|
Đông Vân
Rời Hốc Môn chốn thị thành đề chui vào Bổ Túc nơi rừng sâu dưới chân núi Bà Đen anh em đều xuống tinh thần trong thời gian đầu. Thứ nhứt là v́ nhận thấy khá xa nhà, đường đi trắc trở khó khăn cho việc gia đ́nh thăm nuôi, kế đến là vấn đề lao động. Ở Hốc Môn không có đất để cày cuốc, ở Bổ Túc nầy rừng đất mênh mông mặc t́nh mà lao động và chắc chắn là không chỉ có lao động nhẹ. Đó là chưa nói đến chuyện mà tất cả đều lo ngại khi phải xong pha vào rừng : tuy không có cọp beo nhưng rắn rít sâu bọ là điều tất nhiên sẽ phải gặp trong khi thuốc men chẳng có. Điều lo ngại nầy hoàn toàn hữu lư, không xa thực tế. Tuy nhiên tôi vẫn cứ « đăng kư » vào toán đi rừng, chẳng phải để chứng tỏ ḿnh là « thành phần tiến bộ tích cực lao động cải tạo », nhưng v́ ngoài rừng tôi được tự do hơn - dù chỉ là ảo tưởng trong vài ba giờ mỗi ngày – không c̣n bực bội v́ « cán khung » ḍm ngó canh chừng. Mặt khác tính tôi vẫn thích băng bờ lội bụi, tung tăng giữa trời. Cuộc đời của lính mũ xanh đă rất thích hợp với tôi. Ai sợ hành quân chứ tôi rất khoái, mỗi khi nghe đơn vị ra quân hay được lịnh ra thay các đồng nghiệp về phép là tôi đă sẵn sàng, không bao giờ chậm trể, chỉ có lo cho vợ con ở nhà nheo nhóc ngóng trông. Những lần lội rừng đầu tiên theo các anh em ḅ nhứt ḅ nhị đă quen đường thuộc lối, tôi rất vất vả v́ dù sao tôi vẫn c̣n khá xa lạ với cuộc đời khổ sai. Khi phải đốn cây theo chỉ tiêu đường kính từ 10 đến 15 phân, dài 1 thước 50, bốn cây mỗi ngày với cái ŕu, cái rựa « tự biên tự chế » khứa cá cũng không đứt, tôi phải lấy vải quấn hai bàn tay v́ sau vài chục nhát vỏ cây mới trầy trụa mà da tay đă vuột ! Ban đầu tôi nghĩ là chỉ có 4 cây trong ngày th́ nghĩa lư ǵ, đến khi đụng vào thực tế mới tá hỏa : đốn được có một cây thôi là đă thấy mất hết nửa buổi. Khi cây thứ hai ngă xuống hai cánh tay đă rụng rời, tôi cũng ngă xuống theo, mồ hôi như tắm, lon « gô » nước mang theo chẳng thấm vào đâu. Róc hết nhánh, chặc lấy một khúc đúng chiều dài « qui định » tôi cột hai cây lại với nhau trước khi bỏ lên vai vác về trại. Đi được vài trăm thước theo con đường ṃn quanh co len lỏi giữa bờ bụi, tôi đă thấy hai khúc cây trên vai nặng hơn núi Bà Đen ! T́m một nơi khoảng khoát tôi bỏ gánh nặng trên vai xuống, nhưng cẫn thận không đặt nằm trên mặt đất mà dựng đứng tựa vào thân cây bên đường để khi vác lại lên vai sẽ đở rắc rối lại nhẹ nhàng hơn. Tôi nằm lăn ra trên cỏ, nhắm mắt lại cho đến khi « hoàn lực » mới ḅ dậy tiếp tục lết về trại. Ăn cơm trưa qua loa rồi trở ra rừng ngay, c̣n hai khúc cây nữa phải đốn và vác về trước khi đỏ đèn. Mấy anh em ḅ nhứt ḅ nhị thấy ma mới có vẻ thê thảm quá nên đă ra tay tế độ. Nhờ vậy tôi mới đạt chỉ tiêu trong ngày. Đêm đó sau lần đi rừng đầu tiên tôi ngủ như chết và nằm mơ thấy lại cảnh tôi và cố vấn Mỹ bị mắc lầy ở ruộng đồng Chương Thiện năm xưa, cứ kéo chân nầy lên th́ chân kia kẹt lại dưới bùn. Cuối cùng các anh em trong toán quân y phải quay lại nắm hai tay tôi kéo một hồi mới thoát khỏi nhưng hai chiếc giày vẫn dính dưới bùn sâu! Đôi ba tuần lễ rồi cũng qua, tôi dần dà quen với rừng xanh, với cuộc đời khổ sai. Lần đầu vào rừng với năm ba người bạn tù không có cán bộ kè kè bên hông ḍm ngó, tôi thấy thích thú chi lạ. Sáng sớm màn sương c̣n vương mắc trên đỉnh cây, hạt sương c̣n rung động trên ngọn cỏ, lấp lánh trong ánh mặt trời đang lên, tôi say sưa vừa đi vừa ngắm cảnh, vừa nghe tiếng các loài chim hót vang vang mà thấy ḷng lâng lâng ngây ngất, quên phức đi cảnh sống tù đày cho đến lúc ra tay đốn cây, chặc nhánh mới trở về với thực tại phủ phàng ! Đi rừng làm sống lại trong tôi kỷ niệm của thời ấu thơ. Lúc gia đ́nh vào lánh nạn ở G̣ Dưa, xă Tam B́nh, khi vừa lên bảy lên tám tôi vẫn thích chui vào các lùm cây mua hái bông mua màu tím lợt như màu hoa cà, lặt lựa những trái mua vừa chín làm đạn thụt ống thụt, bắn nhau với bọn trẻ trong làng… Có lần chỉ tiêu không nặng lắm, chỉ có 2 cây đường kính độ 10 phân, dài trên 2 thước. Khúc cây nặng vừa phải nhưng khá dài mà phải vác đi xuyên bờ bụi trên con đường ṃn quanh co nên đâm ra khó khăn, cản trở. Buổi sáng vác xong một cây, c̣n một cây để dành cho buổi trưa có dịp trở ra rừng đi quanh một ṿng t́m xem có ǵ ăn được khả dỉ có thể « cải thiện » phần nào bửa cơm, nhưng chẳng t́m được ǵ : cây ăn trái chẳng thấy đâu, rau cỏ th́ các ḅ nhứt ḅ nhị đă dọn sạch, đến tổ ong hang dế cũng không c̣n. Thất vọng tôi quay lại vác cây về trại.. Dọc đường lo ra thế nào mà chân vướng vào bụi cỏ, mất thăng bằng té nhào xuống phía trước dưới sức nặng của khúc cây chận đè ngang hông. Rút người ra chẳng được, xoay người nằm ngửa để chui ra cũng không xong : đầu cây bên phải kẹt giữa hai nhánh cây bên đường, đầu cây bên trái đâm vào một bụi gay dính chặc đó. Tôi cũng mặc kệ nằm sấp trên cỏ nghỉ mệt. Bổng nh́n thấy ngay trước mắt một cánh hoa rừng màu vàng nhạt lung lay trong gió tưởng chừng như đang nhảy múa kêu gọi, chào đón tôi. Tôi bèn ngóc đầu lên, gát cầm lên mu hai bàn tay ngắm nh́n và mỉm cười với hoa. Và tôi cứ nằm yên đó ngắm cánh hoa rừng quên cả đang bị cây đè và quên luôn thời gian cho đến khi có người bạn tù đi ngang qua đở khúc cây lên, tôi mới ḷm c̣m đứng dậy vác cây về trại. Về Bổ Túc được hai tháng th́ trại cho thăm nuôi. Đây là lần thăm nuôi đầu tiên của toán ḅ tam từ Hốc Môn lên. V́ xa xôi nên lần nầy chỉ có chị Tư và vợ chồng anh Bảy đi thăm tôi. Số quà cũng giảm thiểu v́ trại Bổ Túc khó khăn hơn Long Giao và Hốc Môn. Các ḅ nhứt ḅ nhị được thăm nuôi trước. Tuần lễ sau mới đến lượt ḅ tam. Trong thời gian chờ thăm nuôi, có một hôm một ḅ nhị, sau khi ra gặp gia đ́nh trở vào, đă t́m tôi và kín đáo trao lại một mảnh giấy thật nhỏ chỉ đủ cho ai đó viết vào mấy chữ : « Vợ con anh đă về Pháp ngày 27/4 ». Khi đọc xong gịng chữ trên trong ánh sáng chập chờn của buổi chiều rừng tôi bổng nghe thấy thật rơ ràng mấy khúc ruột đang chuyển động mạnh, đang se thắt lại sau làn da bụng mỏng v́ lớp mở đă tiên tan từ lâu. Tiếp theo là cảm giác xót xa, ran rát thật khó chịu như vừa bị ai trét múi vào vết thương. Đó là lần đầu tiên tôi cảm nhận cụ thể ư nghĩa câu nói của người xưa : ruột rối như tơ ṿ, xót xa như ai trát múi vào ḷng. Tuy rằng không thể gặp nhau thường, nhưng khi biết người thân yêu vẫn c̣n trong nước, vẫn thở chung một bầu không khí, tôi vẫn thấy yên dạ yên ḷng. Nay biết chắc là gia đ́nh đă ra đi ngh́n dặm, kẻ chân trời người góc núi, tôi bổng thấy xót xa vô ngần dù rằng chính tôi đă từng khuyên bảo vợ con nên đi về Pháp càng sơm càng hay. Nhưng nào ai biết được tương lai : liệu rồi sẽ có c̣n ngày gặp nhau ? Tôi ngồi im lặng ở gầm giường, mảnh giấy nhỏ đă ṿ nát trong tay. Tôi không suy nghĩ ǵ được, tâm trí như đi vắng bỏ tôi ngồi đó ngẩn ngơ, thương cho vợ con bắt đầu một đoạn đời lạc lỏng cô đơn, bơ vơ vất vả với nhiều lo âu sầu muộn tủi hờn…Tôi chỉ c̣n biết trông vào « quới nhân » phù hộ cho gia đ́nh. Ngă lưng xuống chiếc giường thô sơ, tuy mệt mỏi sau một ngày vác cây băng rừng nhưng tôi không làm sao dỗ được giấc ngủ dễ dàng như thường khi. Buồn bă dă dượi làm sao tôi trăn trở măi đến khuya lắm mới thiếp đi. Sáng hôm sau tôi thức dậy nghe người không khoẻ, trong ḿnh rời ră như vừa qua một cuộc tra tấn. Tuần lễ sau anh chị tôi lên thăm nuôi có báo cho tôi tin vợ con đă về Pháp nhưng không biết ǵ về mảnh giấy tôi đă nhận được. Tuy rất băn khoăn nhưng tôi không làm sao t́m biết được xem ai là tác giả mảnh giấy kia. Sự kiện nầy làm tôi có cảm tưởng không phải chỉ có các cai tù theo dơi tôi mà ngoài kia c̣n có ai đó cũng đang kín đáo chú ư đến tôi.
Sau các chỉ tiêu về cây, trại quay sang huy động một số các tổ kéo ra Kà Tum gánh hom ḿ về cho đội làm rẩy trồng. Hai tháng đi rừng đă làm cho đôi dép cao su made in Cholon của tôi bành chà là, không c̣n sử dụng được nữa. Tôi lấy đôi dép râu của Lê văn Tiết làm tặng lúc ở Hốc Môn ra điều chỉnh lại dây quay cho vừa để hôm sau đi Kà Tum. Khoảng đường cũng khá xa có đến 5, 7 cây số ǵ đó. Lúc ra đi mỗi người chỉ xách theo một khúc cây làm đ̣n gánh để quảy hom ḿ về. Người nhẹ nhàng nên ai cũng vui vẻ như tham dự một buổi đi dạo mát. Riêng tôi sau hơn một giờ bách bộ, đôi bàn chân nghe rát rượi và như có nước ướt dép. Tôi ngừng lại, đưa chân lên cho Ba Phác xem có ǵ ướt chân. Anh nh́n tôi lắc đầu không nói ǵ. Tôi ngồi phệt xuống đất bên đường, kéo chân lên xem mới biết là dép râu quá cứng, đôi chân lại mềm nên đă bị pḥng lột da chảy nước ! Tôi bổng nghe đau rát ờ mấy chổ bị pḥng, nhưng cũng phải xỏ dép vào và tiếp tục đi theo anh em, cứ tỉnh bơ như không có chuyện ǵ dù rằng khi mới bước đi trở lại tôi phải cắn răng nín thở v́ rát quá sức. Nghĩ đến con đường c̣n lại trước mắt, rồi c̣n phải quay trở về với gánh hom ḿ trên vai, tôi bổng nghe ngán ngẩm ê chề làm sao và đột nhiên tôi rủa thầm trong dạ : « Tiên sư cha nhà Bác Đảng ! ». Ba Phác thông cảm nên thỉnh thoảng hỏi tôi liệu có đi nổi hay không, có nên nói với cán bộ để trở về trại nghỉ ngơi, săn sóc vết pḥng ở chân…Tôi cười bảo với anh : - Có ai cho về đâu mà ham ! Tôi sẽ đủ sức để trở về, anh chớ lo. Ba Phát nh́n tôi nhăn mặt lắc đầu. Khi đến Kà Tum cán bộ cho anh em vào nhà dân giải lao, nghỉ ngơi một lát trước khi ra vườn ḿ đă được thu hoạch, mỗi người chọn lấy một số cây ḿ (hom) bó lại thành hai bó để gánh về trại. Khi xong việc gôm hom ḿ, anh em được nghỉ ăn trưa, được mua các thức ăn và tiêu thụ ngay tại chổ, không được phép mang về. Có một nhà vừa giết heo, anh em bu vào mỗi người mua một miếng. Tôi cũng nhanh chân chen vào chom được khoảng một kí ba rọi, đem khoe với Ba Phác. Nhưng cả hai chúng tôi chẳng biết làm sao để tiêu thụ ngay tại chổ theo lịnh của cán bộ đă ra. Người dân trong xóm rất thông cảm, có người đề nghị luộc miếng thịt dùm tôi. Tôi có trông mong ǵ hơn nên trao ngay miếng thịt cho ông ấy và theo luôn vào bếp trong nhà của ông ta. Tôi cũng xin ông ít múi bỏ vào nồi thịt luộc cho bớt lạt lẽo. Tôi, Ba Phác và một bạn đồng hành chia nhau ăn ngấu nghiến, ngon lành miếng thịt ba chỉ và uống nước canh gần hết. C̣n lại bao nhiêu anh em chia nhau cho vào lon « gô » mang về cho bửa cơm chiều. Sau « bửa tiệc » đó anh em đều lên tinh thần, phục hồi được một phần sinh lực, và trên đường về tôi đà quên đi phần nào mấy vết pḥng dưới ḷng đôi chân. Khi Nguyễn Ngọc Trân đă ra lịnh cấm không được mua bất cứ ǵ đem về trại là hắn ta cũng cho cán bộ triệt để theo dơi việc chấp hành lịnh của hắn. Anh em cải tạo cũng chẳng có ǵ để mua ngoài đường, đậu và ít bánh kẹo. Số bánh kẹo anh em rồi cũng tiêu thụ tại chổ hết sạch trên đường về. C̣n lại số đường đậu anh em đều đă cẩn thận nói với những người bán hàng gói thật kỹ, thật chắc để anh em nhét vào giữa bó hom ḿ, hoặc giấu trong đỉnh quần mà không sợ bị đổ bể. Lúc xế trưa khi về đến cổng trại, Trân đă cởi Honda về trước, cắt đặt một số cán binh đón chờ đoàn tù. Ai về tới, trước khi được phép bước qua cổng trại, đều bị hạch hỏi, nạt nộ, lục xét từ trong người cho đến bó hom ḿ. Trân dựng xe bên cạnh vọng gát ngay cổng trại, đứng chống nạnh đích thân giám sát cuộc khám xét đồ cấm. Rôi cũng đến lượt tôi bước tới cho hai tên cán binh lục soát. Một tên vạch từng cây ḿ để xem trong đó tôi có giấu ǵ không. Tên thứ hai nh́n tôi một chập như để « bắt nhản » trước khi hỏi tôi có giấu ǵ trong người chăng. Tôi lặng thinh nh́n trả lại hắn và dán chặc mắt tôi vào mặt hắn luôn. Hắn đâm ra lúng túng và quay sang lục soát trong người tôi. Bực ḿnh tôi bèn mở hết nút quần ra và sắp sửa tuột hẳn quần xuống cho hắn xem c.. Hơi giựt ḿnh trước thái độ của tôi, hắn vội nạt tôi cài nút quần lại và đuổi tôi đi, không khám xét nữa. Bước qua cổng trại tôi không nhịn được cười. Đường đậu bị tịch thu, tù bị sỉ vả hăm he. Lúc đầu tôi cũng muốn mua ít tán đường đem về (tôi cốt hảo ngọt, có lần tôi đă « tiêu thụ » một hơi hết sạch hơn một kí đường mà lần đầu tiên trại cho phép mua !) nhưng nghĩ rằng mấy tán đường quá rẻ đối với những lời nhục mạ của lũ ngu si, nên tôi không mua ǵ cả ; đă lở đói, lở thèm, có đói có thèm thêm chút nữa cũng chẳng sao. Về tới lán tôi nằm lăn ra ngay trên giường, cởi bỏ đôi dép râu cho chân được thư thả, nghe nhẹ người, dễ chịu làm sao. Đến khi ra giếng tắm, nước xà pḥng thấm vào khơi dậy « niềm đau dĩ vảng» dưới ḷng bàn chân, tôi phải xé vải băng lại. Sau hai ngày nghỉ ngơi cuối tuần, các vết pḥng đều khô và kéo da non. Mấy ngày tiếp theo chỉ có bước sang khu cán bộ chặc hom ḿ thành từng đoạn ngắn cho tổ rẩy trồng nên « tai qua nạn khỏi » trước khi chân mềm quen với dép cứng.
So với việc đi rừng đốn cây xây cất, cưa xẻ, hay kiếm củi hầm than th́ công tác gánh hom ḿ cho toán rẩy trồng là việc làm quá nhẹ lại vui hơn v́ được dịp tiếp xúc với dân chúng, được mua thức ăn, được đi dạo rong một ngày thay đổi không khí. Khi bầy ḅ tam chúng tôi về Bổ Túc, trại đă được các ḅ nhứt, ḅ nhị xây cất xong hết cả, nên việc đi rừng đốn cây so với trước chẳng có ǵ đáng kể, ngoài mấy cây gỏ mà cán bộ t́m thấy và bắt chúng tôi đốn đem về trại cho toán cưa xẻ ra thành ván mỏng để toán mọc đóng « ḥm », đóng bàn ghế v.v…cho chúng nó mang về Bắc hay đem ra chợ bán kiếm chút cháo. Cây gỏ rất chắc, rất nặng. Đốn được một cây với loại búa ŕu « tự biên tự chế », toán công tác phải mất cả tuần lễ ! Khiêng được khúc gỏ về tới trại là một kỳ công khác mất cũng đôi ba ngày liền. Các ḅ nhứt ḅ nhị hay kể lại chuyện lúc ban đầu khi được lùa vào giữa rừng Bổ Túc nầy, chỉ có vài ba túp lều tranh xiêu vẹo c̣n xót lại của trại binh cộng sản Bắc Việt ngày xưa. Ngụy cải tạo phải bắt đầu xây cất nhà tù cho chính họ gần như với đôi bàn tay trắng. Họ phải vất vả cả năm trời mới hoàn tất nơi ăn chốn ở tương đối « khang trang ». Công tác gây go, chết người mà tù cải tạo ở T2 không quên là việc xây cất hội trường. V́ muốn « giựt le » với VC nên các kiến trúc sư phe ta đă vẽ kiểu hội trường rất xom tụ : nền đất cao, cột cao hơn 8 thước không chôn mà đặc trên mặt đá tản, nóc hai từng, chung quanh không có vách. Trong hội trường không có ghế, chỉ có những hàng băng đối diện với « sân khấu », một cái bục cao độ 60 phân, khá rộng đủ để có thể ca múa trên đó. Kiến trúc sư vẽ kiểu th́ dễ ợt, chẳng mất giọt mồ hôi nào. Nhưng khi thực hiện th́ tất cả Ngụy cải tạo đều « bá thở ». Những cây cột thẳng tấp cao trên 8 thước không phải dễ t́m, phải có nhiều toán đi quanh cả ngày lục lạo t́m kiếm, có khi phải đi rất xa. Đốn được một cây dài như thế, đường kính không dưới 50 phân, anh em cải tạo đă mất không biết bao nhiêu da tay ! Đem được các khúc cây đó về tới trại họ đă phải mất đến đôi ba ngày, tùy khoảng đường gần hay xa. Mỗi khúc cây rất nặng nên phải cần đến 20 người chia làm hai toán thay phiên nhau khiêng. Gặp lúc mưa nhiều, nước lên đến gối họ đở phải khiêng v́ cứ thả khúc cây nổi trên nước và đẩy đi có khi được một đoạn đường khá xa xuyên qua trảng, qua cả rừng thưa. Thời gian đó các ḅ nhứt ḅ nhị ít khi trở về đến trại trước lúc mặt trời đi ngủ. Sau việc t́m cho đủ số cột kèo, đến việc xây cất hội trường, cũng vẫn với đôi bàn tay trắng. Trong lúc dựng cột, lợp nóc tai nạn đă xảy ra : một bạn tù đă mất mạng v́ trợt té từ trên cao xuống nền đất cứng. Khi biết thành tích trên, việc đi rừng đốn cây của toán ḅ tam chúng tôi chỉ là công tác lẻ tẻ ! Cái thuở ban đầu bị đưa vào rừng sâu đó, phải tự xây dựng lấy nhà tù cho chính ḿnh, anh em ḅ nhứt ḅ nhị khó ḷng mà quên được. Lúc bấy giờ việc cấp thiết đầu tiên không phải là nhà tù mà chính là vấn đề nước nôi. Trong trại có một cái giếng cạn của bộ đội ngày xưa, nay đả bị cỏ dại che kín miệng, bên dưới chỉ c̣n lấp xấp ít nước. Anh em ra sức vét ngay cái giếng đó để có nước cho việc bếp núc ăn uống và cho cả vấn đề vệ sinh, cũng như chúng tôi khi mới vào Long Giao. Nhưng ở Bổ Túc không như Long Giao : Long Giao là trại binh của miền Nam, c̣n Bổ Túc là trại binh của CSBV ; khi toán vét giếng xuống được bên dưới và bắt đầu tát cho hết số nước c̣n sót lại, có lẻ do nước mưa ứ đọng hơn là do mội nước tiết ra. Khi bắt đầu vét đến lớp bùn trước khi đào sâu thêm để khai thông mạch nước, anh em đă hốt lên được hai bộ xương người ! Không làm sao biết được là hài cốt của ai, anh em chỉ nghĩ là của dân trong vùng đă bị VC giết và quăng thây xuống giếng trước khi di tản trước áp lực của quân đội VNCH. Mặc dù có « sự hiện diện » của hai bộ xương, khi giếng có được đôi ba thước nước, anh em đều vui vẻ tắm rửa, nấu nướng ăn uống như chẳng có chuyện ǵ …dưới đấy giếng !
|
||||
|
|||||