Quân LựcViệt Nam
Cộng Ḥa Tự Truyện
Phạm Bá Hoa (K5)
Trân trọng kính chào "quí bạn", những tế bào đă tạo nên "tôi".
"Tôi bị bức tử" cách nay vừa hơn một phần tư thế kỷ, nhưng cứ vào mùa hè oi bức,
quí bạn đă cùng nhau tổ chức "cúng giỗ tôi" với những nghi thức quân sự trong
những điều kiện mà quí bạn cố gắng có được. Lễ hi trang nghiêm đó, có tên gọi
"Ngày Quân Lực". Quí bạn vẫn nhớ đến tôi. Điều đó tôi biết, và tôi rất xúc động!
V́ vậy, tôi thấy cần phải tâm sự đôi điều với quí bạn về bản thân tôi, bản thân
"một con người" có tuổi đời quá trẻ, nhưng tôi có sức mạnh của một lịch sử hào
hùng, với dũng khí của một dân tộc vẻ vang, và xông pha trận mạc bằng lư tưởng
tự do dân chủ. Những tưởng, ḿnh sẽ góp phần quan trọng đạt đến mục tiêu bảo vệ
và phát triển quốc gia, mà trong đó mọi người được sống trong chế độ dân chủ tự
do, được tôn trọng các quyền sống, bao gồm quyền mưu t́m hạnh phúc cho bản thân,
cho gia đ́nh, và quê hương Việt Nam sẽ trở nên hùng mạnh. Tôi luôn giữ cho ḿnh
niềm hảnh diện về điều tôi nghĩ. Bởi, tôi tin là đất nước thân yêu của chúng ta,
thể nào cũng đạt đến đài vinh quang bằng sức sống của ḿnh, sức sống của một dân
tộc đạo nghĩa và hiếu ḥa, cầu tiến và nhẫn nại. Luôn luôn đặt tổ quốc lên trên
mọi tổ chức, cũng như mọi quyền lợi khác.
Thưa quí bạn, tôi không tin là có định mệnh, nhưng nếu quả thật có "định mệnh"
trong cuc sống này, th́ .......
*****
1. Giai đoạn
h́nh thành (1951-1954).
"Tôi" được sinh ra trong một hoàn cảnh khác thường so với "những đứa bạn xa xôi"
của tôi, và cái chết của tôi cũng chẳng giống ai trên cái cơi đời này. Cha mẹ
tôi đều là người Việt Nam, hoàn toàn Việt Nam. Trong người tôi là ḍng máu Việt
Nam, hoàn toàn Việt Nam. Nhưng người "cho phép tôi trở thành bào thai" lại ở
cách xa cha mẹ tôi 7 múi giờ về phía tây trên quả địa cầu, đó là nước Pháp. Lúc
bấy giờ là đầu trung tuần tháng 5.1950, quốc hội Pháp thông qua dự luật thành
lập một quân đi cho quốc gia Việt Nam với quân số 60.000 người. Nhưng măi 2 năm
sau, một văn kiện gọi là Dụ (về sau gọi là Sắc Lệnh) của Quốc Trưởng Bảo Đại,
tôi mới được chào đời tại Sài G̣n, thủ đô nước Việt Nam thống nhất. Vị kư văn
kiện cho tôi chào đời là "cha" tôi. Hôm ấy là ngày 1 tháng 5 năm 1952. "Mẹ" tôi
là Thiếu tướng Nguyễn Văn Hinh, Tổng Tham Mưu Trưởng. Ngôi nhà đầu tiên của tôi
tọa lạc trên đại l Trần hưng Đạo, thuộc Quận 5. Trong khai sanh ghi tên tôi là "Bộ
Tổng Tham Mưu Quân Đội Quốc Gia Việt Nam".
Tôi xin nhắc lại đôi nét về lịch sử cận đại nước ta, như để giải thích với quí
bạn khi tôi dùng chữ "thủ đô nước Việt Nam thống nhất" mà tôi vừa nói đến. Vào
nửa cuối thế kỷ 19, Việt Nam ta bị thực dân Pháp xâm lăng và cai trị. Họ chia
nước ta như là 3 quốc gia nhỏ mà chúng gọi: Nam Kỳ là thuộc địa, Trung Kỳ với
Bắc Kỳ là bảo hộ. Nhưng cốt lơi của chính sách cai trị, dù tên gọi như thế nào
th́ cả 3 Kỳ cũng đều là thuộc địa.
Trong thế giới chiến tranh lần thứ 2, quân đội Nhật Bản lật đổ Pháp tại Đông
Dương hồi đầu tháng 3.1945. Đến tháng 8.1945, Vua Nhật Bản ra lệnh đầu hàng hiệp
chủng quốc Hoa Kỳ, và thế chiến chấm dứt từ đó. Quân đội Anh được trao trách
nhiệm giải giới quân Nhật từ vĩ tuyến 16 trở xuống phía nam, quân Trung Hoa của
Thống Chế Tưởng Giới Thạch giải giới từ vĩ tuyến 16 trở lên phía bắc. Không biết
có phải là giải giới quân Nhật để trao quyền cai trị lại cho thực dân Pháp hay
không, nhưng rơ ràng là thực dân Pháp đă theo chân quân đội Anh quay lại chiếm
Việt Nam. Đầu tiên là Sài G̣n, rồi các tỉnh đồng bằng Cửu Long. Lúc ấy, các đảng
chính trị khuynh hướng quốc gia dân tộc, quá tin vào ông Hồ Chí Minh - Chủ tịch
đảng cộng sản nên bị ông Hồ chí Minh giành lấy chánh quyền và thủ tiêu hầu hết
những nhân vật cao cấp, sau đó ông Hồ đứng ra thương thuyết với Pháp. Thương
thuyết không thành. Hai bên thực dân Pháp và Việt minh cộng sản- đánh nhau từ
trung tuần tháng 12.1946.
Khi Pháp bị sa lầy trong cuộc chiến với cộng sản Việt Nam, chánh phủ Pháp thực
hiện chính sách đẩy người Việt không cộng sản nhập cuộc đánh nhau với người Việt
cộng sản, bằng cách thành lập quân đội cho quốc gia Việt Nam. Trong bối cảnh đó,
cựu hoàng Bảo Đại và các đảng chính trị quốc gia cùng thân hào nhân sĩ, vận động
cho một nước Việt Nam thống nhất và độc lập trong khối Liên Hiệp Pháp. Hạ tuần
tháng 4.1949, một hội nghị với khoảng 2.000 người tham dự, mà một phần ba trong
số đó là Pháp kiều có cơ sở kinh doanh tại Việt Nam. Hội nghị đồng thuận băi bỏ
chế độ thuộc địa, nước Việt Nam là một quốc gia thống nhất. Và chánh phủ Pháp đă
hợp thức hóa quyết định của hội nghị. Đó cũng là lúc cựu hoàng Bảo Đại về nhận
chức Quốc Trưởng.
Việc thành lập quân đội cho quốc gia Việt Nam, xuất phát từ quyền lợi của nước
Pháp thực dân. Điều đó chắc không bạn nào nhầm lẫn. Và rất có thể v́ vậy mà có
bạn thắc mắc; "Tại sao cựu hoàng và các đảng chính trị lại tham gia vào chính
sách đó của Pháp". Thật ra quí vị ấy nhận định rằng: "Giữa Pháp với Việt minh
cộng sản, chẳng bên nào v́ tổ quốc và dân tộc Việt Nam cả, nhưng giữa hai kẻ xấu
mà ta phải chọn một, ta nên chọn kẻ xấu ít. Giữa Pháp với Việt minh cộng sản,
các vị đă tựa vào Pháp -kẻ xấu ít- để diệt Việt minh cộng sản -kẻ xấu nhiều- sau
đó tương kế tựu kế đẩy Pháp ra khỏi Việt Nam". Mục tiêu là như vậy, nhưng đạt
được đến đâu, chắc quí bạn đă rơ. Riêng "bản thân tôi", tôi cám ơn nhận định và
hành động của quí vị ấy, v́ từ đó mà tôi có mặt trên cơi đời này.
Như nói ở trên, tôi sinh ra trong một hoàn cảnh khác thường. Khác thường v́ thời
gian "thai nghén" quá lâu, và khác thường v́ có một số "cơ bắp" (đơn vị) của tôi
đă chào đời trước tôi vài tuổi, là:
- Trường sĩ quan Việt Nam tại Huế 1948, sau đó chuyển lên Đà Lạt tiếp nhận
trường vơ bị liên quân đặc biệt của Pháp, và đổi tên là "Trường Vơ Bị Liên Quân
Đà Lạt". Đầu những năm 1960, trường này cải tổ chương tŕnh huấn luyện và thời
gian đào tạo sĩ quan hiện dịch lên đến 4 năm, và đổi tên là ‘Trường Vơ Bị Quốc
Gia Đà Lạt’.
- Thiết giáp 1.1.1951.
- Truyền tin 1.2.1951.
- Quân vận 1.5.1951.
- Nhảy dù 1.8.1951.
- Công binh 1.9.1951.
- Pháo binh 1.11.1951.
- Trường Sĩ quan trừ bị Thủ đức và Nam định, 12.1950.
Tôi không chọn ngày tháng mà cơ bắp đầu tiên của tôi chào đời để làm ngày sinh
của ḿnh, v́ lẽ lúc bấy giờ cơ bắp đó tuy ḍng máu Việt nhưng cha mẹ là Pháp.
Quân nhân của đơn vị là Việt Nam, nhưng chỉ huy là sĩ quan Pháp. Vậy là tôi chỉ
mới có cái đầu. Cha mẹ tôi -nhất là mẹ tôi- rất khổ nhọc trong cố gắng tạo cho
tôi từng cơ bắp, từng hệ thần kinh, để tôi có đủ các bộ phận trong người, cho dù
đầu tôi hơi lớn mà thân h́nh nhỏ xíu ốm o cũng được, miễn là tôi thành một con
người rồi theo thời gian tôi sẽ phát triển. Vượt bao khó khăn từ nhân sự -nhất
là cán bộ chỉ huy- đến dụng cụ chiến tranh, bước đầu tôi có được một số cơ bắp
và từng phần của hệ thần kinh, đó là hơn 50 tiểu đoàn bộ binh và một số các ban
chỉ huy Tiểu khu, Phân khu, Quân khu.
Trong khi trên chiến trường, hoạt động quân sự của Việt minh cộng sản -với sự
yểm trợ tối đa của Trung Hoa cộng sản- làm cho bộ tư lệnh viễn chinh Pháp ngày
càng bối rối bởi những trận đánh với cấp đại đoàn, một loại đơn vị chiến thuật
trên cấp trung đoàn nhưng dưới cấp sư đoàn. Một căn cứ kiên cố bậc nhất của Pháp
tại chiến trường Đông Dương với 12.000 quân trú pḥng, được xây dựng vùng ḷng
chảo Điện Biên Phủ, gần biên giới Lào. Mục tiêu là nhử các đơn vị lớn của Việt
minh cộng sản đến để Pháp dùng hỏa lực pháo binh và không quân tiêu diệt. Nhưng,
sau 3 tháng đánh nhau dữ dội với những tổn thất nặng nề cho cả hai bên, ngày 7
tháng 5 năm 1954, quân trú pḥng Pháp đă đầu hàng. Và sự kiện này đă dẫn đến
Hiệp Định đ́nh chiến ngày 20.7.1954 tại Genève, Thụy Sỉ.
Hiệp định đó không có chữ kư của Việt Nam và Hoa Kỳ. Lúc bấy giờ, dưới Quốc
Trưởng có một chánh phủ do Thủ Tướng Ngô Đ́nh Diệm lănh đạo. Biết bao vấn đề khó
khăn khi đất nước chỉ c̣n lại từ vĩ tuyến 17 trở xuống, trong đó công tác định
cư cho 1 triệu đồng bào miền Bắc chạy nạn cộng sản vào Nam, là một trong những
mục tiêu lớn của chánh phủ mới nhận trách nhiệm hai tuần lễ trước ngày kư hiệp
định Genève.
Về phần tôi, đến cuối năm 1954, được xem là giai đoạn h́nh thành. "Cơ thể tôi"
vào cuối giai đoạn 1950-1954, có đến gần 200 ngàn tế bào (mỗi tế bào xin hiểu là
một quân nhân), nhưng tôi hăy c̣n là "một thiếu nhi" cả về tổ chức, trang bị,
chiến đấu, và nhất là về mặt chỉ huy. Có thể v́ vậy mà từ bây giờ, anh bạn Hoa
Kỳ nhận giúp cho tôi trưởng thành các mặt càng sớm càng tốt, để tôi đủ khả năng
bảo vệ quốc gia trước khi thằng thanh niên cộng sản miền Bắc tràn xuống tấn
công, thực hiện mục tiêu chiến lược của cộng sản thế giới là biến các quốc gia
vùng Đông Nam Á Châu trở thành cộng sản. Tôi nói "có thể", chớ nói cho đúng là
anh bạn Hoa Kỳ nhắm vào mục tiêu chiến lược của anh ta, giúp tôi ngăn chận
"thằng thanh niên" miền bắc, con bài chủ lực của gia đ́nh nó có cái tên là "Việt
Nam Dân Chủ Cộng Ḥa", cũng là tôi giúp anh bạn Hoa Kỳ ngăn chận " nó với anh em
bạn bè nhà nó tràn xuống chiếm nhà tôi và nhà của bạn bè hàng xóm tôi" nữa. Bởi
v́ "các nhà hàng xóm" tôi cũng là bạn bè thân thiết của anh bạn Mỹ. Điều đó có
nghĩa là anh bạn Hoa Kỳ không phải hoàn toàn giúp tôi đâu nhé. "Có qua có lại"
mà.
Dưới đây là những "cơ bắp chánh" của tôi, mà quí bạn là những thành viên trong
đó:
Lục Quân.
- Bộ binh, có: 67 tiểu đoàn. Trường Vơ Bị Liên Quân Đà Lạt. Trường Sĩ Quan Trừ
Bị Thủ Đức. (Trường Sĩ Quan Trừ Bị Nam Định chỉ đào tạo khóa duy nhất). Trung
Tâm Huấn Luyện Quán Tre (tiền thân của Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung).
- Nhảy Dù, có 5 tiểu đoàn với phiên hiệu 1, 3, 5, 6, 7. Đến tháng 9.1954, các
tiểu đoàn được tổ chức thành Liên Đoàn Nhảy Dù.
- Thiết Giáp, có 1 trung đoàn thám thính và 5 chi đi biệt lập với 1 trung tâm
huấn luyện.
- Pháo Binh, có 5 tiểu đoàn với phiên hiệu 1, 2, 3, 4, 5.
- Truyền Tin, có 6 đại đội.
- Công Binh, có 6 đại đội.
- Quân Vận, có 6 đại đội.
Không Quân.
Là một trong ba hệ cơ bắp quan trọng nhất (quân chủng) của tôi, nhưng lớn hơn
tôi 1 tuổi. Dưới quyền có "2 Phi Đoàn Quan Sát Trợ Chiến" được trang bị phi cơ
Morane Saulnier. Ngay trước cuối năm 1954, nhận thêm 39 phi cơ do Mỹ viện trợ
qua trung gian của Pháp, gồm Cessna L19, phi cơ vận tải C45 và C47.
Hải Quân.
Cũng là hệ cơ bắp quan trọng của cơ thể tôi. Lớn hơn tôi 2 tháng tuổi. Dưới
quyền có "3 Hải Đoàn Xung Phong" trang bị LCM và LCVP. Ngoài ra c̣n có 3 Liên
Đoàn Tuần Giang và một lực lượng com-măng-đô. Tuy không thuộc hải quân, nhưng
khi chuyển vào Nam th́ sáp nhập vào một tổ chức có tên là "Hải Quân B Binh".
Binh chủng này là tiền thân của "Thủy Quân Lục Chiến". (chào đời
đầu tháng 5.1955).
2. Giai đoạn
phát triển lần thứ nhất (1955-1967).
Hạ tuần tháng 10.1955, sau cuộc trưng cầu ư dân với kết quả Quốc Trưởng Bảo Đại
bị truất phế, Thủ Tướng Ngô Đ́nh Diệm tuyên bố "Việt Nam là một nước cộng ḥa",
gọi ngắn gọn là "Việt Nam Cộng Ḥa" và tự ông trở thành Tổng Thống. Cũng từ đây,
tiêu đề thường dùng trên các văn thư quân sự, ghi tên tôi là "Quân Đội Việt Nam
Cộng Ḥa".
Một kế hoạch cải tiến tôi từ những cơ bắp nhỏ, rời rạc, trở thành những đơn vị
trong một hệ thống tổ chức lớn hơn, chặt chẻ hơn, thống nhất trang bị, thống
nhất chỉ huy, thống nhất huấn luyện. Tuy đă đ́nh chiến, nhưng măi đến đầu tháng
7.1955, "cái đầu" tôi mới được phép điều khiễn toàn bộ các cơ bắp của ḿnh (chỉ
huy quân đội). Nửa đầu năm 1956, khi người lính viễn chinh cuối cùng của Pháp
rời khỏi Việt Nam, tôi dọn đến ngôi nhà bề thế hơn, khang trang hơn, tọa lạc gần
cổng vào phi trường Tân Sơn Nhất. Trước mặt là đường Vơ Tánh nối dài và sau lưng
là đường Vơ di Nguy. Nhà tôi có tên là "trại Trần hưng Đạo".
Vậy là, trang sử nước Việt Nam thuộc địa của Pháp, được khép lại từ đây.
Lục Quân.
- Bộ Binh. Ngay trong năm đầu, "cơ thể" tôi từ những cơ bắp nhỏ là
cấp tiểu đoàn được tổ chức lại thành 4 Sư Đoàn Dă Chiến (1, 2, 3, 4) và 6 Sư
Đoàn Khinh Chiến (11, 12, 13, 14, 15, 16). Cuối năm 1959, 10 sư đoàn này được tổ
chức lại thành 7 "Sư Đoàn Bộ Binh". Quân số mỗi sư đoàn là 10.500 người, bằng 2
lần quân số sư đoàn khinh chiến. Các sư đoàn có phiên hiệu 1, 2, 5, 7, 21, 22,
23. Những năm sau đó, Sư đoàn 9, 18, và 25 được thành lập. Cộng chung là 10 sư
đoàn. Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 1, 2, 3, 4, lần lượt chào đời với trách nhiệm an ninh
toàn lănh thổ.
- Nhảy Dù. Năm 1962, Liên Đoàn được phát triển lên cấp Lữ Đoàn, và
tiếp tục phát triển thành Sư Đoàn Nhảy Dù vào cuối giai đoạn.
- Biệt Động Quân. Binh chủng được thành lập năm 1960 với cấp đại
đội. Ngay trong nửa đầu năm 1960, đă hoàn tất 50 đại đội và hoạt động sâu trong
vùng thường ghi nhận có địch. Năm 1963 lên đến 86 đại đội. Dần dần h́nh thành
các bộ chỉ huy tiểu đoàn bên cạnh các Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn/Vùng Chiến Thuật, với
các phiên hiệu 11, 21, 22, 31, 32, 33, và 41.
- Thiết Giáp. Một số đơn vị trước 1954 cộng với một số mới thành
lập, binh chủng này có 4 Trung Đoàn Kỵ Binh thiết giáp được trang bị thám thính
xa, chiến xa M24. Ngoài ra c̣n có 1 Liên Đoàn Thủy Xa. Năm 1963, sau thời gian
trắc nghiệm tại Sư Đoàn 7 và 21 Bộ Binh thành công, Thiết Giáp được trang bị
thiết vận xa M113 và M114. Năm 1964-1965, chiến xa M41 thay thế chiến xa M24 và
thám thính xa V100 thay thế thám thính xa M8 quá lỗi thời.
- Pháo Binh. Năm 1955, pháo binh có 9 tiểu đoàn là 1, 2, 3, 4, 5,
6, 12, 32, 34. Năm sau đó, thành lập thêm tiểu đoàn 23 và 25. Đồng thời tiểu
đoàn 34 pháo binh là đơn vị đầu tiên được trang bị đại bác 155 ly. Theo đà bành
trướng chiến tranh của quân cộng sản, pháo binh trong tổ chức mỗi Sư Đoàn Bộ
Binh có 2 tiểu đoàn pháo binh 105 ly được trang bị 18 khẩu cho mỗi tiểu đoàn
(thay v́ trước đó là 12).
- Lực Lượng Đặc Biệt, được thành lập vào những năm cuối giai đoạn,
với nhiệm vụ hoạt động dọc biên giới Việt Nam - Cambodia và Việt Nam - Lào. V́
là "nhiệm vụ đặc biệt", nên tổ chức không theo khuôn mẫu các binh chủng khác.
‘A’ là đơn vị nhỏ nhất, từ những căn cứ trong rừng dọc biên giới hoặc những hành
lang mà quân cộng sản dùng xâm nhập, xuất phát thu thập tin tức hoặc tấn công
địch. ‘B’ gồm nhiều A. Và ‘C’, là bộ chỉ huy đặt cạnh Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn/Vùng
Chiến Thuật.
Không Quân.
Năm 1955, tiếp nhận căn cứ Nha Trang và đổi tên là "Căn Cứ Trợ Lực Không Quân số
1". Năm 1956, tiếp nhận thêm căn cứ Tân Sơn Nhất và căn cứ Biên Ḥa. Cả hai đổi
thành "Căn Cứ Trợ Lực Không Quân số 2" và "số 3". Tính đến năm 1958, Không Quân
có 7 phi đoàn, gồm: 1 phi đoàn khu trục, 2 phi đoàn liên lạc, 2 phi đoàn vận
tải, 1 phi đoàn trực thăng, và 1 phi đoàn đặc vụ.
Từ 1961 đến 1964, Hoa Kỳ liên tục cung cấp nhiều loại phi cơ, nhất là khu trục
cơ AD6, trực thăng H34. Đơn vị tác chiến và yểm trợ tác chiến được phát triển
lên cấp Không Đoàn tại mỗi Vùng chiến thuật, với phiên hiệu các Không Đoàn tính
từ Đà Nẳng vào:
- Không Đoàn 41 đồn trú Đà Nẳng.
- Không Đoàn 62 đồn trú Plei Ku.
- Không Đoàn 23 đồn trú Biên Ḥa.
- Không Đoàn 33 đồn trú Tân Sơn Nhất.
- Và Không Đoàn 74 đồn trú Cần Thơ.
Năm cuối của giai đoạn này, có 1 phi đoàn khu trục được trang bị phản lực cơ F5.
Phiên hiệu của các đơn vị xếp thành 3 số. Theo đó, số hàng trăm để chỉ công dụng
của đơn vị, như: Số 1 là phi đoàn liên lạc, số 2 là trực thăng, số 3 là đặc vụ,
số 4 là vận tải, số 5 là khu trục, số 7 là quan sát, số 8 là hỏa long, và số 9
là huấn luyện. (không thấy nói đến số 6)
Hải Quân.
Năm 1955, quân chủng này có một lực lượng tác chiến với 24 chiến hạm, hơn 110
chiến đỉnh, trong tổ chức 5 Hải Đoàn và 1 Hải Lực. Năm 1959, Lữ Đoàn Thủy
Quân Lục Chiến tách ra khỏi Hải Quân và trở thành lực lượng tổng trừ bị.
Hải Quân lần lượt tiếp nhận tàu chiến từ Hải Quân Hoa Kỳ như sau:
- Năm 1956 đến 1963, gồm 31 chiến hạm với 193 chiến đỉnh.
- Năm 1964 đến 1967, gồm 9 chiến hạm và hằng trăm ghe xi-măng gắn máy Yabuta
thay ghe buồm của lực lượng HảiTthuyền.
Cuối giai đoạn 1955-1967.
Tôi trở thành một thanh niên với đầy đủ cơ cấu một con người. Hệ thần kinh đă
phát triển. Vũ khí trong tay tôi, phần lớn sản xuất từ đệ nhị thế chiến với một
số loại thuộc thế hệ mới. Và giữa năm 1964, "ba má tôi" là Trung Tướng Nguyễn
Khánh với chức năng Quốc Trưởng kiêm Thủ Tướng, và Trung Tướng Trần Thiện Khiêm
với chức Tổng Trưởng Quốc Pḥng kiêm Tổng Tư Lệnh Quân Lực, đă lên án thế v́
khai sanh sửa tên tôi một chữ, thành "Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa". Quân Lực Việt
Nam Cộng Ḥa, gồm; Hải Quân, Lục Quân, Không Quân, và Địa Phương Quân, Nghĩa
Quân.
Tôi đă đánh nhau nhiều lần với thằng thanh niên miền Bắc có cái tên là "quân đi
nhân dân". Cha hắn biết hành động len lén đẩy hắn vào "nhà tôi" (Việt Nam Cộng
Ḥa) để đánh cướp là vi phạm Hiệp Định đ́nh chiến, nên cha hắn "may cho hắn một
cái áo" ở tiệm may vùng biên giới Việt Nam-Cambodia hồi cuối năm 1960. Cái áo có
ḍng chữ "Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam". Hắn vi vàng trùm cái áo đó lên
người rồi gây sự tùm lum, làm cho "một số nhân vật ngoại quốc cố t́nh" (các quốc
gia v́ quyền lợi riêng tư mà có thiện cảm với cộng sản) cho là anh em tôi trong
nhà đánh nhau. Nhưng vải áo của hắn là loại vải thưa, nên nhiều nhân vật khác
đều thấy và biết rơ hắn là "quân đi nhân dân" miền Bắc xâm nhập vào đánh chiếm
ngôi nhà của tổ tiên tôi, mà tôi và bà con họ hàng tôi có trách nhiệm ǵn giữ.
Do đó mà các anh bạn hàng xóm là Hoa Kỳ, Đại Hàn, Úc Đại Lợi, Phi Luật Tân, Thái
Lan, Tân Tây Lan, có cả anh bạn Trung Hoa Dân Quốc nữa, cùng đến tiếp tay ngăn
chận không cho hắn cướp nhà.
3. Giai đoạn
phát triển cao điểm (1968-1975).
Mở đầu giai đoạn này là tên thanh niên miền Bắc đánh lén tôi ngay trong đêm 30
Tết Nguyên đán Mậu Thân 1968. Tuy hắn được ông nội (Nga) ông ngoại (Tàu) hắn
cung cấp vũ khí mới, nhưng hắn đă bị tôi đánh trả quyết liệt làm hắn lảo đảo lũi
chạy về rừng và nằm liệt cả năm mới hoàn hồn.
V́ hắn có vũ khí mới, nên anh bạn Mỹ đồng ư cung cấp cho tôi những vũ khí thuc
thế hệ mới, gọi là "chương tŕnh tối tân hoá quân dụng". Đầu tiên
là lực lượng tổng trừ bị, dần dần đến toàn bộ chủ lực quân. Chương tŕnh diễn
tiến tốt đẹp. Đùng một cái, nhà anh bạn Mỹ có chuyện buồn phiền (phong trào phản
chiến), nên anh ta phải rút về nước dưới một văn kiện quốc tế nghe rất "lịch sự"
là thi hành Hiệp Định Paris 1973, và một cái tên quốc nội nghe rất chối tai là "Việt
Nam Hóa Chiến Tranh".
Tại sao là "Việt Nam Hóa Chiến Tranh?" Chính tôi đă đánh nhau với
thằng "thanh niên miền Bắc" ngay từ hiệp định đ́nh chiến Genève. V́ tuy là đ́nh
chiến, nhưng cha mẹ ông bà nhà nó -khi kéo nhau ra Bắc- đă giấu nó lại trong đất
nhà tôi, và nó cứ đập phá nhà cửa tôi, bắt giết ḍng họ tôi, và tôi buộc phải
đánh trả nó chớ có phải tôi qua nhà nó (trên đất bắc) gây sự với nó đâu. Khi nó
được ḍng họ nội ngoại chú bác nó (Nga sô, Trung quốc, và các nước cộng sản Đông
Âu) giúp nó ăn cướp nhà tôi, các bạn xa xôi đến tiếp tay với tôi chớ đâu phải
thay tôi để đánh nó. Rơ ràng là tôi vẫn đánh với nó. Các bạn ấy cũng đánh nó.
Cho nên tức không chịu được! Nhưng nh́n lại ḿnh, nhất là nh́n lại "cha mẹ tôi"
-Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và Đại Tướng Cao Văn Viên- không thấy lên tiếng căi
lư ǵ với anh bạn chơi tri kiểu ấy. Đành vậy thôi, nhưng tức vẫn tức!
Khi rời Việt Nam, anh bạn Mỹ để lại cho tôi hầu hết các loại dụng cụ chiến tranh
mà anh ta đang sử dụng, v́ chuyên chở về bên kia bờ Thái B́nh Dương tính ra phí
tổn có thể cao hơn trị giá số lượng quân dụng đó, với lại nó cũng thuộc vào
"hàng đă dùng rồi" chớ có mới mẽ ǵ đâu. V́ vậy, trong cách nh́n nào đó, chương
tŕnh tối tân hóa quân dụng cho tôi, chưa chắc bạn tôi là người hoàn toàn tốt
với tôi đâu. Nhưng dù sao th́ tôi cũng phải "phát triển một cách thần tốc" để có
khả năng lấp vào khoảng trống mà các bạn đó về nước, bằng cách gia tăng thêm
quân số, đẩy mạnh huấn luyện, tổ chức thêm các đơn vị, để kịp tiếp nhận dụng cụ
trang bị. Trọng tâm là phát triển Hải Quân và Không Quân, kế đến là Pháo Binh và
Thiết Giáp.
Tính đến đầu năm 1975, con người tôi như dưới đây:
Cơ quan trung
ương.
Bộ Tổng Tham Mưu với đầy đủ các cơ quan, binh chủng, và binh sở trong hệ thống
quản trị hành chánh, nhân viên, huấn luyện, chiến tranh chính trị, tiếp vận.
Riêng ngành Tiếp Vận có khả năng sửa chữa và tân trang toàn bộ quân dụng chung,
do Lục Quân Công Xưởng, các Căn Cứ 10 Quân Nhu, 40 Công Binh, 50 Đạn Dược, 60
Truyền Tin, 90 Tồn Trữ Sửa Chữa Dù, và các Trung Tâm Bảo Toàn, trách nhiệm. Quân
dụng chung là quân dụng thuc Lục Quân quản trị, nhưng có trang bị trong Hải Quân
và Không Quân.
Lục Quân.
Chỉ huy, tác chiến, và yểm trợ tác chiến, có:
- 4 Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn và các đơn vị yểm trợ trực thuộc.
- 11 Sư Đoàn Bộ Binh (Sư Đoàn 3 Bộ Binh thành lập tháng 10.1971).
- 1 Sư Đoàn Nhảy Dù.
- 1 Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến.
- 1 Liên Đoàn Biệt Cách Nhảy Dù.
- Hơn 20 Liên Đoàn Biệt Động Quân.
- 4 Lữ Đoàn Kỵ Binh Thiết Giáp.
- Lực Lượng Lôi Hổ và Biệt Hải thuộc Nha Kỹ Thuật.
- Các đơn vị Pháo Binh biệt lập.
- Và lực lượng Địa Phương Quân Nghĩa Quân (chiếm 1/2 quân số).
Vào những ngày cuối tháng 4.1975, Sư Đoàn 106 Biệt Động Quân được thành lập vi
vă, bằng cách kết hợp 3 Liên Đoàn của binh chủng này với đơn vị Thiết Giáp và
Pháo Binh. Sư Đoàn có nhiệm vụ tổ chức tuyến pḥng thủ Phú Lâm, cửa ngơ vào thủ
đô Sài G̣n từ hướng tây nam.
Không Quân.
Quân số hơn 60.000, tổ chức tổng quát gồm:
- 1 Bộ Tư Lệnh Quân Chủng với đầy đủ các cơ quan và binh sở yểm trợ.
- 5 Sư Đoàn tác chiến.
- 1 Sư Đoàn vận tải.
- 1 Không Đoàn Tân Trang Chế Tạo.
Chỉ trong năm 1973, tiếp nhận hơn 900 phi cơ, gồm: 560 trực thăng, 230 khu trục,
100 vận tải, và các loại khác. Trong tổ chức 6 Sư đoàn không quân, có số lượng
các phi đoàn như sau:
- 20 phi đoàn khu trục, trang bị khoảng 550 phi cơ A1H, A37, và F5.
- 23 phi đoàn trực thăng, trang bị khoảng 1000 phi cơ UH1 và CH47.
- 8 phi đoàn quan sát, trang bị khoảng 200 phi cơ O1, O2, và U17.
- 9 phi đoàn vận tải, trang bị khoảng 150 phi cơ. C7, C47, C119, và C130.
- Và 4 phi đoàn hỏa long, trang bị phi cơ AC119 (không rơ số lượng).
Ngoài ra c̣n có các Phi Đoàn Trắc Giác (t́nh báo kỹ thuật), Phi Đoàn Quan Sát
RC119L, và Biệt Đoàn Đặc Vụ 314.
Hải Quân.
Cùng nhịp phát triển với quân chủng Lục Quân và Không Quân, đầu năm 1969, Hải
Quân liên tiếp tiếp nhận tàu chiến của các Giang Đoàn 91, 533, 534, 574, và 591
của Hải Quân Hoa Kỳ.
Với quân số hơn 40.000, ngoài các đơn vị yểm trợ hành chánh, nhân viên, huấn
luyện, tiếp vận (có Hải Quân Công Xưởng), Hải Quân tổ chức 3 lực lượng tác
chiến:
- Thứ nhất. Hành Quân Lưu Động Sông, với 14 Giang Đoàn trang bị khoảng 260 chiến
đỉnh.
- Thứ hai. Hành Quân Lưu Động biển với 1 Hạm Đội trang bị tuần dương hạm, hộ
tống hạm, khu trục hạm, tuần duyên hạm, giang pháo hạm, trợ chiến hạm, dương vận
hạm, hải vận hạm, và giang vận hạm.
- Thứ ba. các Lực Lượng Đặc Nhiệm 211 Thủy Bộ với 6 Giang Đoàn, 212 Tuần Thám
với 12 Giang Đoàn, 214 Trung Ương với 6 Giang Đoàn, và Liên Đoàn Người Nhái.
(Tôi nhớ có Lực Lượng Đặc Nhiệm 213, nhưng trên tài liệu th́ không thấy)
*****
4. Tôi bị bức
tử!
....... định mệnh đă đưa kẻ thù của dân tộc đến trước mặt tôi (lúc quân đội cộng
sản bao quanh thủ đô Sài G̣n). Đó là "một thanh niên" lớn hơn tôi 7 tuổi (quân
đội cộng sản thành lập năm 1945). Hắn được lănh đạo bởi một người (ông Hồ Chí
Minh) khi sống trên đất Pháp và đất Nga, đă cố t́nh thay đổi hệ thần kinh với
những "gen" hiền ḥa đạo nghĩa của dân tộc Việt trong đầu ông ta, bằng hệ thần
kinh với những "gen" độc tài tàn bạo thời Mông Cổ xâm lăng cai trị một phần
Âu-Á. Ngôn từ chính trị ngày nay gọi đó là bản chất độc tài, ngoan cố, và lừa
dối. Dưới người đó là một nhóm thuộc hạ (bộ chính trị cộng sản), thực hiện bản
chất của ông ta, bản chất của độc tài, và luôn luôn lừa dối ngay cả bản thân họ,
th́ đâu có ai dưới quyền họ mà tránh được. V́ vậy mà hắn bị ngập ch́m trong bản
chất lừa dối một cách tinh vi của nhóm người kia, để tưởng hắn là anh hùng cứu
nước cứu dân, và hắn trở nên hung hăng khát máu.
Hắn sẳn sàng đánh tôi ngay trong gian nhà chánh (thủ đô Sài G̣n) của tôi. Tôi đă
sẳn sàng đánh lại hắn. Những cơ bắp có trách nhiệm cung cấp thức ăn nước uống
với súng đạn cho tôi (ngành Tiếp Vận), đă dự trữ trong thủ đô và vùng đồng bằng
Cửu Long, đủ cho tôi đánh với hắn 60 ngày mới cần tiếp tế.
Lúc bấy giờ, có thể có nhiều bạn chưa rơ lắm về sức mạnh của tôi. Xin thưa rằng,
tôi có đến :
- Hơn 2 triệu cánh tay (1 triệu quân).
- Gần 2 triệu khẩu súng cầm tay.
- 1.200 xe chạy xích, kể cả chiến xa M48.
- Hơn 1.000 khẩu đại bác từ 105 xe kéo đến 175 ly cơ động.
- 40.000 xe chạy bánh.
- 1.600 chiến hạm chiến đỉnh.
- Hơn 2.000 phi cơ.
Tôi có một hệ thống quân trường, đào tạo từ anh chiến binh đến vị lănh đạo chỉ
huy cấp Sư Đoàn Quân Đoàn, chuyên viên các ngành chuyên môn, và toàn bộ sĩ quan
tham mưu. Tôi có 3 trung tâm điện toán quản trị con người, quản trị quân dụng,
quản trị tài chánh. Tôi có một hệ thống quân y bảo vệ sức khoẻ toàn quân.
Tôi đă đánh và đánh thắng hắn nhiều trận lừng danh, đặc biệt là Tết Mậu Thân
1968 và Mùa Hè Đỏ Lửa 1972.
Vậy mà bây giờ, tôi không được đánh hắn, v́ "cha mẹ cũ" của tôi là Tổng Thống
Thiệu và Đại Tướng Viên đă cao bay xa chạy rồi, c̣n "cha mới" của tôi là Tổng
Thống Minh, đă ra lệnh trên hệ thống truyền thanh Sài G̣n, bảo tôi:
- Không được đánh hắn!
- Phải buông súng xuống!
- Phải giao súng đạn cho hắn!
Quí bạn nghĩ xem, c̣n nỗi đau nào hơn nỗi đau của tôi nữa đây! Và nỗi đau này đă
chồng lên nỗi đau đang day dứt, bởi một phần hệ thần kinh của tôi (những vị lănh
đạo, những vị có quân có quyền trong tay) đă bỏ lại hằng chục ngàn, hằng trăm
ngàn, thậm chí hằng triệu tế bào, để chạy khỏi quê hương trước khi hắn đến.
Chừng như chỉ có nhóm hệ thần kinh đó khôn ngoan hơn nhóm hệ thần kinh c̣n lại,
khôn ngoan hơn hằng triệu quân nhân trong t́nh cảnh "rắn mất đầu" nhưng vũ khí
vẫn trong tay! Chắc quí bạn không ai là không nhớ rằng, một số thần kinh chính
(5 vị Tướng và hằng trăm sĩ quan các cấp) trong nhóm hệ thần kinh c̣n lại của
tôi, đă tự cắt đứt cuộc sống (tuẫn tiết) làm cho tôi vô cùng ngưỡng mộ và cảm
phục. Chính nhờ ḷng dũng cảm cao cả đó, giúp tôi khôi phục được ḷng hảnh diện
của ḿnh đối với những anh bạn đă một thời giúp tôi ngăn chận kẻ cướp. Tôi không
hổ thẹn với tổ tiên, với hồn thiêng sông núi Việt Nam, và nhất là không hổ thẹn
với tất cả những tế bào của tôi đă hi sinh trên khắp các trận tuyến, từ quân sự,
chính trị, đến kinh tế, văn hoá xă hội. Nếu không, tôi sẽ tủi nhục biết dường
nào!! Và hành động đó, tiếp tục soi sáng thêm ḍng lịch sử oai hùng của tổ quốc,
tiếp tục nâng cao thêm tinh thần bất khuất của những anh hùng dân tộc "thành mất
chết theo thành". Đó, chính là ánh sáng của chính nghĩa quốc gia dân tộc mà
chiến sĩ và toàn dân, đă dốc ḷng phụng sự, và sẽ không bao giờ ngưng nghỉ nếu
như dân tộc Việt Nam chưa được sống trong một xă hội dân chủ pháp trị theo
nguyện vọng của ḿnh.
Tôi là một thanh niên 23 tuổi, nhưng tôi có một sức mạnh phi thường, một tinh
thần chiến đấu dũng cảm mà lâu nay hắn rất ngại đánh nhau với tôi, trong khi hắn
sẳn sàng chấp nhận đánh nhau với anh bạn Mỹ cho dù anh bạn Mỹ rất mạnh về hỏa
lực, "chỉ v́ anh bạn Mỹ hiểu hắn không bằng tôi hiểu hắn". Nhưng mà, lệnh là
lệnh!
Lệnh bắt tôi phải buông súng!
Lệnh bắt tôi phải giao súng cho hắn, mà hắn là kẻ thù của dân tộc! Ôi!........
Vậy là, tôi bị bức tử rồi các bạn ơi!
Tôi chết, nhưng những tế bào của tôi không thể chết.
Lời cuối của tôi, là các bạn hăy cùng nhau góp sức giải thể chế độ độc tài cộng
sản, để xây dựng một nước Việt Nam dân chủ tự do, dân tộc được ấm no hạnh phúc
phù hợp với nguyện vọng của toàn dân, nhưng không hành động trả thù, v́ cuối
cùng, tất cả chúng ta đều là người Việt Nam. Nhưng đói với tất cả thành viên Bộ
chính trị từ khoá đầu đến khóa đương nhiệm phải truy tố ra toà, v́ họ là những
người có thẩm quyền hoạch định và điều khiễn chính sách độc tài diệt chủng, đẩy
dân tộc vào thảm cảnh tàn khốc trong nửa cuối thế kỷ 20.
Chúc quí bạn an lành, thành công. Tôi sẽ luôn luôn soi sáng . cho .. quí ...
bạn.
Vĩnh ... b.i..ệ...t....!!!
Houston, mùa đông 2001
Trân trọng cám ơn Tiến sĩ Nguyễn Đức Phương (Anh quốc), về một số tài liệu sử
dụng trong bài này.
Phạm Bá Hoa (K5)