Hành quân HỘI ĐỒNG SẦM (24/11/1963)

MX TÔN THẤT SOẠN.

I. T́nh h́nh tổng quát:

Kể từ năm 1957, người Mỹ đă có kế hoạch huấn luyện cho Quân đội miền Nam một lực lượng đặc biệt ( LLĐB ) để chống lại những hoạt động du kích của CS. Họ được huấn luyện nhảy dù tại Sài G̣n, truyền tin tại Vũng Tàu và biệt kích tại Nha Trang, sau này chúng ta c̣n nghe nói đến trại huấn luyện LLĐB tại Động Ba Th́n, phía nam thành phố Nha Trang và những vị Chỉ huy trưởng đầu tiên như là Đại tá Lam Sơn ( Lê Đ́nh Thứ ), Đại tá Đoàn Văn Quảng,..

Từ 11/1961 cơ quan trung ương t́nh báo Mỹ ( CIA ), cũng tổ chức những toán dân sự chiến đấu (Civilian Irregular Defense Group) thường gọi tắt là CIDG. Mục đích là để lôi cuốn các dân tộc thiểu số đang sinh sống tại những buôn, bản, trên cao nguyên hay trong rừng rậm như Radé, Bana, Stien, Miên,..gia nhập vào hàng ngũ Quốc gia, để theo dơi và báo cáo các hoạt động của CS trong vùng .
Dần dần người Mỹ kết hợp lại những toán LLĐB Mỹ + LLĐB Việt + những đại đội CIDG thành những trại LLĐB dọc theo biên giới của miền Nam VN. Chúng ta đă nghe tên những trại với những trận đánh lớn được ghi trong Quân sử như : Đức Cơ, Pleime, Dakto, Benhet, Lang Vei, Khâm Đức, Đồng Xoài, Bố Đức, Hiệp Ḥa, Suối Đá, Thiện Ngôn, Bầu Gối, Trảng Sụp, v.v..

Trận đánh vào trại LLĐB Hiệp Ḥa là trận mở màn cho những trận tấn công vào các trại LLĐB sau này của Cộng quân.
Hiệp Ḥa là một vùng đất nằm phía tây của quận Đức Huệ thuộc tỉnh Hậu Nghĩa. Trại chiếm lĩnh một vị trí chiến lược án ngữ con đường xâm nhập của quân CS Bắc Việt từ các mật khu trên đất Kampuchia như Ba Thu, Mỏ Vẹt, Cánh thiên thần vào khu vực Củ Chi, thuộc quận Đức Ḥa , chỉ cách Thủ đô Sài G̣n khoảng 30 km theo đựng chim bay. Người ta có thể dùng Tỉnh lộ 7A để đi Tân Mỹ , Trảng Bàng và Tỉnh lộ 10 để đi Lộc Giang, Khiêm Cương . Phía bắc trại có đồn La Cua. Phía tây là nhà máy đường Hiệp Ḥa, nằm ở bờ bắc sông Vàm Cỏ đông , có một sân bay dă chiến dài 300m và rộng khoảng 10m. Quốc lộ số 1, nối liến Sài G̣n và Pnom Penh qua ngỏ G̣ Dầu hạ, ở phía bắc của kinh Thầy Cai.

Trại LLĐB Hiệp Ḥa được thành lập ngày 3/2/1963 . Diện tích trại khoảng 1 cây số vuông gồm hai ṿng đai pḥng thủ. Ṿng ngoài là hệ thống công sự chiến đấu bao bọc bởi nhiều lớp kẽm gai. Bên trong là hệ thống pḥng thủ bằng bê tông với mỗi cạnh khoảng 100m. Trại được yểm trợ bởi toán A21/ thuộc Liên đoàn 5 LLĐB Mỹ do Đ/U David Horne chỉ huy . Quân số của trại gồm có 12 sĩ quan và 195 binh sĩ và 47 khóa sinh DSCĐ. Phần lớn DSCĐ là ngựi Việt gốc Miên. Trong thời gian mới thành lập tổ chức của trại rất lỏng lẻo, nhiều thành phần sinh hoạt chung rất hổn tạp, thu nhận bừa băi, lại nữa chính sách Chiêu hồi của chính phủ VNCH bị VC lợi dụng, đưa người về đầu thú, sống lẫn lộn, để điều nghiên vị trí pḥng thủ, kho tàng, thói quen sinh hoạt, canh gác và chờ cơ hội làm nội tuyến.

Cuối tháng 10/1963, một số cán binh VC về đầu thú được phép ở ngay trong trại. Đây là dịp để chúng điều nghiên và tổ chức nội tuyến. Đại tá G.C. Morton, chỉ huy trưởng LLĐB của MACV, trong khi đi thanh tra các trại LLĐB, biết được việc này đă khiển trách Đ/U Horne và ra lịnh cho các hồi chánh viên phải ra tạm trú ở phía bên ngoài. Nhưng lịnh của ông không được thi hành.

II. Diễn tiến trận tấn công trại Hiệp Ḥa:

Đêm 22 rạng ngày 23/11/1963 , Đ/U Horne hướng dẫn một toán tuần tiểu gồm 7 LLĐB /Mỹ + 3LLĐB/VN + 36 DSCĐ ra khỏi trại. Tr/U J. Colby cùng với 4 LLĐB/Mỹ + 9 LLĐB/VN + 206 DSCĐ ở lại để pḥng giữ trại . Khoảng 1 giờ sáng , với sự nội tuyến của trung đội 5 DSCĐ có mặt tại trại . VC đột nhập thật bất ngờ. Lực lượng của VC được sử dụng trong trận đột kích này gồm 2 đại đội bộ binh + 1 trung đội đặc công + lực lượng địa phương thuộc huyện Đức Ḥa, dưới quyền chỉ huy của Huỳnh Công Thân, tỉnh đội trưởng Long An.

Chỉ một thời gian ngắn sau khi nổ súng, VC đă chiếm được vị trí pḥng thủ của Trại ở phía Bắc, chúng chiếm ổ súng đại liên và dùng súng này bắn hạ các binh sĩ trong trại. Tr/U Colby nh́n thấy không c̣n ai chiến đấu tại tuyến pḥng thủ này nữa, nên đă chạy vào hầm súng cối , nơi các sĩ quan LLĐB/VN và các binh sĩ Mỹ đang chiến đấu. Tr/sĩ Camacho, chuyên viên vũ khí nặng của trại, cũng chụp lấy khẩu carbin và chạy vào vị trí súng cối. Anh tiếp tay tác xạ súng cối để bắn ngăn chận các đợt tấn công của địch vào trung tâm trại. Camacho bắn không ngừng tay trong khoảng nửa tiếng đồng hồ. Trong lúc này , Tr/U Colby cố gắng điều động các thành phần c̣n lại, để tập trung pḥng thủ. Sau đó các binh sĩ gan dạ của LLĐB đă phản công và đă chiếm được ổ đại liên. Dưới ánh sáng lập ḷe của các lằn đạn, Tr/U Colby thấy một số DSCĐ chạy thoát ra khỏi trại. Áp lực của địch càng lúc càng gia tăng, Colby nhận thấy nếu tiếp tục chiến đấu, cũng chẳng mang lại kết quả khả quan nào, nhất là trong lúc ông cũng đang bị thương. Colby chuyền cho Camacho những quả lựu đạn để ngăn chận sự lấn chiếm của địch, đồng thời ra lịnh các thành phần c̣n lại rút ra khỏi trại. Anh cũng ra lịnh cho Camacho rút lui sau đó, nhưng Camacho có vẽ miễn cưỡng, v́ anh biết c̣n một vài binh sĩ Mỹ c̣n đang tiếp tục chiến đấu.

Khi ra khỏi trại, Camacho nghĩ đến đồng đội và anh đă tự quyết định quay trở vào trại, len lơi vào trong khu vực đang bị bao trùm bởi hỏa lực dữ dội hơn trước và những tiếng nổ của đạn súng cối trở nên chát chúa. Camacho bất ngờ chạm trán với một toán địch, anh ria một tràng carbin vào những bóng đen trước mặt, VC ồ ạt bắn trả. Camacho ném một quả lựu đạn về phía bọn chúng và phóng ḿnh xuống một vị trí đại liên để ẩn nấp. Nhưng bọn VC đă nh́n thấy chỗ ẩn của anh, cũng như của Tr/S George E. Smith, Claude Mc Clure và Tr/S K.M. Roraback. Tiếp theo là những ánh đèn pin chiếu rọi lên với những họng súng chỉa vào 4 LLĐB Mỹ. Họ đều bị tước vũ khí và bị bắt sống. VC đă chuyển các tù binh này về giam giữ tại chiến khu C thuộc tỉnh Tây Ninh. Riêng Tr/U Colby đă trốn trong khu ruộng mía cho đến ngày hôm sau mới được cứu thoát.

Một giờ sau khi tiếng súng khai hỏa đầu tiên, phản lực cơ Mỹ đă xuất hiện, thả trái sáng và bắt đầu trút bom napalm và tác xạ đại liên xuống ṿng rào trại và những nơi nghi ngờ có VC.
Địch cũng bị tổn thất đáng kể và bắt đầu rút lui về hướng tây, băng qua sông Vàm Cỏ đông.
Cùng lúc đột kích vào trại Hiệp ḥa, VC đă pháo kích vào Bộ chỉ huy Tiểu khu Hậu Nghĩa, cách trại chừng một cây số và đơn vị đang đồn trú tại nhà máy đường Hiệp Ḥa , đồn La Cua và nhiều nơi khác để ngăn chận viện binh.
Trại LLĐB Hiệp Ḥa được dẹp bỏ từ ngày 31/12/1963.
Bộ CH/ Tiểu khu Hậu Nghĩa được chuyển về Bàu Trai, tỉnh lỵ Khiêm Cương.

III. Phản ứng của ta:

Sáng ngày 23/11/1963 Chuẩn tướng Nguyễn Văn Thiệu , Tư lịnh Sư đoàn 5 kiêm Tư lịnh khu 32 Chiến thuật , cùng với Th/tá Phạm Quốc Thuần, Tham mưu trưởng SĐ và Th/tá Lộ Công Danh, trưởng pḥng 3 SĐ , từ Biên Ḥa đáp trực thăng xuống Hiệp Ḥa để gặp Th/tá Sầm Tấn Phước , Tiểu khu trưởng Hậu Nghĩa. Sau khi thuyết tŕnh trận tấn công trại LLĐB Hiệp Ḥa, báo cáo tổn thất về nhân mạng và vũ khí của ta và địch, Th/tá Phước đă đề nghị mở ngay một cuộc hành quân trực thăng vận tại mật khu Hội đồng Sầm, ở hữu ngạn sông Vàm Cỏ đông thuộc quận Đức Huệ với mục đích truy kích địch và giải cứu tù binh. Ư kiến này được Tướng Thiệu chấp thuận và cuộc hành quân được khai diễn vào ngày hôm sau với lực lượng chính là Tiểu đoàn 2/TQLC/VN.

IV. Hành quân truy kích của TĐ2/TQLC.

Đại tá Nguyễn Văn Thiệu vừa lên Tướng sau cuộc đảo chánh ngày 1/11/63 , đă lập tức điều động TĐ2/TQLC, hiện đang bảo vệ ṿng đai Sài g̣n – Gia định, lên đường nhận lịnh hành quân. Tiểu đoàn trưởng lúc bấy giờ là Th/tá Cổ Tấn Tinh Châu lên thay Th/tá Nguyễn Thành Yên . Toàn bộ Tiểu đoàn với quân số gần 600 quân sĩ được quân xa chở lên phi trường Biên Ḥa để từ đây được trực thăng vận vào mục tiêu nghi ngờ ở Hội đồng Sầm, thuộc quận Đức Huệ, giáp với biên giới Kampuchia. Địa thế vùng hành quân śnh lầy, lau sậy mọc hoang vu, sông rạch chằng chịt, dân chúng sống răi rác trên các giồng như các ốc đảo.

A. Diễn tiến hành quân:

Đúng 7 giờ ngày 24/11 từ băi bốc trực thăng ở ở phi trường Biên Ḥa, cánh A do Tiểu đoàn trưởng chỉ huy gồm Đại đội 1 của Tr/U Phạm Nhă + Đại đội 3 của Th/U Nguyễn Xuân Phúc , xử lư thường vụ Đại đội trưởng v́ Tr/U Nguyễn năng Bảo đang đi tu nghiệp ở Okinawa.
Từ phi đạo đến mục tiêu là Hội đồng Sầm khoảng 20 phút bay. Đoàn trực thăng gồm 8 chiếc H-21 Quả chuối bay ( Flying bananas) chở Đại đội 1 đầu tiên đổ xuống phía bắc Mục tiêu A, dưới sự hộ tống và yểm trợ hỏa lực của 8 chiếc trực thăng vơ trang UH-1B . Ngoài ra c̣n có một phi cơ quan sát O-1B “ Bird Dog” của Không quân Hoa Kỳ bao vùng.

Vừa rời khỏi trực thăng, Đại đội 1 đă bị những loạt đạn đại liên 50 của địch từ những rặng cây trên những bờ cao của xóm làng ở hướng đông bắc của mục tiêu bắn xối xă. Tuy nhiên dưới sự yểm trợ chính xác và đàn áp hữu hiệu của các trực thăng vơ trang UH-1B , mặc dầu băi đổ bộ là vùng ruộng lúa ngập nước, śnh lầy, cách Mục tiêu A khoảng 700m , nhưng các Cọp biển đă nhanh nhẹn dàn đội h́nh và sử dụng hỏa lực tối đa để xung phong tiến chiếm rặng cây ở b́a làng. Từ vị trí ở bờ cao vừa chiếm được, Đại đội 1 đă bố trí và tác xạ mănh liệt bằng mọi loại súng cơ hữu như garant M1, carbine, trung liên BAR, nhất là các loại đại liên 30 ly có chân ba càng, súng cối 60 ly và đại bác không giật 57 ly, súng phóng lựu,..vào những vị trí ẩn nấp của địch. Phi cơ quan sát và điều không tiền tuyến FAC O-1B và đoàn trực thăng vơ trang thường trực bao vùng đề canh chừng địch tháo chạy ở từ ở xóm làng Mục tiêu A.

V́ số lượng trực thăng giới hạn và chậm chạp nên sau hai giờ đồng hồ, TĐ2/TQLC mới hoàn tất cuộc đổ quân. Th/tá Tinh Châu ra lịnh cho các Đại đội tăng cường hỏa lực súng cối 60 và súng không giật 57 ly vào các vị trí súng cộng đồng của địch để các cánh quân tuần tự yểm trợ lẫn nhau, tiến chiếm các mục tiêu. Trong lúc này một oanh tạc cơ B-26 ( Twin Engine Farmgate ) vào vùng thay thế cho đoàn trực thăng vơ trang tạm rời vùng để tiếp tế nhiên liệu và đạn dược. Dưới sự hướng dẫn của phi cơ quan sát FAC, chiếc B26 đă dội nhiều quả bom 250 cân Anh vào toán địch khoảng 40 tên đang t́m đường trốn chạy từ hướng tây bắc của mật khu Hội đồng Sầm, cách Mục tiêu A khoảng 500m về hướng tây. Cuộc oanh kích vừa chấm dứt, Đại đội 3 dưới sự yểm trợ hỏa lực của Đại đội 1, đă tràn lên đánh chiếm vị trí bố pḥng của địch và bắn chết tại chỗ 8 VC, thu 3 khẩu đại liên 50 ly.

Hai cánh quân được đổ xuống Giồng A Rắc và Giồng Săn Mă, đều chạm địch. Điều này chứng tỏ ước đoán t́nh báo của ta đúng và ta đă đổ quân ngay trên đầu địch. Trước sức tấn công dũng mảnh của các Cọp Biển, như những con diều hâu từ trên cao lao xuống..địch bị rối loạn đội h́nh và chỉ lo t́m đường tẩu thoát.

Cánh B của Đ/U Nguyễn Văn Hay, ĐĐT/ĐĐ2 kiêm Tiểu đoàn phó đổ xuống Giồng Tràm và Đại đội 4 của Tr/U Ngô Văn Định đổ xuống Giồng Mật Cật , dàn rộng ra làm tuyến chận hàng ngang không cho địch t́m đường tẩu thoát về hướng biên giới Kampuchia. Từ xóm nhà tranh đầu Giồng Mật Cật, hai trung đội của Th/U Vũ Đoàn Doan và Th/U Nguyễn Đăng Biên thuộc Đại đội 4, báo cáo là ta đang bao vây và chia cắt địch, chúng bắt đầu bỏ chạy tán loạn, một toán đang rút ra hướng đầu rạch và dùng xuồng để tẩu thoát. Ta bắn chết nhiều tên, bắt sống 4 VC và tịch thu nhiều súng trong đó có một súng pḥng không 12ly 7. Ta có hai bị thương nhẹ. V́ địa thế śnh lầy và cây cối rậm rạp khó quan sát nên Tr/U Ngô Văn Định đă yêu cầu thẩm quyền cho C&C đến quan sát và chỉ điểm mục tiêu. Các cánh quân của ta tiếp tục truy kích và bao vây tiêu diệt địch. Chúng t́m cách thoát thân và phải bỏ lại tất cả vũ khí nặng và quân trang, quân dụng mà chúng đă chiếm được trong trận Hiệp Ḥa đêm trước. Chúng đă phải d́m tất cả xuống kinh rạch hay quăng xuống giếng của nhà dân.
Th/tá Cổ Tấn Tinh Châu và Đ/U Cố vấn Smith đang bay trên C& C, có hai Gunships hộ tống, nh́n thấy những chiếc xuồng của địch trên rạch Bưu Nộ, đang hướng về mật khu Ba Thu trên đất Miên.

Địch sợ quân ta truy kích và sợ các gunship tác xạ vào đoàn xuồng nên chúng bắt các tù binh Mỹ cởi trần và ngồi ở sau xuồng. Th/tá Châu đă ra lịnh cho các gunship tác xạ hỏa tiễn vào các xuồng nhưng Đ/U Smith cho biết là đă báo cáo lên cấp trên và họ yêu cầu TQLC/VN không tiếp tục truy kích VC v́ sợ thiệt hại đến sinh mạng của tù binh Mỹ. C&C và hai gunship tiếp tục bay theo đoàn xuồng của VC, đôi khi sà xuống thấp sát mặt nước, như biểu diễn nhào lộn, nhưng không ai bắn ai kể cả hai gunship và đoàn xuồng. Khoảng chừng một giờ bay lượn, Đ/U Joseph N. Smith báo cho Th/tá Châu biết là trực thăng sẽ bay về Biên Ḥa , không tiếp tục bay theo nữa v́ không được vượt qua biên giới Kampuchia.

Các cánh quân của TĐ2 tiếp tục lục soát kỹ các mục tiêu và đóng quân đêm tại chỗ. Sáng hôm sau, Tiểu đoàn nhận lịnh di chuyển bộ ra vùng tập trung ở quận lỵ Đức Huệ, trong buổi chiều cùng ngày mang theo nhiều chiến lợi phẩm và tù binh VC. Lúc này quận lỵ vẫn c̣n đồn trú tại xă Mỹ Quư, bờ tây của sông Vàm Cỏ đông do Tr/U Lê Đăng Sỹ làm quận trưởng, khu trù mật Đức Huệ cũng được thành lập sát đó.

B. Tổng kết hành quân.

Về nhân mạng : Tiểu đoàn 2 đă bắn chết 25 VC tại chỗ , bắt tù binh 5 tên, tịch thu được một số lượng vũ khí đáng kể trong đó có 2 pḥng không 12 ly 7 + một số súng cối + đại liên + B40 + nhiều trung, tiểu liên và vũ khí cá nhân. Đặc biệt là khá nhiều vũ khí, quân trang dụng mà chúng đă chiếm được tại trại Hiệp Ḥa cũng được quân ta gom lại, trong đó có nhiều thùng giày của Mỹ vừa bằng da, vừa vải bố.
Về phía TĐ2/TQLC thiệt hại về nhân mạng không đáng kể, chỉ có 8 người bị thương và vũ khí bảo toàn.

C. Tưởng thưởng.

Cuộc hành quân vừa chấm dứt, tướng Thiệu đă đáp trực thăng xuống vùng tập trung tại quận Đức Huệ để khen ngợi các chiến sĩ Cọp Biển, đồng thời chỉ thị chuyển tất cả chiến lợi phẩm về trưng bày tại sân cờ của Bộ tư lịnh khu 32 Chiến thuật để cho các phóng viên trong và ngoài nước đến chụp ảnh và viết phóng sự về trận chiến.
Tiểu đoàn nhận được 100 huy chương đủ loại, kể cả 10 Anh dũng bội tinh với nhành Dương liễu, Đại đội 4 của Tr/U Ngô Văn Định lập được nhiều công trạng nhất và cũng được nhiều huy chương nhất. Đơn vị cũng được thưởng tiền để mở tiệc liên hoan, có văn nghệ giúp vui và chào mừng chiến thắng.

V. Nhận xét:

1. Năm 1963 có ba trận đánh lớn được diễn ra tại miền Nam là: Ấp Bắc, Đầm Dơi và Hiệp Ḥa. Cả ba đều là những vùng xa xôi, hẻo lánh và sát với biên giới. Trận Hiệp Ḥa là trận đánh mở đầu cho những lần đột kích vào những trại LLĐB đặt tại những vùng xa xôi, khó tiếp vận và tiếp ứng. Sự tổ chức của trại khá lỏng lẻo, cán bộ chỉ huy th́ thiếu kiểm soát và theo dơi . Thâu nhận thành phần dân sự chiến đấu bừa băi. Nhất là cho phép những hồi chánh viên vào sống lẩn lộn là một sai lầm rất lớn của Đ/U Horne. Nhờ có nội ứng tiếp tay , cho nên trong thời gian đầu, địch đă chiếm được ưu thế. Nhưng địch đă không lường được những phản ứng quyết liệt của những thành phần pḥng thủ c̣n lại .

2. Dù trong t́nh thế bị tấn công bất ngờ, hàng ngũ bị rối loạn, nhưng những quân nhân LLĐB Việt và Mỹ vẫn b́nh tĩnh và gan dạ chống trả địch quân. Đặc biệt là người hùng Camacho, đă gây cho địch nhiều thiệt hại trong đợt tấn công đầu tiên của VC vào trung tâm trại, cũng như các quân nhân khác đă phản kích chiếm lại được những vị trí pḥng thủ quan trọng.

3. Phi cơ Mỹ đă lên vùng can thiệp kịp thời thả hỏa châu soi sáng, dội bom napalm và tác xạ đại liên xuống vị trí của VC, khiến chúng bị thiệt hại nặng và phải ra lịnh rút lui, không thể chiến đấu tiếp tục và thanh toán các mục tiêu c̣n lại.

4. Ước tính t́nh báo của Th/tá Sầm Tấn Phước, Tiểu khu trưởng Hậu Nghĩa khá chính xác và quyết định của Tướng Thiệu sử dụng TĐ2/TQLC làm lực lượng diều hâu truy kích rất hợp lư và nhanh nhẹn. Cuộc hành quân trực thăng vận của TĐ2 giáng cho địch những đ̣n trí mạng. Cán binh VC đă tán loạn bỏ chạy, quăng lại những chiến lợi phẩm mà chúng đă chiếm được. Chỉ tiếc nếu không kẹt 4 tù binh Mỹ th́ đoàn xuồng chở bọn chúng về bên kia biên giới đă bị tiêu diệt toàn bộ.

5. Kết quả về trận tấn công trại Hiệp Ḥa , theo tài liệu của Mỹ và CSBV đều cho biết sự thiệt hại của đối phương một cách không trung thực. Điểm chú ư ở đây là chỉ trong khoảng 30 năm (1965- 1997 ) . Các nhà viết sử CSBV đă tự ư thay đổi những dữ kiện lịch sử do chính bọn chúng đă viết ra. Từ chiến thắng nhờ có nội ứng, binh vận đă trở thành thắng lợi nhờ trinh sát, điều nghiên và quyết tâm chiến đấu. Sự thật đă được phơi bày khi tên nội tuyến trong trận này đă bị vắt chanh bỏ vỏ, bất mản , quẩn trí đến điên loạn, đang sống những ngày cuối đời tại ấp Bầu Trâu, xă Tân Mỹ, quận Đức Huệ hiện nay. C̣n Huỳnh Công Thân hay tư Thân, người chỉ huy trận đánh, sau ngày 30/4/75 hắn mang cấp bực thiếu tướng và là bí thư tỉnh Long An.

6. Tr/S Isaac Camacho đă bị bắt làm tù binh trong đêm 22/11/63 . Sau 20 tháng bị giam cầm trong trại tù CS trên đất Kampuchia, gần biên giới tỉnh Tây Ninh, đă vượt thoát an toàn ngày 13/1/1965. Anh là một quân nhân LLĐB Mỹ vượt trại đầu tiên trong cuộc chiến tranh vừa qua. Tháng 9/1965 Camacho trở về Mỹ đoàn tụ cùng với gia đ́nh. Anh được dân chúng tại quê nhà là thành phố El Paso, Texas vui mừng tiếp đón như là một người hùng. Camacho được thăng cấp Thượng sĩ và nhận lănh một Bronze Star + 1 Silver Star với “V” combat và năm 1999 anh được nhận thêm 1 Distinguished Service Cross.

7. Đầu năm 1965, trại giam tù binh của CS trên đất Miên đón nhận thêm một Hạ sĩ của US Army Craft và Đ/U Cook trong toán Cố vấn Mỹ ở Tiểu đoàn 4 /TQLC đă bị bắt trong trận B́nh Giă ở Phước Tuy. Đây là một cố vấn Mỹ trong USMC bị bắt làm tù binh trong cuộc chiến tranh tại VN. Trong 4 người tù binh Mỹ ở trại Hiệp Ḥa th́ có 2 người được trao trả, người thứ ba là Tr/Sĩ Kenneth M. Roraback đă bị CS hành quyết , c̣n người thứ tư là Tr/si Camacho đă thoát khỏi trại giam .

8. Tác giả bài viết có một thời gian gần một năm rưởi làm Tiểu khu trưởng Tiểu khu Hậu Nghĩa. Đây là vùng đất nằm sát nách thủ đô Sài G̣n, được bọn CS gọi là thành đồng, sát biên giới Miên và có rất nhiều mật khu và những địa đạo dày đặc. Chính nơi này những tên cán bộ cốt cán của VC được nuôi dưỡng và che chở. Chúng ta thử nghe một đoạn viết của một Sĩ quan BĐQ về xă Lộc Giang nằm trên Tỉnh lộ 10:

Vùng Lộc Giang đâu phải chỉ có những thằng du kích. Ở đây phần lớn các gia đ́nh đều có người tập kết ra Bắc, hoặc thoát ly vô mật khu. Số c̣n lại th́ có giấy tờ hợp lệ nằm vùng hoạt động. Các bà già cũng không kém phần nguy hiểm, họ thường là mẹ chiến sĩ. Một trái bí đem cho người khác , trong ruột bí có giấu thư liên lạc. Một tấm nylon vải dầu cũng có thể gởi cho du kích làm vơng. Một gói bột ngọt cũng được chuyển ra bưng. Dưới mọi h́nh thức , tưởng chừng đơn sơ nhưng đều làm lợi cho địch. Thằng què bán cà rem thường hay lân la với lính để nghe ngóng tin tức. Thằng mua bán ve chai, đạp xe đi khắp xóm làng để theo dơi t́nh h́nh. Tất cả đều khó tin..”. C̣n về chính sách Chiêu hồi th́ sao ? Vị Sĩ quan BĐQ kể tiếp :

..Thế đó Tiểu đoàn về đây chiến đấu với những kẻ mà họ không ngờ là đối phương. Như thằng Son, một thời theo VC rồi ra chiêu hồi và được đưa đi cải huấn vài tháng. Rồi nó trở về Lộc Giang với tư thế là một người dân thường , giấy tờ hợp lệ , đầy đủ. Ai cũng gọi tên nó kèm theo hai tiếng chiêu hồi như một xác nhận lư lịch. Hằng ngày nó vẫn ngồi nhậu với lính, căi vă ỏm tỏi ở quán cháo ḷng của bà Tư. Thế mà khi đơn vị phục kích đêm, bắn hạ một tên du kích đang ŕnh ṃ đặt ḿn phá hoại hương lộ 14. Lật mặt lên coi, nó là thằng Son chiêu hồi. Lúc đó nó hiện nguyên h́nh là VC . Chiêu hồi chỉ là một h́nh thức trá hàng để nằm vùng hoạt động hoặc làm nội tuyến như trận Hiệp Ḥa.

Trong giai đoạn đầu CS đă thành công bằng cách lường gạt những người dân nghèo khó, kém học thức, để biến cuộc chiến tranh bành trướng đế quốc CS thành chiến tranh giải phóng , kéo dài cuộc chiến tranh chống Pháp của toàn dân tộc VN sang cuộc chiến tranh “chống Mỹ cứu nước”. Bây giờ th́ mọi thành phần dân tộc đều hiểu ra cái bản chất thật sự của cuộc chiến . Chỉ tiếc bao máu xương của người dân Việt, ở cả hai miền, đă đổ ra cho những tham vọng, độc tài và vô đạo đức.

Những tên tội đồ của dân tộc như Hồ Chí Minh và tập đoàn đồ tể của chúng lần lượt chết đi, nhưng hồn thiêng sông núi bao giờ mới trở lại với Dân tộc Việt Nam !

Mũ xanh Tôn thất Soạn
Xuân Tân Tỵ -2001
Iowa City, IOWA.

Tài liệu tham khảo:
_ của Tiến sĩ Nguyễn Đức Phương
_ và Đại tá Sầm Tấn Phước.



 

 


Hồi Kư

Tiến tŕnh thành lập và phát triển  BC TQLC
Chiến sử TQLC
Binh Chủng TQLC
Sơ lược về BC TQLC
Trung Tá Lê Quang Trọng - Chỉ Huy Trưởng TQLCVN đầu tiên
Đại Úy Bùi Phó Chí vị Tiểu Đoàn Trưởng TQLC đầu tiên
Trung Tá Lê Nhữ Hùng - người đă góp công nhiều cho sự hùng mạnh của Đoàn Quân Mũ Xanh
Tiến tŕnh thành lập Chiến Đoàn & Lữ Đoàn
Lữ Đoàn 258
Lữ Đoàn 369
Tiểu Đoàn 1 - Quái Điểu
Tiểu Đoàn 1 PB - Lôi Hỏa
Tiểu Đoàn 2 - Trâu Điên
Tiểu Đoàn 3 - Sói Biển
Tiểu Đoàn 4 - Ḱnh Ngư
Tiểu Đoàn 5 - Hắc Long
Tiểu Đoàn 6 - Thần Ưng
Tiểu Đoàn 7 - Hùm Xám
Tiểu Đoàn 8 - Ó Biển
Tiểu Đoàn 9 - Mănh Hổ
Tiểu Đoàn Tổng Hành Dinh
Tiểu Đoàn Truyền Tin
Pháo Binh TQLC
Viết cho những người pháo thủ Mũ Xanh
Một đoạn đường trong cuộc đời Y Sĩ TQLC


1963 - 1967

Mật khu Đỗ Xá
Chiến dịch Sống T́nh Thương
Hành quân Hội Đồng Sẩm
Tiểu Đoàn 2 - Trận An Qúi
Tiểu Đoàn 2 - Trận chiến Tam Quan
Tiểu Đoàn 3 - Trận Bàng Long, Cay Lậy
Tiểu Đoàn 4 - Trận B́nh Giả lúc khởi đầu
Tiểu Đoàn 4 - B́nh Giả ơi! C̣n nhớ măi
Tiểu Đoàn 5 - Trận Mộ Đức
Tiểu Đoàn 5 - Trận Mộ Đức & Cái chết của vị TĐT
Chiến Đoàn A - Trận Phụng Dư
Chiến Đoàn A - Trận Đức Cơ
Chiến Đoàn B và TĐ-5 Dù Truy Kích CQ ở Ba Gia
Chiến Đoàn B - Cuộc hành quân đổ bộ Deckhouse V Sóng Thần


1968 - Mậu Thân

Tiểu Đoàn 6 - Trận Mậu Thân
TQLC Trong Tết Mậu Thân
Chiến Đoàn A - Trận Mậu Thân
H́nh Ảnh T/T Nguyễn Văn Thiệu thăm TĐ2/TQLC


1969 - 1970

Cuộc hành quân qua Cambodia
Tiểu Đoàn 4 - Hành quân Cambodia
Tiểu Đoàn 7 - Những ngày đầu
Tiểu Đoàn 8 - Trận Cam-Bốt
Lữ Đoàn B  - Vượt biên qua Kampuchia


1971 - Hạ Lào

Hành quân Lam Sơn 719
Tiểu Đoàn 1 PB - Lôi Hỏa sang Lào
Tiểu Đoàn 2 - Hành quan Lam Sơn 719
Tiểu Đoàn 3 PB - Căn cứ hỏa lực Hồng Hà
Tiểu Đoàn 4 - Đêm Hạ Lào sao dài quá!
Tiểu Đoàn 9 - Trận chiến Ba Ḷng
Tiểu Đoàn 9 - Trận chiến Động Cù Mông
Khoá 22 và Lam Sơn 719 Hạ Lào


1972 - Mùa hè đỏ lửa

TQLC/VN và cuộc tấn công của csBV tại Vùng I
Tiểu Đoàn 3 - Tại Đông Hà
Tiểu Đoàn 3 PB - Tay đôi với tụi nó...
Tiểu Đoàn 4 - Mùa hè đỏ lửa
Tiểu Đoàn 5 - Những ngày đầu
Tiểu Đoàn 6 - Thần Ưng trong mùa hè đỏ lửa
Tiểu Đoàn 6 - Xé xác tăng địch
Tiểu Đoàn 7 - Ngày đầu cuộc chiến
Trận QT 72 của Lữ Đoàn 258 TQLC
Lữ Đoàn 258 - Chiến thắng Quảng Trị tháng 4, 1972
Công sản BV bị TQLC đánh bại tại Đông Hà
Hành lang máu
Tiểu Đoàn 9 - Trận chiến cầu Bến Đá
Tiểu Đoàn 9 - Rừng núi Barbara
Lữ Đoàn 369 - Trân sông Mỹ Chánh
Tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị ngày 19-6-1972
Tiểu Đoàn 1 - Thử lửa đầu tiên
Tiểu Đoàn 1 - Nhảy vào Triệu Phong
Tiểu Đoàn 1 - Đổ bộ trong ḷng địch
Tiểu Đoàn 1 PB - 20,000 đạn đại bác mỗi ngày
Tiểu Đoàn 2 - Cuộc chiến Cổ Thành Quảng Trị
Tiểu Đoàn 2 - Tiêu diệt chiến xa CSBV thuộc Tr/Đ Tăng-Thiết Giáp 202
Tiểu Đoàn 2 - Tái chiếm Dinh Tỉnh Trưởng & Toà Hành Chánh Quảng Trị
Tiểu Đoàn 3 & 6 - Tiến về Quảng Trị
Tiểu Đoàn 3 - Dựng cờ
Tiểu Đoàn 5 - Hắc Long dậy sóng
Tiểu Đoàn 5 - Đánh trên đầu địch
Người Pháo Thủ TQLC trong cuộc chiến 1972
Pháo Binh TQLC và trận Quảng Trị
Cờ bay trên Cổ Thành Quảng Trị


1973 - 1974

Tiểu Đoàn 2 - Cửa Việt, một chiến thắng vẻ vang và ngậm ngùi
Tiểu Đoàn 3 PB - Trước khi ngưng bắn
Tiểu Đoàn 4 - Hành quân Cửa Việt
Lữ Đoàn 258 - Chiến tích sau cùng


1975

Hương lộ 555 lẻ loi
Tiểu Đoàn 7 và Lữ Đoàn 147
Lữ Đoàn 147 - Di tản chiến thuật
Tiểu Đoàn 4 - Trận đánh cuối cùng
Tiểu Đoàn 9 - Trận đánh cuối cùng
Băi biển Non Nước: Một kết thúc tức tưởi, oan nghiệt
Vị TĐT cuối cùng của Tiều Đoàn 1 Quái Điểu


Y Sĩ TQLC: Những người không thích sống lâu