ Lào

Hành quân Lam Sơn 719
Tiểu Đoàn 1 PB - Lôi Hỏa sang Lào
Tiểu Đoàn 2 - Hành quan Lam Sơn 719
Tiểu Đoàn 3 PB - Căn cứ hỏa lực Hồng Hà
Tiểu Đoàn 4 - Đêm Hạ Lào sao dài quá!
Tiểu Đoàn 9 - Trận chiến Ba Ḷng
Tiểu Đoàn 9 - Trận chiến Động Cù Mông
Khoá 22 và Lam Sơn 719 Hạ Lào


1972 - Mùa hè đỏ lửa

TQLC/VN và cuộc tấn công của csBV tại Vùng I
Tiểu Đoàn 3 - Tại Đông Hà
Tiểu Đoàn 3 PB - Tay đôi với tụi nó...
Tiểu Đoàn 4 - Mùa hè đỏ lửa
Tiểu Đoàn 5 - Những ngày đầu
Tiểu Đoàn 6 - Thần Ưng trong mùa hè đỏ lửa
Tiểu Đoàn 6 - Xé xác tăng địch
Tiểu Đoàn 7 - Ngày đầu cuộc chiến
Trận QT 72 của Lữ Đoàn 258 TQLC
Lữ Đoàn 258 - Chiến thắng Quảng Trị tháng 4, 1972
Công sản BV bị TQLC đánh bại tại Đông Hà
Hành lang máu
Tiểu Đoàn 9 - Trận chiến cầu Bến Đá
Tiểu Đoàn 9 - Rừng núi Barbara
Lữ Đoàn 369 - Trân sông Mỹ Chánh
Tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị ngày 19-6-1972
Tiểu Đoàn 1 - Thử lửa đầu tiên
Tiểu Đoàn 1 - Nhảy vào Triệu Phong
Tiểu Đoàn 1 - Đổ bộ trong ḷng địch
Tiểu Đoàn 1 PB - 20,000 đạn đại bác mỗi ngày
Tiểu Đoàn 2 - Cuộc chiến Cổ Thành Quảng Trị
Tiểu Đoàn 2 - Tiêu diệt chiến xa CSBV thuộc Tr/Đ Tăng-Thiết Giáp 202
Tiểu Đoàn 2 - Tái chiếm Dinh Tỉnh Trưởng & Toà Hành Chánh Quảng Trị
Tiểu Đoàn 3 & 6 - Tiến về Quảng Trị
Tiểu Đoàn 3 - Dựng cờ
Tiểu Đoàn 5 - Hắc Long dậy sóng
Tiểu Đoàn 5 - Đánh trên đầu địch
Người Pháo Thủ TQLC trong cuộc chiến 1972
Pháo Binh TQLC và trận Quảng Trị
Cờ bay trên Cổ Thành Quảng Trị


1973 - 1974

Tiểu Đoàn 2 - Cửa Việt, một chiến thắng vẻ vang và ngậm ngùi
Tiểu Đoàn 3 PB - Trước khi ngưng bắn
Tiểu Đoàn 4 - Hành quân Cửa Việt
Lữ Đoàn 258 - Chiến tích sau cùng


1975

Hương lộ 555 lẻ loi
Tiểu Đoàn 7 và Lữ Đoàn 147
Lữ Đoàn 147 - Di tản chiến thuật
Tiểu Đoàn 4 - Trận đánh cuối cùng
Tiểu Đoàn 9 - Trận đánh cuối cùng
Băi biển Non Nước: Một kết thúc tức tưởi, oan nghiệt
Vị TĐT cuối cùng của Tiều Đoàn 1 Quái Điểu


Y Sĩ TQLC: Những người không thích sống lâu