Vợ lính
thời chinh chiến
Đây là bài đầu tiên của loạt bài 30 tháng 4 – 29 năm sau. Trong suốt tháng
4-2004, chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu các bài viết về những kỷ niệm chiến
tranh và cảm nghĩ của mọi người về ngày oan nghiệt gần 30 năm trước.
Tác giả bài viết này là một phụ nữ sinh trưởng ở Bàu Trai, miền Đông Nam Phần.
Đây là một địa danh mà các quân nhân từng hành quân ở vùng 3 chiến thuật đều
quen biết.
Từ câu chuyện t́nh đơn sơ, một thiếu nữ hiền lành trở thành người vợ lính thời
chiến. Đời sống gia binh, người chồng chuẩn bị đi hành quân, tiếng khóc của góa
phụ nhà kế bên, tiếng xe Jeep của chàng trở về chạy trên sân sỏi, tiếng súng đêm
đêm vọng lại, những lần từ biệt vội vàng, các chuyến về thăm nhà bất chợt giữa
các trận đánh. Người vợ lính với 20 năm khắc khoải với hạnh phúc đếm từng ngày
để đến lúc tan hàng lại tiếp tục lo cho chồng đi cải tạo.
Chúng ta đă từng đọc các trang sử chiến tranh của nam nhi thời binh lửa. Bây giờ
xin một lần đọc để thông cảm cho những giọt lệ của phụ nữ Việt Nam trong vai tṛ
vợ lính thời chinh chiến.
Giao Chỉ – San Jose giới thiệu.
Vợ lính
thời chinh chiến
Trong các chị em gái của gia đ́nh, tôi là đứa con gái nhút nhát nhất. Tôi không
thích xem phim chiến tranh, sợ nghe tiếng súng nổ, nên tôi không mong muốn lấy
chồng nhà binh như phần đông các cô gái khác thích những chàng trai trong bộ
quân phục oai hùng. Có lẽ tôi chịu ảnh hưởng của Ba tôi. Ba tôi là viên chức
hành chánh, ông thường than phiền một số sĩ quan trẻ ngang tàng và lái xe ẩu.
Một đêm khuya sau Tết Mậu Thân năm 1968, chúng tôi nghe tiếng gơ cửa, Ba tôi cẩn
thận đuổi chị em tôi vào pḥng, đóng cửa kỹ lại. Ông bỏ cây súng nhỏ vào túi
quần và ra mở cửa. Một sĩ quan trẻ tuổi mặc rằn ri vào xin cho binh sĩ đóng quân
trong khu vườn nhà tôi và cho cấp chỉ huy của họ ở tạm trong pḥng khách. Lúc đó
Ba tôi mới yên tâm biết là đơn vị đi hành quân về đến đây t́m chỗ nghỉ quân.
Lính ở đầy trong khu vườn nhà tôi nhưng không phá phách ǵ như một số người đồn
đăi rằng “ lính đóng quân ở nhà nào là bắt gà, vịt hoặc phá hư đồ đạc của họ”.
Riêng vị sĩ quan ở trong pḥng khách nhà tôi với cái ghế bố nhà binh nhỏ bé, nằm
khiêm nhượng ở một góc pḥng. Cuộc sống gia đ́nh tôi không có ǵ thay đổi khi có
mặt vị sĩ quan này. Chúng tôi lịch sự không đi tới lui trong pḥng khách. Ban
đêm thỉnh thoảng chúng tôi nghe những câu hát vu vơ hoặc vài câu vọng cổ của các
người lính trẻ than thở nhớ gia đ́nh và người yêu. Chúng tôi thông cảm và thương
mến họ hơn.
Dần dần ba mẹ tôi có cảm t́nh với vị sĩ quan chỉ huy. Những lúc rảnh rỗi đến nói
chuyện hoặc mời ăn cơm gia đ́nh. Ông sĩ quan này mượn pḥng khách để làm nơi hội
họp của bộ chỉ huy, nhờ thế gia đ́nh tôi quen biết thêm vài sĩ quan nữa. Câu “
quân dân như cá nước” là đúng, chúng tôi thân t́nh rất mau, có những bữa ăn hoặc
những buổi tối ngồi chung để xem ti vi thật vui vẻ. Quan niệm không tốt về nhà
binh, cảm giác sợ sệt những người lính chiến trong bộ quân phục rằn ri không c̣n
nữa.
Cũng nhờ dịp đơn vị dừng quân, tôi đă gặp nhà tôi sau này. Anh là một trong các
sĩ quan trẻ của đơn vị. Chúng tôi biết nhau qua sự giới thiệu của vị sĩ quan
quen thân với gia đ́nh như đă kể trên. Một thời gian sau chúng tôi thương nhau
và anh xin làm đám hỏi sớm đề c̣n lên đường đi hành quân. Có lần anh nói, gia
đ́nh hối thúc cưới vợ, nhưng “Đời lính tác chiến xa nhà, ra đi không chắc có
ngày trở lại, cưới vợ chỉ làm khổ cho người đàn bà.” Và anh không muốn vướng bận
thê nhi trong thời ly loạn. Sau đó anh đi hành quân liên tục, thỉnh thoảng tôi
chỉ nhận được thư. Hơn một năm sau đơn vị anh về đóng quân tại Biên Ḥa gần Sài
G̣n, đây là dịp tiện lợi để chúng tôi tổ chức đám cưới.
Tôi theo chồng về ở căn nhà trong trại quân đội. Bây giờ tôi cảm thấy hạnh phúc
nhất, ngoài gia đ́nh cha mẹ thương yêu, tôi c̣n có người chồng tính t́nh trầm
tĩnh, ḥa nhă với mọi người. Sau những ngày nghỉ phép cưới vợ, anh trở lại cuộc
sống nay đây mai đó, anh đi ba bốn tháng mới về một lần hoặc lâu hơn tùy t́nh
h́nh chiến sự.
Khi anh chuẩn bị đi hành quân tôi không hề biết trước nhưng dễ nhận ra ngay. Tôi
thấy những binh sĩ làm việc với anh lăng xăng dọn dẹp chuẩn quân trang. Nhưng
tôi vẫn mong ḿnh nghĩ lầm. Anh trở về nhà gương mặt đượm nét quan trọng, ít nói
với tôi hơn. Bận rộn với giấy tờ, điện thoại và dặn ḍ người này người kia liên
tục. Tôi hiểu anh không có th́ giờ để nghĩ đến gia đ́nh. Tôi không quấy rầy anh,
tôi luôn luôn nhớ lời dạy bảo của ba tôi trước khi tôi đi theo chồng: “Con đừng
bao giờ xen vào công việc của chồng con.” Ăn cơm tối xong anh tiếp tục chuẩn bị
tài liệu. Tôi buồn v́ sắp phải xa chồng, không biết làm ǵ hơn là ngồi sau lưng
anh, áp má vào sau lưng anh im lặng. Anh làm việc đến gần nửa đêm, xong anh kêu
tôi lại ghế salon ngồi, anh dặn ḍ mọi việc ở trong nhà, có buồn trở về nhà cha
mẹ chơi, nhất là phải cất kỹ tờ giấy hôn thú. Tôi hiểu anh muốn ám chỉ điều ǵ,
tôi nghe ḷng tê tái. Tôi có bao giờ nghĩ đến mười hai tháng lương tử tuất để
thành góa phụ! Không, tôi chỉ cần chồng tôi. Sau đó chúng tôi chỉ ngủ được vài
giờ. Ba giờ sáng trong sân trại rần rộ tiếng xe, tiếng nói ồn ào của lính. Trong
cảnh lờ mờ tối, tôi nh́n ra sân thấy những người lính, lưng đeo ba lô nặng nề,
đầu đội nón sắt. Trong số đó sẽ có người không trở lại. Quang cảnh này trái hẳn
với những ngày đại lễ, những người lính trong bộ quân phục thẳng nếp, tay cầm
súng đi diễn hành rất đẹp.
Khi chồng tôi bắt đầu mặc áo giáp, đeo súng ngang hông, ḷng tôi tê tái, có một
cái ǵ đó làm cho tôi bất động, chỉ biết nh́n anh và im lặng. Sau cùng anh đội
nón sắt và đưa tay vỗ vào má tôi nói: “Thôi anh đi”. Anh không có những cử chỉ
âu yếm hơn. Những lời từ giă nhiều hơn như những lần anh đi làm việc b́nh thường
hay đi ăn cơm với bạn bè. Anh sợ làm tôi khóc. Tôi muốn nói anh cố sớm trở về
với em, nhưng càng dặn ḍ càng đau ḷng trong buổi chia tay. Tôi cố gắng không
cho nước mắt trào ra. Tôi nh́n anh thật kỹ, để h́nh ảnh anh in sâu măi trong
ḷng tôi. Tôi thầm nghĩ anh c̣n trở về không. Không thể chờ xe anh khuất bóng,
tôi chạy vội vào giường khóc nức nở. Cảnh này cứ tái đi tái lại trong cuộc đời
làm vợ lính của tôi. Có lần tôi nói với anh, khi đi hành quân cho em biết trước
để em chuẩn bị tư tưởng cho đỡ sợ. Nhưng có lẽ v́ bí mật quân sự hoặc cuộc hành
quân gấp rút.
Mỗi lần nghe có tin đơn vị anh đụng độ lớn tôi chỉ biết vào pḥng âm thầm cầu
nguyện, lo sợ gặp những sĩ quan đến báo tin buồn.
Có lúc anh về thăm tôi th́nh ĺnh. Mừng rỡ không được kéo dài bao lâu lại nghẹn
ngào v́ anh ra đi sớm hơn lời hứa. Một buổi chiều anh về và nói chiều mai mới
đi. Tôi vui mừng v́ trưa mai vợ chồng tôi sẽ có chung buổi cơm với nhau, nhưng
đến tối có tiếng điện thoại, anh nghe xong nói với tôi sáng sớm mai anh phải đi.
Thế là mất một đêm hạnh phúc, chỉ có tiếng than thở và tiếng nức nở của tôi. Khi
tôi có thai được sáu tháng, lúc đó anh đóng quân tại Bến Tre, anh biết gia đ́nh
tôi có quen thân với ông bà bác sĩ tại Mỹ Tho. Anh hẹn gặp tôi tại đó để anh đến
thăm v́ từ Bến Tre chỉ qua một cái phà là đến Mỹ Tho. Anh cho biết sẽ ở chơi từ
trưa đến chiếu mới đi. Sáng ngày ấy ba tôi chở tôi xuống Mỹ Tho, sẵn ba tôi thăm
lại người bạn cũ. Tôi gặp anh ngượng ngùng mắc cỡ với cái áo bầu khoác ngoài.
Tuy là vợ chồng nhưng ít khi sống gần gũi nhau nên đối với anh đôi khi tôi vẫn
c̣n e thẹn. Sau khi chúng tôi hàn huyên được nửa giờ, chúng tôi dùng cơm trưa,
tuy có mặt ba tôi và hai ông bà bác sĩ nhưng tôi cũng cảm thấy hạnh phúc lắm.
Buổi cơm chưa chấm dứt chồng tôi có máy truyền tin gọi trở về đơn vị, vậy là anh
lại đi ngay. Tôi tiếp tục dùng cơm, nhưng món ăn trở nên lạt lẽo, dầu bà bác sĩ
nấu rất ngon. Thương con, ba tôi cáo biệt về Sài G̣n sau buổi cơm. Trên xe ông
nh́n tôi và vuốt tóc thông cảm.
Một đêm tôi đang ngủ bỗng giật ḿnh thức giấc bởi tiếng khóc thảm thiết của bà
hàng xóm, tôi vội đến cửa sổ nh́n ra ngoài để xem chuyện ǵ xẩy ra. Bên ngoài
đêm tối yên tĩnh bị đánh tan bởi tiếng khóc của người vợ trẻ vừa được tin chồng
tử trận ngoài chiến trường, cùng đi hành quân chung đơn vị với chồng tôi. Chị
khóc lóc, kêu gào, gọi tên chồng nhưng chồng chị sẽ măi măi không trở về nữa.
Tôi trở lại giường nằm nhưng không ngủ được, tôi thương cho người đàn bà góa phụ
kia và lo sợ cho bản thân ḿnh. Sáng hôm sau người vợ trẻ đầu phủ khăn tang,
gương mặt xanh xao cùng với bà mẹ già đi lănh xác chồng theo sau hai đứa con
khoảng ba, bốn tuổi, đầu chít khăn trắng. Chúng nó vô tư không biết ǵ, thật ra
ba chúng đi hành quân luôn, ít khi ở nhà. Bây giờ không có lời an ủi nào làm chị
vơi được nỗi buồn, chỉ mong thời gian sẽ hàn gắn vết thương ḷng của chị mà
thôi. Sau này chị kể, chị nghe tiếng chim cú kêu chiều hôm đó, chị nghĩ có điều
xui rồi. Tôi không bao giờ tin dị đoan, tôi không xem bói v́ thầy bói nói vui
tôi không tin, nói buồn tôi phải bận tâm lo lắng, nhưng bây giờ tôi lại sợ tiếng
cú kêu.
Một chị bạn quen, chồng cũng là bạn thân với chồng tôi, nhà ở trong cư xá đối
diện, với ba đứa con nhỏ. Chồng đi hành quân không chắc có ngày về, tinh thần
của chị ngày càng suy nhược, cộng thêm những lần thay mặt gia đ́nh đi dự đám
tang qúa nhiều bạn bè thân thiết bị tử trận. Tinh thần đă sẵn yếu, ngày càng trở
nên suy sụp. Lúc ở Việt Nam, bác sĩ phải cho uống thuốc an thần. Sau này may mắn
được di tản qua sống ở Mỹ nhưng rồi cũng không tránh khỏi bệnh nan y Alzheimer,
chị hoàn toàn mất trí, thể xác trông cậy vào người chồng thủy chung, ngày xưa là
người chỉ huy chiến trận tài ba, bay giờ biến thành người y tá tận tụy và hy
sinh nhẫn nại cho người vợ tao khang, quen biết từ thuở c̣n niên thiếu.
Ngày tôi sanh cháu bé, chồng tôi được nghỉ phép, anh ở hẳn trong nhà thương với
tôi, mặc cho những lời dị nghị của các cô bác theo xưa cho như vậy là không tốt
là bị “ mắc phong long “. Mấy ngày sau tôi rời nhà thương, anh được lệnh đi hành
quân tại Campuchia. Nh́n anh đi tôi khóc măi v́ nghe tin đồn ở Campuchia thường
bị “ Cáp duồn”. Mẹ tôi khuyên “ Con mới sanh khóc như thế không tốt đâu “. Nhưng
tôi đâu nào nghĩ đến sức khoẻ của tôi, tôi lo cho anh và không muốn con tôi mất
cha. Hàng ngày bận bịu nuôi con, nghĩ đến anh tôi chỉ biết cầu nguyện.
Đến năm 1973 chồng tôi chuyển sang làm việc hành chánh, mặc dù ở đâu cũng là
phục vụ cho nước nhà, nhưng anh không thích lắm. Riêng tôi vui vẻ hơn v́ đây là
dịp mẹ con tôi được sống với anh hàng ngày. Tại đây anh vẫn phải đi xuống thăm
các quận thường xuyên. Đă có các sĩ quan thỉnh thoảng bị chết v́ địch phục kích
dọc đường, cho nên tôi vẫn tiếp tục lo lắng cho anh. Ngày này qua ngày khác, mỗi
buổi chiều tôi nghe chiếc xe lăn bánh trên con đường đá sỏi vào cổng là tôi biết
anh đă b́nh yên trở về. Có những chiều anh về rất muộn, tôi không yên tâm được,
vào pḥng ngồi bất động âm thầm cầu nguyện. T́nh thương đă khiến tôi rất thính
tai, tiếng cổng mở cửa từ xa tôi đă nghe được, lúc đó tôi mới thở phào nhẹ nhơm,
đi ra ôm lấy con và cùng nhau ra đón ba nó.
Có những đêm pháo kích tôi sợ quá, một tay ôm choàng lấy con, một tay nắm chặt
tay anh, nhưng sau khi đợt pháo kích đầu tiên đă chấm dứt, anh phải vội vă từ
giă mẹ con tôi để băng qua cửa hông nhà đi xuống hầm trung tâm hành quân, hầu
tiện việc chỉ huy yểm trợ các đơn vị đồn trú địa phương. Muốn cho chồng luôn
được b́nh yên và tôi bớt đi nỗi lo âu để yên tâm làm việc nội trợ, một hôm tôi
đưa cho anh xâu chuỗi mà vị linh mục đỡ đầu đă cho anh ngày rửa tội. Tôi nói
“Anh nhớ luôn bỏ xâu chuỗi này vào túi áo mỗi ngày anh đi làm việc, để có Chúa
phù hộ anh và em đỡ lo lắng cho anh.” Tôi biết đàn ông tánh không chu đáo lắm
nên tôi nói thêm “Anh thương em hăy nhớ lời em dặn.”
Ngày tháng cứ thế trôi qua, chiến sự càng ngày càng sôi động, cho đéán một ngày
mẹ con tôi từ giă anh, trở về ở với ngoại, để anh không phải bận tâm gia đ́nh.
Chúng tôi từ giă đời sống gia binh. Lần này tôi cũng nh́n anh rất kỹ và niềm hy
vọng gặp lại anh ít hơn. Khi cuộc sống của người vợ lính thời chiến chấm dứt th́
những ngày nghiệt ngă mới lại bắt đầu. 30/04/75 đă chấm dứt cuộc đời binh nghiệp
của chồng tôi và anh đi tù với mười ba năm cải tạo. Riêng tôi, ngoài trách nhiệm
nuôi chồng, nuôi con, nỗi lo âu vẫn c̣n và sự mong đợi chồng về mỏi ṃn hơn.
Sau cùng, nhờ ơn trên, nhà tôi đă trở về. Anh vẫn c̣n giữ xâu chuỗi ngày xưa đă
cùng anh sống trong ngục tù với những chỗ bị đứt đă nối lại và rơi mất một hạt.
Hơn hai mươi năm làm vợ lính thời chiến, 13 năm vợ tù cải tạo của thời b́nh, là
người con gái ở miền quê Bàu Trai, tôi có làm ǵ đâu mà suốt đời chỉ sống với
nước mắt.
Chiến tranh đă cướp mất tuổi thanh xuân của bao nhiêu người vợ trẻ. Chỉ c̣n lại
Việt Nam, một quê hương điêu linh, một dân tộc bất hạnh triền miên trong chiến
tranh và nghèo khó.
Người Bàu Trai
Tháng Tư 2004
Mến tặng Anh Chị Đồ Sơn
|