Hai chử Di Tản luôn
luôn gây một ấn tượng buồn trong tâm hồn người Việt
Nam yêu chuộng tự do. Năm 1954 lần đầu tiên người
miền Bắc rời bỏ mồ mả cha ông, nơi chôn nhau cắt rún
trốn chạy cộng sản vào Nam Năm 1975 một cuộc di tản
vĩ đại của Việt Nam Cộng Hoà.
- Nếu cột đèn có
chân, thì nó cũng đi.
Ðó là câu nói rất
giản dị để diễn tả thật đầy đủ lý do tại sao người
dân miền Nam Việt Nam chấp nhận vượt biển ra đi với
hàng trăm ngàn người thủy táng trong biển Ðông (hiện
nay cũng chưa có tài liệu nào xác định chính xác số
lượng người chết trên biển từ sau năm 1975).
Sinh sống tại Hoa
Kỳ, danh từ di tản rất thông dụng vào mùa giông bão
thường được các tiểu bang dọc theo biển Ðại Tây
Dương và Vịnh Mể Tây Cơ có kế hoạch theo từng địa
phương quận hạt, thành phố để ứng phó bảo vệ sinh
mạng người dân trong khu vực trách nhiệm .
Ðịnh cư tại Houston
năm 1988, một thành phố lớn của tiểu bang Texas, vị
trí cách bờ biển Galveston khoàng 70 miles. Cũng như
những người bạn láng giềng trong apartment,
Thảo
không bao giờ quan tâm đến việc phải trốn chạy bão.
May mắn mấy lần đến gần bờ bão giảm bớt cường độ
nên mọi việc đều êm xuôi.
Hậu quả Bão Katrina
cuối tháng 8 vừa qua ở New Orleans đã gây một ấn
tượng, tỉnh thức cho những người thường thờ ơ như
cá nhân mình. Không khí thành phố Houston nồng ấm,
đang tiếp tục vận động để chia xẻ với nạn nhân.
Trong phiên họp ngày Chúa Nhật 18 tháng 9 với sự
hiện diện của Tư Lệnh Phó và 30 chiến hữu TQLC, đặc
biệt NT Nguyễn ngọc Toàn từ Ðông Bắc về cư trú , anh
em đã nhiệt tình ủng hộ. Trên 700 đô la sẽ chuyển
cho cơ quan địa phương. Anh em đã bàn về 4 chiến hữu
Cọp Biển từ Louisianna đến HongKong Mall ở vùng
Southwest nơi tập trung 60% anh em TQLC ở Houston.
Anh Lê thành Nhật
tâm sự
“ Thấy người Việt
Nam di tản khỏi New Orleans tập trung ở Hong Kong
Mall nên tôi ra đó để tìm xem có anh em Cọp Biển nào
không. Ðang lang thang thì có người hỏi
- Xin lổi anh, có
phải anh đã phục vụ trong binh chủng Thủy Quân Lục
Chiến trước kia?
- Phải, tôi là lính
Cọp Biển. (Nhật vui vẻ trả lời)
- Có phải anh tên
Nhật không? Người di tản hỏi tiếp
- Ðúng, tôi là Lê
thành Nhật. Anh là ai sao lại biết tôi?
- Tôi là Sơn, trước
ở với anh đây!
Rồi Sơn kể những kỷ
niệm ngày xưa trong đơn vị
Hai người ôm nhau, giọt lệ
thoát ra khỏi khoé mắt phản chiếu ánh sáng lóng
lánh như hạt kim cương vô giá.
Anh Nhật kể tiếp
- Ngày xưa tôi là
Tiểu đội trưởng, Sơn về tiểu đội, cả mấy chục năm
rồi tôi không nhớ, nhưng Sơn vẫn còn nhắc lại đầy đủ
những kỷ niệm. Sau đó tôi có cho Sơn quyển Ðặc San
Sóng Thần. Sơn cầm quyển Ðặc San thật trân trọng,
cảm động vì đây là lần đầu tiên Sơn biết được sự
sinh hoạt của TQLCVN tại Hoa kỳ. Tôi mời Sơn về nhà
nhưng anh bảo rằng các cơ quan đã lo đầy đủ.
Anh em trong buổi
họp cũng chú tâm lắng nghe anh Nguyễn văn Toản Ðại
đội 2 TÐ Sói Biển kể chuyện về cơn bão, anh có trở
về New Orleans dọn dẹp nhà cửa, chôn những thực phẩm
đã hư thối vì không có điện. Không khí ô nhiễm cả
khu vực nên anh phải trở lại Houston.
Thảo và anh em lạc
quan, vui vẽ trong ngày họp vì sự hiện diện như một
biểu hiệu anh em vẫn còn mạnh khoẻ. Còn gặp nhau là
còn vui, vì nào ai biết ngày mai sẽ ra sao.
Trong phần tin tức
buổi tối Chúa Nhật, các đài truyền thông, truyền
hình ở Houston đã đồng loạt báo động cơn bão Rita
mới hình thành đang đi qua phía nam Florida và phía
bắc Cuba.
Ngày thứ Hai 19 tháng 9 cường
độ cơn bão tăng dần, từ cấp (category) 2, lên cấp 3
rồi cấp 4 đang di chuyển vào hướng Tây của
Galveston, Texas với tốc độ 12 dặm một giờ. Thảo
không quan tâm vì cho rằng nếu nó đổ vào (landfall)
Freeport vẫn còn xa.
Ngày thứ Ba 20
tháng 9, các đài đã gọi Rita là monster storm, very
bad, bad storm khi cường độ gió là 165 miles , với
hướng di chuyển, Rita sẽ tàn phá Galveston, các
thành phố ven vịnh Galveston và Houston vào mờ sáng
thứ Bảy. Với sự trình bày trên màn truyền hình,
không ảnh các thành phố này sẽ bị nước phủ lấp. Hình
ảnh Tsunami năm qua, New Orleans mới trong vài tuần
trước và lịch trình bắt buộc di tản từng khu vực tạo
nên cơn sốt, không khí ngột ngạt.trong thành phố.
Thảo vẫn chưa
quyết
định sẽ phải đi về đâu.
Sáng ngày thứ Tư 21
tháng 9, mấy người tài xế xe tải chở hàng
cho Thảo biết là
dòng người di tản đã ồ ạt đổ vào các freeway quanh
thành phố. Mấy người bạn Nam Mỷ hỏi
Thảo
-
Donde tu irás (anh
sẽ đi đâu)
-
Yo no sé (tôi chưa
biết)
Ðiện thoại từ nhà
gọi vào
- Ba, La Porte bắt buộc di tản
sáng thứ Năm.
Thảo dặn cháu trai
lớn 16 tuổi
- Con giúp Ba thu
xếp vật dụng cần thiết, đồ đạc để hết trên giường,
La Porte nằm sát Vịnh nếu bị ngập nước thì ngày một
ngày hai là khô ngay, Ba về chất đồ lên và mình sẽ
đi đêm nay.
- Ba, con đã chụp
hình hết các vật dụng trong nhà rồi để có tài liệu
cho bảo hiểm.
- Con giỏi, Ba cám
ơn con.
Thảo rời hảng lúc 4
giờ chiều sau khi từ biệt mấy đồng nghiệp Nam Mỷ
-
Buena suerte (chúc
may mắn)
-
Tú tambien (anh cũng
vậy)
Trên đường về
Thảo
ghé Walmart mua được bình xăng 3 gallons, bên ngoài
xe nối đuôi chờ đổ xăng. Thảo qua cây xăng Shell xa
bên kia đường giá hơi cao nhưng không phải chờ đợi
lâu. Thảo ghé chợ Gerland mua thêm nước cam và vài
thức ăn khô.
Về tới nhà ba cha
con chất vật dụng lên xe, hai cháu trai sắp xếp gọn
gàng, Computer làm việc cho website Tổng Hội được di
tản chung. Ðể cho chắc ăn,
Thảo cũng copy website vào
hard drive removeable. Thảo đang có ý đi lên Dallas
thì có điện thoại của mấy người em
- Tụi em đã book
phòng ở San Antonio, đại gia đình đều lên đây, nếu
anh muốn, đây là địa chỉ, điện thoại...
Thế là Thảo dứt
khoát rời nhà lúc 9 giờ tối, không chuẩn bị lộ
trình, bản đồ, chỉ có một khái niệm là rời nhà vào
vòng đai Beltway 8 gặp đường I.10 đi về hướng Tây là
tới San Antonio với bình xăng 15 gallons đầy trong
xe và bình 3 gallons dự trử.
Trước đây mỗi khi phải đi đâu xa,
Thảo đều nghiên cứu trên bản đồ,
trên internet qua Yahoo hay Google map. Lần này thì
ngoại lệ.
Ðoạn đường từ nhà
đến chổ đường I.10 gặp Beltway 8 khoảng 45 phút,
đêm nay phải mất gần 3 giờ. Trên đường I.10
West xe nối đuôi nhích từng bước chân (bumper to
bumper), Thảo chạy đường bên cạnh (service road) cũng
chung tình trạng. Nhìn đồng hồ
Thảo dăm chiêu lo lắng
vì dậm chân chưa trọn 1 mile nhưng đã qua 4 giờ.
Tình trạng này sẽ ra sao? Xăng cho xe, nhu cầu sinh
lý của con người giửa dòng xe không chổ chen . Bên
trái Thảo có đôi vợ chồng già trên chiếc Camry 1991,
nét mệt mỏi và chán nản làm những nếp nhăn sâu thêm
trên gương mặt.
- Alô, Anh giờ đang
tới đâu rồi. Người em gọi cell phone hỏi
- Anh đang ở gần
Mason (đường I.10 và đường Mason)
Ðã 6 giờ sáng ngày
thứ Năm 22 tháng 9 , mà chỉ xa Houston 25 miles.
Thật kinh khủng.
-
Anh phải tìm
cách quẹo phải ngay, khi gặp đường 90 quẹo trái hy
vọng tốt hơn.
Một giờ sau
Thảo vào
đường 90, chạy 10 miles rồi gặp lại đường I.10 ở
Brookshire. Các trạm xăng đã cạn, cũng còn chút hy
vọng với 8 gallons cho San Antonio 150 miles còn
lại.
Tới giờ phút này
Thảo cảm thấy mình đã phạm một lổi trầm trọng nhất
cho một cuộc di tản là:
-
Không chuẩn bị vì hơi chủ quan
-
Không
có dự tính xoay trở vì không có bản đồ và khi ghé
mua tại các trạm xăng thì quá trể, tất cả đã hết.
- Có dự trù
3 gallons xăng nhưng chưa đủ
Một may mắn cần
thiết
-
cell phone.
Mọi người dùng cell
phone quá nhiều nên rất khó liên lạc, phần lớn nghe
trả lời
-
it is busy, no
service.
- Anh rán chạy trên
đường I.10 khi thấy bên phải có đường 2 chiều thì
băng cỏ qua. Ðường 71 đi Austin có 3 trạm xăng, sau
đó lưu thông đở hơn một chút, tới đường 77 cũng có
xăng nữa.
Thảo theo lời hướng
dẩn đã vượt được một đoạn dài. Tại Columbus trên
đường 71, xe bao quanh các trạm xăng nhưng xăng đã
hết. Tình trạng này Thảo quyết định sẽ đi Austin với
số xăng hiện có mới hy vọng sẽ không bị trở ngại.
Tìm đường đi 71 North thì lại gặp I.10 West. Thôi số
trời đã định.
Mặt trời đã lên
cao, mọi người mồ hôi ướt đẩm. Tiết kiệm nhiên liệu
nên không mở máy lạnh trên xe. Qua kinh nghiệm tại
Trung tâm huấn luyện Biệt Ðộng Quân Dục Mỷ,
Thảo trấn
an hai cháu
- Mồ hôi ướt, hai
con đừng lau khô, áo ướt sẽ giử độ ẩm, mát cho cơ
thể và giảm sự xuất mồ hôi. Cơ thể còn nước thì mình
còn sức. nếu uống thì chỉ một ngụm, ngậm trong miệng
rồi nuốt từ từ. Nếu hai con uống cho đả khát thì mồ
hôi sẽ thoát ra nhiều hơn nữa và cuối cùng sẽ kiệt
sức.
Lần này Thảo vượt cỏ bên trái
qua đường của I.10 hướng về East. rồi lại vượt cỏ
vào đường bên trái tới Schulumburg (đường 77). Hình
ảnh xe vây quanh các trạm xăng đã cạn từ lâu. Thảo
tắt máy xe cho con ngựa già Toyota Previa 1993 nghỉ
15 phút vì nó chạy ròng rã 14 giờ. (bây giờ là 11
giờ trưa)
Trở ra freeway
Thảo
cố gắng vào từng exit tìm xăng, may mắn tại Engle
được đổ đầy bình
xăng.
Thảo lạc quan trên
120 miles còn lại, các con vui vẻ vì không khí
mát lạnh trong xe
- Ba, hy vọng mấy
cái computer trong xe không bị hư vì quá nóng vừa
qua.
- Ba cũng biết vậy,
nhưng thiếu xăng phải đành chịu.
Thảo đến điểm gặp vào đúng 2
giờ rưởi chiều.
Cả hai đêm thức ngủ
để theo dỏi hướng đi của Rita, những tin tức của các
đài Cable không đủ chi tiết và chính xác từng giờ
phút một như ở Houston, tuy nhiên cũng đem một chút
hy vọng. Sáng ngày thứ Sáu 23 tháng 9, con mắt của
bão Rita sẽ vào Port Arthur vào mờ sáng ngày thứ
Bảy 23 tháng 9. Galveston và Houston cũng bị ảnh
hưởng nhưng sự thiệt hại sẽ giảm thiểu.. New Orleans
lại một lần nữa di tản, một số Houston chạy qua
Louisianna cũng phải chạy xa hơn.
Bão tàn phá vùng
Beaumont, giảm dần cường độ gió, người di tản thở
phào, dù có bị thiệt hại nhưng không quá tàn khôc
như Tsunami hoặc Katrina.
Thảo nghiên cứu
đường về, những con đường làng (farmer road) cũng
được hoạch định, mua thêm 3 bình 1 gallon xăng trừ
bị (tổng cộng 6 gallons).
Tám giờ sau khi
Rita vào đất liền, Thảo rời San Antonio, bị kẹt trên
đường I.10 East, Thảo băng đường làng vào đường 90 và
về tới nhà sau 7 giờ rưởi lái xe.
Xin cám ơn những
ông thầy, bạn bè, anh em bốn phương email, điện
thoại thăm hỏi. Mọi việc bình an, vài thiệt hại nhỏ.
Một cuộc di tản để lại nhiều kinh nghiệm và
Thảo muốn
được chia sẻ những cái khuyết điểm của mình cùng quý
anh em đang sinh sống trên những vùng đất thường hay
bị bão tố đe doạ.
-
Mua thùng đựng
xăng 5 gallons (khoảng 10 đô la) dự phòng .
-
Có sẵn kế hoạch di tản
trên freeway, đường làng trong tình huống kẹt đường
-
Dọc theo hai bên đường
freeway xa thành phố, có đường hai chiều , nên xử
dụng khi kẹt trên freeway
-
Cầu nguyện sẽ giúp cho
tâm hồn bình thản vì “mưu sự tại Nhân nhưng đôi khi
thành sự tại Thiên”
Kỷ niện lần di tản
bảo Rita
25 tháng 9 , 2005
Giang Văn Nhân