[_templates/thtqlcvn-header.htm]

 

BUỒN VUI …THANH CẨM!

MX Phan Công Tôn

Đặt cái tên:
Định ngồi viết (một vài) cái ǵ đó cho tờ “Đặc San Thanh Cẩm”, cứ loay hoay măi chưa biết phải đặt cái tựa bài là ǵ?
Đặt tên “Chuyện buồn Thanh Cẩm” ư?. Cũng được, nhưng không lẽ nói về Thanh Cẩm mà chỉ nói toàn chuyện buồn?
Đặt tên “Chuyện vui Thanh Cẩm” ư?. Đặt như vậy sẽ không ổn, v́ sợ mấy anh khó tính (cỡ Ông Đỗ Việt Anh) mắng cho mấy mắng rồi phán: “Rơ vẽ chuyện, đi ở tù dưới chế độ Cộng sản, bị đày đọa khổ hơn con chó, vui cái ‘khổ’ nào mà đặt tựa bài như vậy”?!
Thôi th́, để cho vui vẻ cả làng, đặt cái tên “Buồn vui … Thanh Cẩm” vậy! OK?


Tiền Thanh Cẩm:
Trại 2 Đói, Trại 2 No:

Sở dĩ phải lướt qua một tí về cái “tiền Thanh Cẩm”, v́ nếu thiếu cái đoạn này coi như chúng ta đă để mất đi những cái “không thể thiếu được của cuộc đời cải tạo”!
Trong một đợt “biên chế”, chúng tôi từ Trại 6 Khe Thắm (Hoàng Liên Sơn) được chuyển về “Trại 2 Đói” vào khoảng đầu năm 1978. Tại đây chúng tôi có thêm những người bạn mới cũng vừa chuyển đến từ các Trại 3 và 5 (vùng nông trường chè Trần Phú). Lúc đầu cũng có đôi chút đố kỵ: số các bạn mới này gọi chúng tôi là “mấy ông bốn túi” (v́ ở Trại 6 Khe Thắm chúng tôi được phát và bận bộ đồ rằn ri 4 túi của QLVNCH và toàn trại tù đều là cấp Thiếu Tá); các bạn mới từ các Trại 3 và 5 nhập lại, các trại này được cho bận bộ đồ tù màu xanh dương (giống như bộ “bà ba”, có giây vải để cột chứ không có nút) và các anh em này có cấp bậc từ Thiếu Úy đến Đại Úy.
Dĩ nhiên những “đố kỵ” nho nhỏ lúc đầu (do vài sự khác biệt kể trên) được hóa giải và xóa nḥa một cách nhanh chóng và “phe ta” đă trở thành “phen”, gắn bó với nhau trong t́nh yêu thương để cùng nhau chia xẻ biết bao cay đắng và nhục nhằn của kiếp đọa đày …
Phải nói nhanh, tại sao có cái tên “Trại 2 Đói”? Lúc đầu về Trại 2 này (c̣n do Bộ Đội “quản lư”) chúng tôi chỉ gọi là Trại 2 thôi, nhưng khoảng 4 tháng sau, chúng tôi lại được “biên chế” qua một trại khác (cũng là Trại 2 nằm trong vùng Yên Báy). Từ đó chúng tôi mới đặt tên mới: thêm chữ “đói” và “no” vào “Trại 2” để phân biệt hai trại vừa trải qua, v́ lẽ đó chúng tôi, khi nói chuyện với nhau, thường dùng hoặc “Trại 2 Đói” hoặc “Trại 2 No” để nói đến hai trại này.
Khi dùng chữ “Trại 2 No”, chúng tôi ngầm thỏa thuận với nhau cái tên này để phân biệt cho 2 cái trại cùng tên. Khi về “Trại 2 No”, dĩ nhiên nó cũng đói dài dài như cái đói cố hữu của các trại tù dưới chế độ Cộng sản Việt Nam nhưng nó không thê thảm và “đói đến tận cùng tần số” như ở “Trại 2 Đói”! Chúng tôi đặt tên là “Trại 2 No” cho dễ phân biệt với “Trại 2 Đói” và coi đây như là một loại “khôi hài đen” để châm biếm cho vui vậy mà!

Trở lại với “Trại 2 Đói”: Chỉ mới nghe cái tên thôi đă thấy thê thảm rồi, mà quả thật như vậy. Trại nào tiêu chuẩn ăn cũng giống nhau (nghĩa là vẫn đói triền miên) nhưng ở các trại khác, khi đi lao động bên ngoài, “phe ta” c̣n có dịp trổ tài mưu sinh, kiếm chác chút đỉnh (bọn Cán bộ gọi là “linh tinh ca cóng”) từ con ốc ma, ốc sên, con cua, con c̣ng, con dế, con châu chấu, con cóc, con nhái hoặc ngay cả rau dại, rau rừng v..v.. chưa kể các bạn có “tay nghề” cao, dám “đánh pát” ở các đồi khoai ḿ hoặc ngay cả vào dịp “được mùa” toàn đội được cho “bồi dưỡng” ngay tại “hiện trường lao động” trong giờ giải lao v..v.. Dù bằng cách nào đi nữa, “phe ta” cũng kiếm được “chút cháo” để gọi là … “ấm ḷng chiến sĩ”!
Nhưng thời gian ở “Trại 2 Đói” th́ không được như vậy, cả vùng đất chung quanh trại đều khô cằn, không có ngay cả một mầm xanh. Trong phạm vi của vùng đi lao động cũng chẳng kiếm chác được ǵ; ngay cả các toán cưa xẻ, khi đi lao động được quyền đem “con cúi lửa” theo (một đoạn bùi nhùi bằng giây vải, giây nhợ được bết lại để có thể giữ cục than lửa, khi đến hiện trường lao động, nhúm với lá khô hoặc cành cây khô, thổi lên thành lửa để có thể “nổi lửa lên em” ở hiện trường lao động để chống muỗi hoặc bù mắt, v́ các toán này phải xẻ gỗ trong rừng, xa trại cả chục cây số; hôm nào may mắn lắm mới kiếm được “gà” (anh em cưa xẻ đặt tên bắp chuối rừng là “gà”). Và chỉ có thế!

Một điều rất khó quên liên quan đến Đội Chăn Nuôi của trại: Đội này có mấy con heo nhỏ do 2 “chuyên viên nuôi heo” Huỳnh Tuấn và Nguyễn Đức Tâm
phụ trách. Như phần trên vừa đề cập, chung quanh trại lúc bấy giờ không có bất cứ loại rau cỏ ǵ có thể nấu để nuôi heo, trại cũng không có cám hoặc chất bột ǵ để “vỗ béo nợn”. Thức ăn duy nhất cho heo là các “đầu mẩu” sắn! Mỗi lần có đợt sắn chở đến trại, một số anh em “phe ta” được phân công lên hội trường để chặt “đầu mẩu”, có nghĩa là củ khoai ḿ được chặt ở hai đầu, xong chấm vào tro để giữ cho khoai ḿ lâu bị hư, phần bị chặt ra gọi là “đầu mẩu” được chuyển về Đội Chăn Nuôi để nấu cho heo ăn. Trên nguyên tắc, thức ăn duy nhất cho heo là phần khoai ḿ lấy ra từ các “đầu mẩu” này!
Mỗi ngày đi lao động về, “phe ta” phải xuống suối tắm, lâu lâu ṭ ṃ ghé qua “chuồng nợn” xem thử mấy con heo lớn đến cở nào,trời ơi, sao cả hơn 2 tháng rồi mà mấy con heo, chẳng những không mập thêm tí nào mà ngược lại c̣n bị teo lại cỡ con … mèo! Hỏi, th́ được 2 “chuyên viên nuôi heo” “bật mí”: “Đói te tua, mấy ‘đầu mẩu’ không đủ cho người ta ăn, làm ǵ tới mấy con heo!”
Rồi đến một đêm, có mấy con chuột vào tấn công mấy con heo, có lẽ v́ quá yếu, không chống trả nỗi mấy con chuột nên một con heo bị chết. Ngày hôm sau, theo lệnh của Trại, con heo bị chuột cắn chết này được nấu thành một chảo canh bồi dưỡng cho toàn trại khoảng 300 tù!

“Anh Chín” Trại Trưởng:
Chúng tôi được thưởng thức Tết Nguyên Đán 1978 tại “Trại 2 Đói” này, năm đó mỗi người tù được phát 2 cái bánh chưng nhỏ để hưởng xuân. H́nh ảnh khó quên của sáng mùng một Tết khi “Anh Chín” (Trại Trưởng) xuống nói chuyện và chúc Tết anh em tù. Một số “phe ta” đă “để nhẹ” (tức là đă “xơi tái”) cả 2 cái bánh chưng khi được phát vào chiều 30 Tết v́ quá đói và nhịn không nổi! Một số ráng nhịn, chưa dám ăn, c̣n giữ và mang ṭng teng 2 cái bánh chưng trước ngực (không dám để trong Buồng v́ sợ mất chăng?) khi tập họp để nghe “Anh Chín” chúc Tết.
Hai cái bánh chưng ở “Trại 2 Đói” c̣n quư hơn một báu vật, coi như một “vật bất ly thân”, thôi đeo vào cổ (thấy hơi kỳ kỳ) nhưng thà “cẩn tắc vô áy náy” như vậy cho chắc ăn!
Nói về “Trại 2 Đói” mà không nói đến “Anh Chín” là một “thiếu xót nớn”!
Chúng tôi gọi ông Trại Trưởng bằng một cái -nick name- “Anh Chín” số là như vầy: về bên ngoài, ông ta có vóc dáng khá to con, ăn nói chậm rải chừng mực, lúc b́nh thường; nhưng ông ta dễ bị kích động và như “lên cơn” mỗi khi nhắc đến chiến tranh lúc đi “B” (Quân Đội Cộng Sản Bắc Việt vượt Trường Sơn xâm nhập miền Nam). Có lần đang nói trước toàn trại tù, nhắc đến chiến trận, nhắc đến bom đạn Mỹ, nhắc đến những lần bị thương … ông ta như đang “lên cơn” với sôi sục căm thù, ông ta nói đến những vết thương ông ta đă có, đặc biệt là giơ bàn tay c̣n 4 ngón như một chứng tích tội ác của Mỹ Ngụy … Nhờ vậy chúng tôi mới biết ông chỉ c̣n 9 ngón và từ đó chúng tôi, mỗi lần nói hoặc nhắc về ông, chúng tôi gọi ông ta là “Anh Chín”!
“Anh Chín” có một đặc điểm khá thú vị, khi nói về ḿnh, ông không bao giờ xưng “tôi” nhưng mọi người mà ông tự xưng là “Trại Trưởng”.
Có một lần, một Đội được chỉ định đi lao động trên “khung” (khung là tên gọi vùng doanh trại của Cán Bộ và Bộ Đội), không biết ai đó trong “phe ta” đă “vớt nhẹ” nguyên ổ trứng gà của “Anh Chín”. Mấy hôm sau, khi phát giác bị mất ổ trứng gà, “Anh Chín” cho lệnh tập họp toàn trại để “lên lớp”.
“Anh Chín” nói huyên thuyên về chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà Nước, tha cho các anh tội chết, tạo điều kiện cho các anh học tập cải tạo tốt v..v.. “Vậy mà anh nào đă dám lấy trộm nguyên ổ trứng gà của Trại Trưởng. Anh nào? Anh nào đă lấy ổ trứng gà của Trại Trưởng? Cứ thành thật nhận tội, Trại Trưởng hứa là sẽ không xử lư, không phạt ǵ cả! Anh nào? Anh nào lấy, cứ nói cho Trại Trưởng biết!”
Dĩ nhiên “phe ta” không ai nhận tội mà c̣n xù x́ với nhau: “Ngu sao mà nhận tội, anh Chín!”

Sau Tết khoảng 2 tháng, rơi vào tiết Xuân, có lẽ “Ông Trời” thấy đám tù đói te tua và tội nghiệp quá nên “ngó lại”: cho rau tàu bay mọc khắp mọi nơi, nhất là vùng chung quanh trại. Thế là “phe ta” được tha hồ “bồi dưỡng”: lúc đi lao động bên ngoài trại, lén lút “linh tinh ca cóng”, cũng có chút ít rau dằn bụng; và trại cho phép các “anh nuôi” trong Đội Nhà Bếp lấy rau tàu bay về nấu cho toàn trại “cải thiện”! Thế là, theo sự mô tả của mấy anh trong Đội Phân chuồng, Phân xanh, các sọt phân của tù (do Đội này “thu hoạch”) chỉ toàn một màu xanh … lè! Thậm chí, anh em “phe ta” c̣n “khôi hài đen”: “Khi đi tè, nước tiểu cũng chỉ … một màu xanh!”

Ở “Trại 2 Đói” khoảng hơn 4 tháng th́ toàn trại được chuyển về “Trại 2 No”, ở trại này khoảng 4 tháng th́ được chuyển về “Áo Vàng”, tức là trại do Công An quản lư: chúng tôi được chuyển về Trại Thanh Cẩm (thuộc tỉnh Thanh Hóa) vào khoảng tháng 8 năm 1978!

Sự khác biệt rơ nét nhất giữa “Bộ Đội quản lư” và “Công An quản lư” đó là phần lán, trại.
Thời gian do Bộ Đội quản lư, các lán, trại đều làm bằng tre, nứa (kể cả cửa ra vào và mái nhà). Các cửa th́ không bị khóa và ban đêm tù có thể ra bên ngoài để đi tiểu tiện hoặc đại tiện.
C̣n khi về với “Áo vàng” th́ ngược lại, các “buồng” (dăy nhà) đều được xây bằng gạch kiên cố; cổng trong, cổng ngoài cẩn thận. Mỗi tối, cán bộ đến điểm danh từng buồng trước khi cho “nhập buồng” và tù phe ta, cứ y như con gái nhà lành (và khuê các) cứ vẫn bị “cửa đóng then cài”. Dĩ nhiên, vấn đề vệ sinh được “xử lư” ngay trong buồng để mọi người được chung hưởng “mùi” đời với nhau!

Trại Thanh Cẩm:
Trại nằm trên một triền đồi, cổng trại quay về hướng Đông, từ cổng trại, theo đường ṃn khoảng 100 mét là đến bờ nước sông Mă. (mỗi ngày, sau khi lao động về, các Đội được tắm ở bến sông này trước khi nhập trại).
Từ cổng trại đi vào, qua một khoảng sân rộng (dùng để tập họp toàn trại mỗi buổi sáng khi làm thủ tục “xuất số” đi lao động) là một hội trường lớn (dùng để “lên lớp” hoặc học tập chính trị cho toàn trại).
Phía tay phải là dăy nhà dùng làm nhà bếp, tiếp theo là các Buồng 1,2,3,4 tính từ thấp lên cao. Phía tay trái là các Buồng 8,7,6,5 tính từ thấp lên cao. Vị trí trên đồi cao giữa 2 dăy Buồng là khu “Nhà đen” -nhà kỷ luật- (để c̣ng những người vi phạm kỷ luật) và khu kiên giam hoặc biệt giam để giam giữ những người bị “cách ly” với các Đội và Buồng phía dưới.

Chúng tôi được chia thành từng “Đội” và được chỉ định ở vào các “Buồng” liên hệ. Lúc đầu chúng tôi được xếp vào Đội 15 và được ở tại Buồng 5, cùng Buồng với Đội 16 (đội này có 48 người và cũng vừa đến trước chúng tôi khoảng hơn tuần lễ). Hỏi ra mới biết, Đội 16 là một Đội có một “thành tích” khá đặc biệt, gồm các “thành phần không chịu học tập cải tạo” của các trại như Hà Tây, Vĩnh Phú, Nam Hà và một số các trại khác bị đưa lên trại Quyết Tiến (hay c̣n gọi là Cổng Trời, thuộc tỉnh Hà Tuyên) từ năm 1977; đây coi như một trại trừng giới với chế độ cầm tù rất hà khắc. C̣n Đội 15 chúng tôi, đă bị phân loại và tuyển lựa (từ các trại do Bộ Đội quản lư), cũng coi như thuộc “thành phần xấu” cần phải theo dơi!
Đó là lư do, mấy tháng đầu khi mới tới trại Thanh Cẩm, trong khi các Đội khác được đi lao động bên ngoài, riêng 2 Đội 15 và 16 chỉ được lao động bên trong trại. Đặc biệt, qua những lần Đội 16 “băi công và đ́nh công” làm t́nh h́nh rất là căng thẳng và Đội 15 cũng phải tỏ thái độ “yểm trợ tinh thần” cho những bạn cùng Buồng … V́ thời gian đầu, Đội 16 nói riêng và Buồng 5 nói chung, đă tỏ thái độ tiêu cực như vậy nên Trại đă cấm trại viên các Đội và các Buồng khác không được “quan hệ” với những “thành phần xấu” của Buồng 5!

“Tù hại bạn”:
Riêng Đội 15 chúng tôi, trong môi trường và bối cảnh khá đặc biệt như vậy nên đă bị cán bộ Trại cài đặt những tay “ăng ten” (“phe ta” thường gọi là “tù hại bạn”) thật là “khủng khiếp”!
Đội có khoảng 50 người mà đă có ít nhất 6 tay “ăng ten” thuộc loại “sừng sỏ”, “phe ta” thường rù ŕ than với nhau: “Đ .t chưa hết thúi th́ tụi nó đă đi báo cáo rồi!”. Dần về sau, khi t́nh h́nh của Buồng 5 đă dịu lại và ngay cả sau khi cả 2 Đội 15 và 16 được cho đi lao động bên ngoài, các “tù hại bạn” của Đội 15 vẫn c̣n đó và vẫn “kiên tŕ” để “hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”!
Vào khoảng 2 năm sau, thời gian này đă có mốt số tù h́nh sự về trại Thanh Cẩm, tôi và một số anh em tại Buồng 5 đă chứng kiến một “hoạt cảnh” rất bất ngờ và rất thú vị: một buổi sáng Chủ Nhật, ngày được nghỉ lao động và cũng là ngày duy nhất trong tuần được “nổi lửa lên em” (được phép nấu nướng tại sân sau của Buồng).
B́nh Thanh (một tù h́nh sự bị nhốt ở khu kiên giam) leo lên tường, nh́n xuống khu sân sau của Buồng 5 trong lúc “phe ta” đang nấu nướng; lúc bấy giờ, anh “X” (tay “tù hại bạn” của Đội 15) cũng vừa ra tới khu này. Đột nhiên, B́nh Thanh chỉ vào anh này rồi quát lớn: “Này, thằng “X”! Ông bảo cho mày biết nhá! Trên này ông nghe về mày nhiều lắm rồi. Liệu hồn, nếu mày vẫn giở tṛ báo cáo mấy chú, ông c̣n nghe thấy, ông sẽ bảo “chúng nó” lấy đứt “cặp pha” của mày!” (“chúng nó” hàm ư là các đàn em h́nh sự ở dưới các Buồng, “cặp pha” là đôi mắt).
{Những lần trước, khi leo lên tường vói xuống nói chuyện với chúng tôi, B́nh Thanh nói năng rất lễ phép và xưng hô cháu, chú rất đàng hoàng. Nhưng hôm ấy anh ta giở giọng “anh chị” với anh “X”, có lẽ anh ta được đàn em báo cáo về mọi việc làm của anh “X”}.
Anh “X” mặt mày tái mét, ấp úng phân bua: “Tôi có làm ǵ ai đâu, tôi đâu có báo cáo ai đâu …” Giọng B́nh Thanh vẫn sang sảng vọng xuống: “Ông cảnh cáo mày lần chót. Hăy liệu giữ lấy hồn!” Anh “X” không giấu được vẻ bối rối và sợ hăi, “biến” nhanh vào Buồng để lẫn tránh và cả ngày Chủ Nhật hôm đó, không dám ra phía sau Buồng để nấu nướng!
Chúng tôi đă từng thấy B́nh Thanh nhiều lần tại vị trí này, anh ta có dáng thư sinh, trắng trẻo và đẹp trai! Qua lời kể của các tù h́nh sự ở dưới các Buồng, anh ta là một Đại Ca rất được các đàn em nể phục qua các hành động rất “cực kỳ” ngoài đời. Vào đây, uy tín của anh ta vẫn c̣n, anh ta vẫn ra lệnh cho các đàn em làm việc này, việc nọ và ngay cả việc thanh toán các “đối tượng” mỗi khi cần.
Suốt thời gian ở chung với các tù h́nh sự, chúng ta đă thấy biết bao cuộc “thanh trừng” đă xảy ra trong các Buồng của h́nh sự, biết bao nhiêu vụ đổ máu và tử vong đă xảy ra. Và biết bao “phiên ṭa” đă được tổ chức tại sân của trại Thanh Cẩm để “xử lư” các “vụ việc” liên quan đến tù h́nh sự!

Vụ trốn trại:
Rạng sáng ngày mồng 2 tháng 5 năm 1979 chúng tôi (tại Buồng 5) nghe nhiều loạt súng nổ từ phía sau đồi, có lẽ là từ cḥi canh. Anh em bàn tán và đoán ṃ với nhau thôi chứ đâu biết chuyện ǵ đă xảy ra từ bên ngoài! Hơn tiếng đồng hồ sau mới nghe tiếng lao xao ở dưới sân và nhất là tiếng những bước chân di chuyển lên khu kiên giam. Lúc bấy giờ, chúng tôi đang ở trong buồng, cửa buồng vẫn c̣n khóa và cổng lớn của buồng vẫn chưa mở như thường lệ. Đến chiều đi lao động mới biết có vụ trốn trại đêm qua. Mấy hôm sau, phối kiểm tin tức mới biết trong vụ trốn trại này có 5 người tham gia, đó là các anh Đặng Văn Tiếp, Lâm Thành Văn, Nguyễn Hữu Lễ, Trịnh Tiếu và Nguyễn Sĩ Thuyên. Kết quả của vụ trốn trại này là tất cả 5 người đều bị bắt lại và có 2 người bị chết, đó là 2 anh Đặng Văn Tiếp và Lâm Thành Văn.

Nhạc Classic:
Bắt đầu từ năm 1980, phong trào chơi nhạc Classic được phổ biến tại các Buồng và rất nhiều người đă tự đóng đàn guitar để chơi. Chúng ta đă thấy rất nhiều cái đàn “tự chế” xuất hiện và trong những “sô” văn nghệ bỏ túi. Các tay độc tấu nhạc Classic đă tŕnh diễn rất độc đáo và xuất sắc làm phong trào chơi nhạc Classic càng thêm khởi sắc! Cá nhân tôi cũng tập chơi Classic, trong ngày Chủ Nhật và ngay cả ngày thường, vào buổi trưa tôi ra góc xa nhất đằng sau Buồng, tập một ḿnh. V́ tôi không có quà cáp, nên tôi dùng thời gian tập đàn để quên cái đói đang hoành hành trong bao tử!
Tôi và anh Dương Văn Lợi (Đội 16) rất thân nhau, mỗi tối sau khi vào Buồng, tôi thường cầm rá bắp sang chỗ anh Lợi, hai anh em cùng ăn và đếm từng hạt bắp để nói chuyện đời với nhau. Về sau, tôi bị các tay “tù hại bạn” của Đội 15 báo cáo và tôi bị cấm không được “quan hệ” với anh Lợi, tôi không dám sang khu anh Lợi để cùng ăn bắp hoặc khoai ḿ vào buổi tối ... và ngay cả vào buổi chiều trước khi vào Buồng, lúc c̣n ngồi tại thềm gần nhà ăn, tôi và anh Lợi ngồi đâu lưng lại với nhau với rá thức ăn trước mặt, mỗi người nh́n về một hướng để ... nói chuyện, với mục đích không bị mấy tay “tù hại bạn” ḍm hành ...
Lần đầu tiên anh Lợi được mẹ ra thăm nuôi, khi vào trại, anh cho tôi một cây đàn guitar (thứ thiệt chớ không phải loại “tự chế”). Tội nghiệp, bà cụ lặn lội từ SàiG̣n ra thăm con, c̣n phải kè kè thêm cây đàn! Khi nhận được món quà này từ anh Lợi, tôi vô cùng cảm động!

Cuộc Vượt thoát Vĩ Đại:
Anh Lợi được tha trong tháng 4 năm 1981 và chỉ mấy tháng sau, vào tháng 9 năm 1981, anh và một số các đàn em đă đánh cướp một trực thăng tại phi trường Bạch Mai (Hà Nội) để đào thoát sang Trung Quốc. Đây là một cuộc vượt thoát độc đáo, vô tiền khoáng hậu của một tù cải tạo của Trại Thanh Cẩm nói riêng và của các tù cải tạo từ Nam ra Bắc nói chung, dưới chế độ Cộng Sản Việt Nam. Anh Lợi đă ghi lại một số chi tiết của lần vượt thoát này qua tập hồi kư xuất bản vào năm 1992 mang tên: “Hà Nội báo động đỏ”.

Oan ơi Ông Địa!:
Một buổi tối, sau khi đă vào Buồng, anh Lê Thanh Cát leo lên chỗ nằm của anh Nguyễn Tiến Đạt để coi anh Đạt đang vẽ h́nh Con Gấu Misa, biểu tượng của Thế Vận Hội Mạc Tư Khoa 1980. Thời gian này hai anh Cát và Đạt rất thân với nhau, nghe đồn rằng anh Cát c̣n “hăm” (sau này) sẽ gă cô con gái út cho anh Đạt nữa ... Hôm đó, không biết anh Cát phê b́nh nét vẽ của anh Đạt sao đó hoặc anh Đạt có nói điều ǵ đụng chạm đến “nỗi buồn riêng” của anh Cát, đến nổi hai người gây gỗ nhau. Lời qua tiếng lại một hồi, anh Cát nổi nóng thụi anh Đạt một cái vào mắt, kính cận của anh Đạt bị bể và làm chảy máu gần khoé mắt. Đáng lẽ, chuyện có thể dàn xếp êm đẹp với nhau v́ chẳng có ǵ trầm trọng cả, nhưng không ngờ mấy tay “tù hại bạn” của Đội 15 nhào tới cửa sổ song sắt hô cấp cứu inh ỏi. Thế là đâm ra to chuyện! Các “chèo” rầm rập chạy lên, mở cửa pḥng, cho người đưa anh Đạt xuống trạm xá xức thuốc.
Lúc sau Ban L. cũng lên tới, dĩ nhiên cho lệnh đưa anh Cát đi cùm. Lúc bấy giờ, anh Giáp Chí Hiếu (có cái “hỗn danh” là Giáp Chí Mí, do anh em ưu ái đặt cho) cũng đang đứng với mọi anh em khác trong Buồng, bổng bị Ban L. chỉ vào mặt và quát lớn: “Anh Hiếu này nữa. Cho đi cùm!”
Anh Hiếu sửng sốt tŕnh bày: “Thưa Ban, tôi có làm ǵ đâu!” Ban L. như át giọng: “Đưa đi. Cùm. Cùm. Cùm!” Thế là Giáp Chí Mí, mới từ kỷ luật cho về Đội chưa được bao lâu, lại phải khăn gói quả mướp trở về ... cố quận!
Thật là oan ơi ông địa phải không Giáp Sư Huynh!

Ban Trật Tự:
Từ năm 1978 (tôi mới đến Trại Thanh Cẩm) cho đến năm 1983 (đổi vào Trại Lam Sơn trước khi chuyển vào Trại Gia Rai, Xuân Lộc), tôi ghi nhận được các anh “bị” chỉ định làm Trật Tự (thứ tự qua các “trào”): Phạm Đ́nh Thăng, Nguyễn Tất Đạt, Bùi Đ́nh Thi và phụ tá là Phát (xi cà que), Nguyễn Văn Bảy (Bảy Chà) và Trần Chiêu Quan. Phải thành thật ghi nhận rằng: dưới “trào” Thi và Phát, đó là thời gian khó khăn và hắc ám nhất; c̣n dưới “trào” Bảy Chà, coi như dễ chịu và thoải mái nhất!

Ban Y Công:
Từ 1978 cho đến 1983, các anh được chỉ định làm Y Công theo thứ tự: Nguyễn Ngọc Điện, Nguyễn Địch Lân, Hồ Văn Danh và Trịnh Văn Muôn
(Mười Muôn) {với người phụ tá: Trần Bá Hiền}. Anh Mười Muôn, miệng “tía lia” nhưng tánh t́nh vui vẻ, thường giúp đỡ hơn là “đ́” phe ta. Lâu lâu anh ta ra rừng lấy “lá thuốc Nam” về chế biến thành “thuốc Dân Tộc” cho anh em bị bịnh uống. Mỗi khi “có chiệng”, được Mười Muôn cho chén “thuốc Dân Tộc” để uống, lúc nào cũng vậy, tôi tung đôi dép để “xin xăm” xem ḿnh sẽ bớt hay sắp ... “đi đoong”! (V́ nghe đến “thuốc Dân Tộc” của Ông Muời Muôn th́ cũng “hăi” lắm, vừa uống vừa ... dzun!) Ngoài thuốc “tự bào chế”, Mười Muôn chỉ có duy nhất một thứ thuốc mang tên Xuyên Tâm Liên (phe ta gọi đùa là Xuyên Tâm Tiễn) theo tiêu chuẩn của trại cấp phát, thuốc này th́ trừ được ... bá bệnh trên cơi đời ô trọc này!!!

Thông Tin Văn Hóa:
Trại viên Thông Tin Văn Hóa phụ trách các vấn đề liên quan đến Thông Tin và Văn Hóa (của tù) trong toàn trại. Đặc biệt là phụ trách ra lấy các bưu kiện quà và thư từ gởi cho tù ngoài Bưu điện Cẩm Thủy để mang vào trại.
Từ năm 1978 cho đến 1983, các anh được giữ chức vụ này tuần tự qua thời gian: Nguyễn Văn Thuật (Thuật con), Dư Văn Hạ, Nguyễn Quang Minh (Minh Dế), Lê Tinh Anh và tôi (Phan Công Tôn). Tôi “bị” chọn làm TTVH trong một hoàn cảnh khá đặc biệt: Khi Lê Tinh Anh được tha, những ứng viên được nhắc đến nhiều nhất để (có thể) thay thế như các anh Nh., Ph., Th., H. v..v..
Nhưng cuối cùng tôi “bị” chọn. Cá nhân tôi, ngoài sự “quá đỗi ngạc nhiên” ra, tôi như bị bàng hoàng khi, một buổi chiều sau khi lao động về, Ban L. cho gọi tôi ra đứng nơi hàng cây (gần nhà bếp) và thông báo quyết định này!
Không bao lâu trước đó, trong khoảng gần 3 tháng trời, tôi đă bị rơi vào hoàn cảnh “dỡ sống, dỡ chết” bởi Ban L. và Ban Th. (Trưởng Trại) v́ hậu quả của những lá thư gởi từ nước ngoài mà tôi “bị” nhận!
Sau khi nhận nhiệm vụ và khi tiếp xúc với “Bố” H. ở khu kiên giam (“Bố” H. đang làm Đội Trưởng Đội Kiên Giam) tôi mới biết: việc tôi được chọn làm TTVH là kết quả theo sự “yêu cầu” của ... “Vatican”!

“VATICAN”:
Năm 1978, một thời gian sau khi đến trại Thanh Cẩm và sau các đợt “biên chế”, 30 Cha và 1 Thầy được xếp vào Đội Kiên Giam (khi nói chuyện với nhau, “phe ta” gọi các Cha bằng “Bố”).
Thời gian 2 năm đầu mới đến trại, chưa có quy chế nhận quà hoặc thăm nuôi, “phe ta” rất là te tua! C̣n các “Bố”, áng chừng c̣n te tua hơn “phe ta” ở dưới các Buồng gấp bội!
Trung b́nh th́ mỗi tuần khu kiên giam được phép ra sông Mă tắm giặt một lần, nhưng khi bị “đ́” th́ có thể 2 hoặc 3 tuần mới được hưởng đặc ân này một lần.
Về sau, khi được nhận quà và thăm nuôi, các “Bố” được thoải mái hơn nhiều và “khấm khá” trông thấy! Mỗi ngày, chỉ xin cung cấp nước sôi và than để nấu, c̣n phần ăn của Đội Kiên Giam th́ được Đội Cấp Dưỡng “tản” cho các Buồng khác (hoặc các Buồng của tù h́nh sự).
Các “Bố” được phép tự túc nấu ăn lấy ngay tại Khu Kiên Giam với phần thực phẩm của riêng ḿnh!
“Phe ta”, có lẽ, v́ có máu “ngụy” trong người nên lúc nào cũng “joke”; nhất là sau khi thấy được “ảnh hưởng” của các Bố đối với một vài sinh hoạt của trại, nên từ đó mới đặt tên Đội Kiên Giam của các “Bố” là “Vatican”!

Đội Xây Dựng:
Sau thời gian “cực kỳ” căng thẳng đă qua, Đội 16 được mang tên “Đội Xây Dựng” và cho đi lao động bên ngoài. Đội này đă được “nắm” tuần tự qua các anh: Nguyễn Văn Phước (cựu Hải Quân Đại Úy, năm 1975 đă di tản sang đến đảo Guam nhưng sau đó theo tàu Việt Nam Thương Tín trở về nước), Nguyễn Khắc Linh, Dương Văn Lợi và Nguyễn Cao Quyền.
Thời anh Quyền làm Đội Trưởng, một phần do t́nh h́nh chung của toàn trại đă thoải mái hơn, một phần do anh Quyền khôn khéo trong giao tế nên Đội Xây Dựng được coi như một Đội “Hoàng Gia”, chỉ lao động “vớ vẩn” trên “khung” (khu vực của Bộ Chỉ Huy Trại và của các Ban).

Đội “Xe Tăng”:
Tùy theo môi trường và đặc tính của từng địa phương, nơi có trại tù, mỗi trại được tổ chức thành các Đội lao động mang tên khác nhau. Tại trại Thanh Cẩm, không có các Đội Cưa Xẻ, Chăn Nuôi, Phân Xanh Phân Chuồng ... như ở Trại 2 Đói và Trại 2 No trước kia nhưng vẫn có các Đội như: Rau Xanh, Mộc Rèn, Xây Dựng, Ḷ Gạch v..v.. , dĩ nhiên phải có Đội Cấp Dưỡng (nếu không, lấy ai nấu bắp, khoai lang, khoai ḿ cho ḿnh ăn!), đặc biệt có một Đội rất đáng được nhắc đến, Đội này mang tên: “Đội Xe Tăng”!
Thật ra đội này có tên là: Đội Xe Cải Tiến, chủ yếu là chở đá ngoài núi về cho Đội Ḷ Gạch để nung thành vôi và các công tác chuyên chở linh tinh như chở khoai ḿ từ K1 sang K2 hoặc chở mía đến ḷ mật v..v..
Anh em trong trại đặt tên cho Đội này là Đội Xe Tăng v́ tính “húc” và “linh hoạt” của Đội này trong lao động. Nhiều năm liền Đội Xe Tăng được tuyên dương trước toàn trại về mặt lao động, nhưng về mặt kỷ luật th́ Đội này được đánh giá là Đội “ẹ” nhất, nhất là về mặt “tạt té” và “linh tinh ca cóng”! Đội này gồm các anh em trẻ, phần lớn là thành phần tham gia các tổ chức “Phục Quốc”, đặc biệt trong Đội này có một “nhân vật” rất ư nổi tiếng, đó là: “Chánh Án Trẻ Nhất Nước” Đặng Hữu Chí, người đă từng ngồi xử Hồ Chí Minh trong một phiên ṭa nơi trường em đang học tại SàiG̣n trước khi bị bắt!
Tôi “nắm” rất rơ Đội Xe Tăng này v́ đă từng làm Đội Trưởng của Đội này một thời gian, đă từng chia sẻ hay nói đúng hơn, đă từng “đạo diễn” cho anh em trong những vụ “rất chịu chơi” hoặc với những cú “đánh pát” đầy ú tim nhưng không kém phần ngoạn mục!!!

Đội Văn Nghệ:
Trước Tết Nguyên Đán năm 1980, Đội Văn Nghệ (tù) Thanh Cẩm được thành lập:
. Anh Trương Văn Tuyên (cháu ba đời của Ô. Trương Văn Bền, chủ hăng xà bông ở SàiG̣n, “phe ta” chọc quê Tuyên vậy mà!) làm Trưởng Ban, kiêm chơi ghi ta.
. Anh Đinh Văn Trang, Phó Trưởng Ban, kiêm Nhạc Trưởng, kiêm chơi phong cầm (accordéon) và trống.
. Các anh chơi đàn: Nguyễn Văn Sĩ, Nguyễn Đức Mai, Phạm Phú Minh (mandoline), Trần Văn Phát (guitar classic), Tôn Thất Thạnh (trống).
. Ca sĩ, gồm các anh: Nguyễn Hữu Phúc, Vơ B́nh, Nguyễn Đ́nh Úy, Nguyễn Quang Minh (Dế), Lê Đ́nh Dũng, Ngô Bảo Châu, Nguyễn Quang Thùy, Đinh Gia Rũng, Lê Quang Minh, Châu Thoại Cầu, Lê Văn Tùng, Trần Hữu Nghĩa, Bùi Viết Dũng, Nguyễn Văn Hoàng.
. Phần cổ nhạc: Gồm có các anh: Nguyễn Văn Mười, Nguyễn Văn Hùng (đàn); Trịnh Văn Muôn, Phạm Văn Được, Nguyễn Hồng Minh (ca).
. Một nhân vật không thể thiếu của Ban Văn Nghệ: Anh Nguyễn Tiến Đạt,
người phụ trách dàn dựng, hóa trang và linh tinh các cái ... “Phe ta” gọi đùa
Đạt là “vua đồ mă”, v́ với bàn tay ảo thuật: “nước lă cũng khuấy nên hồ”, Đạt đă làm tất cả các dụng cụ liên quan đến bối cảnh thích ứng của các màn tŕnh diễn v..v..
. Người phụ trách âm thanh và ánh sáng: Nguyễn Phi Hùng.
. Cũng cần ghi nhận một điểm son cho anh Tôn Thất Thạnh, người đă “order” một cây đàn phong cầm, nhờ người nhà mang ra tận Thanh Cẩm để tặng cho Ban Văn Nghệ.
. Đội Văn Nghệ Thanh Cẩm đă tŕnh diễn rất thành công và gây một tiếng vang lớn, không những trong nội bộ của trại mà c̣n ở các vùng chung quanh trại. Đội đă tŕnh diễn tại các địa điểm:
1. Trong trại cho tù “phe ta” thưởng thức.
2. Tại sân đá banh, trước cổng của Khung và gần Nhà Thăm Nuôi: cho Cán Bộ Trại và dân chúng trong vùng đến thưởng thức.
3. Tại K2, một trại tù h́nh sự để giúp vui cho trại này.
. Đặc biệt các “Cô” (tên gọi các nữ Cán Bộ, làm việc ngoài Khung hoặc vợ các Cán Bộ) và tất cả các “chèo” rất “mê” Ban Văn Nghệ này qua các màn tŕnh diễn được nhắc nhở nhiều nhất như:
. Các màn vọng cổ.
. Màn độc diễn “Cây Kơ Nia” của anh Nguyễn Hữu Phúc (anh Phúc mặc váy, hóa trang thành một “kiều nữ” người “dân tộc”, giọng hát rất hay và “sắc đẹp” rất “tới”). Sau những màn tŕnh diễn thành công này, “phe ta” ưu ái đặt cho anh cái “chết tên”: “Mợ Phúc”!
Một hôm tôi lao động tại Kho, nghe cô Th. Và các “cô” khác “ca” Ban Văn Nghệ quá chừng chừng; rồi cô Th. c̣n dặm thêm: “Cái anh giả cô gái người “dân tộc” hát bài “Cây Kơ Nia” nom ... đến là hay!”
. Màn hợp ca xôm tụ: Ban Hợp Ca Thanh Cẩm hát bằng tiếng “X́” với bài hát Cuba: Guantanamera!
(Guantanamera, Guajira, Guantanamera
Guantanamera, Guajira, Guantanamera!)
Yo soy un hombre sincero
De done crece la palma
Y antes de morirme quiero
Echar mis versos de alma ...
Tôi tạm dịch:
(Hỡi các “kiều nữ” ở Guantanamo)
Tôi là người đàn ông chân thật
Sống nơi vùng cây kè được vươn lên
Và trước khi ĺa đời, tôi muốn
Chia sẻ những vần thơ và cung điệu của hồn ḿnh ...
Sau những lần tŕnh diễn của Ban Văn Nghệ, bài hát này rất được ưa thích và được phổ biến rất rộng răi. Mỗi khi đi lao động ngang qua các làng của người “dân tộc” chúng ta vẫn nghe bọn trẻ con líu lo hát: Oan Ta Na ... Mế ...Ra ...

Khối NATO và Khối VARSOVIE:
Từ khi bị đổi về trại Thanh Cẩm, trại đầu tiên do Công An quản lư; không biết xuất xứ từ đâu, phe ta gọi công an coi tù là “chèo”. Hai năm đầu mới tới, t́nh h́nh c̣n căng, đặc biệt là thời gian chưa được phép gia đ́nh gởi quà hoặc thăm nuôi, phe ta c̣n “te tua” nên ví von với nhau là trong hoàn cảnh: “trên răng dưới Bác” thay v́ “trên răng dưới lựu đạn” như vẫn thường “mô tỏa” trước 75 (đối với những người bị rơi vào hoàn cảnh “rách bươm”!
Về sau, khi có quà cáp và thăm nuôi, hoàn cảnh có những đổi thay trông thấy! Phe ta phân loại 2 loại “chèo”: loại được xếp vào “Khối NATO” và một loại được xếp vào “Khối VARSOVIE”.
Những “chèo” thuộc Khối NATO là những “chèo” c̣n có chút t́nh người, đặc biệt các “chèo” quản chế, đi theo các Đội khi đi lao động, có sự linh động và du di cho tù trong mọi công tác ở hiện trường lao động. Đối với “chèo” NATO, phe ta được thoải mái hơn và để bù lại, trong giờ giải lao, ngay tại bếp lửa của “anh nuôi” (người phụ trách nấu nước hoặc nấu các thức bồi dưỡng đột xuất cho Đội tại hiện trường lao động) phe ta hùn nhau “bồi dưỡng” cho các chèo NATO này trong giờ “trà,lá,lào” ... hoặc ngay cả ban đêm, khi đă vào Buồng rồi, các “chèo” NATO này có ghé lại Buồng vẫn được phe ta biếu xén này nọ hoặc bồi dưỡng các thứ linh tinh.
Các “chèo” NATO, thậm chí c̣n làm ngơ để cho “phe ta” tổ chức những đêm văn nghệ bỏ túi, dĩ nhiên là hát “nhạc vàng”, “nhạc nước ngoài” và có cả khiêu vũ nữa!!!
“Phe ta” chỉ đợi có được những “cơ hội bằng vàng” như thế này mới có thể “x́” ra một phần của cái gọi là “Văn hóa Đồi trụy” mà “Cách Mạng” đang hết lời ... rủa sả!!!
Ngược lại “chèo” thuộc Khối VARSOVIE là những “chèo” thuộc loại “hồng hơn chuyên”, thuộc loại “sắt máu”, bám sát hiện trường lao động để “thúc đít” tù, bắt tù làm tới nơi, tới chốn; lại c̣n thực hiện các màn “cân, đong, đo, đếm” để xem tù có đạt chỉ tiêu chưa v..v..C̣n bên trong trại, khi các “chèo” VARSOVIE đi “rỏn” các Buồng th́ phe ta đừng có ḥng tụ tập “trà,lá,lào” hoặc ca hát “nhạc vàng”, “nhạc đồi trụy” v..v.., ngay cả ngày nghỉ lao động, mấy chèo VARSOVIE gác tại cổng th́ đừng ḥng “quan hệ linh tinh” giữa các Buồng và nhất là việc “sang sông” (băng qua cái sân lớn giữa 2 dăy Buồng) coi như bị cấm chỉ ... Với loại “chèo” VARSOVIE này, phe ta ngầm bảo nhau: chẳng thèm “điếu đóm”, “bồi dưỡng”, “trà,lá,lào” hoặc “linh tinh các cái” v..v.. có nghĩa là phe ta “cấm vận” ra mặt. Thôi đành phải “oeil pour oeil, dent pour dent” cho bỏ ghét vậy mà!

Dạy tiếng nước ngoài:
Trong tù, từ Nam ra Bắc, việc học tiếng nước ngoài coi như bị cấm chỉ; dĩ nhiên làm ǵ có việc dạy tiếng nước ngoài! Nhưng khi đến trại Thanh Cẩm, chúng tôi ghi nhận có một ngoại lệ!
Số là, trong Đội 4 Rau Xanh, không phải Đội Rau Xanh trước cổng trại, mà là Đội 4 Rau Xanh qua khỏi Đội Ḷ Gạch (có một thời Đội này do “Ông Trưởng Ty” Trần Văn Chung làm Đội Trưởng). Trong Đội Rau Xanh này có một Tổ Cày do anh Hứa Văn Quang phụ trách và Tổ này có một con ḅ. Anh Quang là người có máu tiếu lâm nên lúc nào anh cũng nói diễu để chọc cười anh em.
Một hôm, khi đi lao động ngang qua nơi anh Quang cày ruộng, tôi đứng lại nghỉ để nói chuyện một chút. Anh Quang khoe với tôi là ảnh dạy cho con ḅ biết tiếng Anh và con ḅ này nhận biết và thi hành qua “khẩu lệnh” bằng tiếng Anh của ảnh. Ảnh c̣n nói diễu “Hai thầy tṛ tui ‘giao lưu văn hóa’ rất nhuần nhuyễn với nhau và thương một cái là con ḅ của tui, nó không biết báo cáo nên tui không bị tội vạ ǵ cả!”
Để chứng minh cho điều ḿnh nói, ảnh đi một đường “biểu diễn”: Con ḅ đang đứng nghỉ, khi nghe ảnh hô: “Go” th́ nó bắt đầu đi, đi được một đoạn, nghe ảnh hô “Left” th́ con ḅ quẹo trái, một hồi sau nghe ảnh hô “Right”, con ḅ quẹo mặt. Đi được mấy ṿng, khi nghe ảnh hô: “Stop”, con ḅ dừng lại.
Một lúc sau, nghe tiếng “Go”, con ḅ lại bắt đầu “vinh quang”... Rồi nó vẫn tuân theo “khẩu lệnh” ... “Left” hoặc “Right” một cách rất “thuộc bài”!
Tôi rất lấy làm thích thú, nhưng chưa hết, đi thêm mấy ṿng nữa, khi nghe anh Quang hô: “Take a Break”, con ḅ vội dừng lại, lộ vẻ “sung sướng ra mặt” v́ nó biết đă đến giờ ... “giải nao” dzồi!
Trên đường về, tôi thấy vui vui với h́nh ảnh của “hai thầy tṛ” anh Quang và tự dưng trong đầu vụt ra một sự so sánh: “Ừ, như anh Quang vậy mà hay, mỗi ngày gặp con ḅ c̣n sướng hơn gấp vạn lần so với việc phải gặp mấy tay ‘tù hại bạn’!”

Thăm nuôi và Thư chui:
Bắt đầu từ năm 1980, Trại Thanh Cẩm mới chính thức cho phép gia đ́nh ra thăm nuôi tù; và từ đó chúng ta mới chứng kiến hoặc nghe kể lại biết bao “hoạt cảnh” của những lần thăm gặp này. Mọi người đều đồng ư và trang trọng tuyên dương các bà vợ đă lặn lội đường xa (và nhiều ǵan truân) từ trong Nam ra tận vùng hẻo lánh của các trại tù trên đất Bắc để thăm nuôi chồng. Những lương thực, thực phẩm đem ra nuôi chồng là kết quả của những chắt chiu, dành dụm và ngay cả phải “nhịn miệng” của các bà vợ, con cái và gia đính v́ họ cũng đang phải đối đầu với những hoàn cảnh sống vô cùng khó khăn và te tua ở ngoài đời!
Sau khi thăm gặp chồng hoặc thân nhân xong, trên đường về, các chị c̣n phải nhận lănh các “mission impossible” mà “phe ta” trao phó (đó là việc nhận những “thư chui” của “phe ta” để chuyển dùm đến gia đ́nh họ).
Biết bao nhiêu màn “ú tim” và “hú hồn” đă xảy ra trong việc chận đầu các chị trên đường về để gởi “thư chui”!
Đối với những “phi vụ” trót lọt th́ không nói làm ǵ, lâu lâu có những vụ bị “bể” hay bị “tổ trác”, “phe ta” phải rất ư là “chân lấm tay bùn” để làm tờ kiểm điểm và “các cái” ... có khi c̣n phải đi cùm ở nhà kỷ luật như vụ anh Kh. chẳng hạn ...
Dù sao chăng nữa, cũng xin hoan hô các chị thêm một phát:
Hoan hô Thăm Nuôi! Hoan hô Thư Chui!

Trực Mâm và Cân, Đong , Đo, Đếm:
Người Việt ḿnh có câu ngạn ngữ: “Cái khó nó bó cái khôn”, nhưng trong tù, trong hoàn cảnh đang ở “tận cùng tần số”, đặc biệt là trong việc chia thức ăn, câu ngạn ngữ này được “diễn dịch” ra thành: “Cái khó nó ‘phát’ ra cái ... ‘siêu ... khôn’”!!! Không biết “cái việc này” nó xuất phát từ trại nào và do ai khởi xướng (nếu biết được, phải cấp cho “cái bằng sáng chế” chắc là bộn bạc!): Tôi muốn nhắc đến “cái cân tiểu ly” để chia ... khoai ḿ!
Nói sơ về các phần hành và “hoạt cảnh” chia thức ăn (mùa ăn khoai ḿ): mỗi Đội luân phiên đề cử các anh “Trực Mâm”. Tới giờ ăn, các anh “trực mâm” này xuống nhà bếp lấy thúng khoai ḿ của Đội ḿnh về Buồng. Thúng khoai ḿ được chia đều cho các Tổ. “Trực Mâm” của Tổ có nhiệm vụ chia đều phần khoai ḿ cho từng cá nhân.
“Hoạt cảnh” chia khoai ḿ cho từng cá nhân: ví dụ Tổ có 10 người, anh “Trực Mâm” chia đều (áng chừng) thành 10 tụ (khoai ḿ tốt, có nghĩa là không có củ sùng, củ sượng, chạy chỉ v..v..), sau đó các miếng khoai ḿ sùng, sượng, chạy chỉ v..v.. cũng được chia đều cho 10 tụ.
Bước kết tiếp là cân khoai ḿ (mỗi Tổ có một cái cân “tự chế” để thực hiện việc cân, đong, đo, đếm này), có nghĩa là anh “Trực Mâm” sau khi chia đều (áng chừng) cho 10 tụ (đâu có chính xác lắm), phải dùng cân để cân từng tụ cho chính xác hơn. Mỗi tụ, khi cân, nếu nặng hơn, phải bẻ phần khoai ḿ đó để riêng ra một bên.
Sau khi 10 tụ đă cân xong, các miếng thừa thẹo c̣n lại phải được “tản” đều (áng chừng bằng tay và mắt) cho 10 tụ. Trên nguyên tắc, đă xử dụng đến cái “cân tiểu ly”, rồi c̣n phảỉ “tản” đều như vậy là đă chính xác và công bằng tới mức tối đa rồi! Vậy mà, đă có biết bao nhiêu vụ “phe ta” “đục” nhau ngay tại chỗ v́ lư do phần của ḿnh có nhiều miếng sượng hơn hoặc không được “ngon lành” như các phần khác v..v.. Để chấn chỉnh vụ này, đă nẩy sinh ra “tu chính án” trong việc chia chác: Khi đă chia đều 10 tụ, anh “Trực Mâm” nhờ một người nào đó đứng quay lưng lại nơi đang chia, anh “Trực Mâm” để một vật ǵ đó (như cái muỗng chẳng hạn) tại một tụ chuẩn nào đó (bất kỳ), rồi bảo người (đang quay lưng lại): “Từ 1 tới 10, xin cho một số”. Anh quay lưng lại hô (ví dụ: số 4) có nghĩa là cái tụ chuẩn nơi anh “Trực Mâm” để cái muỗng là tụ số 4, rồi các tụ kế tiếp sẽ là số 5, 6, 7 v..v.. Mỗi người trong Tổ, đều biết ḿnh là số mấy (cố định) và cứ thế tới lấy phần nơi tụ có số đếm liên hệ.
Sự chia chác này lại càng áp dụng “răng rắc” và “y chang”, đặc biệt trong các ngày “nễ nớn” và có “ăn tươi” (có khoảng 2 chén nhỏ cơm, vài miếng thịt trâu, vài miếng da trâu và ít nước muối ...)
Nhớ lại cái hoạt cảnh chia thức ăn này, sao thấy nó nhiêu khê và nghe ... đau ḷng đến như vậy!

Tạm thay lời kết:
Khi đến Trại Thanh Cẩm, hỏi thăm các bạn khác mới biết trại này đă có “phe ta” từ năm 1975! Có thời gian, tổng số trại viên cao nhất của tù chính trị (c̣n gọi là “Z”) vào khoảng 800. Và qua biết bao nhiêu đợt “biên chế”, biết bao nhiêu đợt chuyển trại, biết bao nhiêu đợt được tha và hơn mấy năm sống chung trại với tù h́nh sự v..v.. chúng ta đă chứng kiến biết bao chuyển dịch và đổi thay!
Măi đến ngày 13 tháng Chạp (âm lịch) năm 1988, những người tù chính trị cuối cùng (gần 60 anh em, trong đó có anh Mười Muôn và một số các “Bố”) mới được rời khỏi trại Thanh Cẩm để vào Trại Nam Hà. Mười ngày sau, tức là ngày 23 tháng Chạp, ngày đưa Ông Táo, tất cả đă được Đảng và Nhà Nước cấp phát bằng“tốt nghiệp”!(trừ “Bố” Nguyễn Hữu Lễ và anh Nguyễn Đức Khuân, theo ghi nhận của anh Mười Muôn).
Thời gian ngồi ghi lại những kỷ niệm của Trại Thanh Cẩm, tôi đă để hồn ḿnh quay về dĩ văng, như những khúc phim quay chậm, ghi lại khoảng thời gian đă từng (trải) qua, để sống lại với những kỷ niệm buồn vui mà ḿnh và bạn bè ḿnh đă từng chịu đựng và chia sẻ trong một hoàn cảnh đầy nghiệt ngă và đau thương! Cho đến bây giờ, cũng tṛm trèm trên dưới 30 năm kể từ ngày chúng ta quen biết nhau tại Thanh Cẩm, hồi tưởng lại, cứ ngỡ như một cơn mơ ...
Biết bao nhiêu bạn bè đă chết trong tù, đă chết sau khi ra tù (lúc c̣n ở Việt Nam), đă chết hoặc mất tích trên đường vượt biên bằng đường bộ hoặc đường biển và biết bao nhiêu bạn bè đă chết trên xứ người! Và c̣n biết bao nhiêu bạn bè khác, cho đến giờ này, hỏi thăm nhau, cũng không biết số phận của họ như thế nào, c̣n mất ra sao!!!???
Và ngay cả bây giờ, ngay trên xứ Mỹ này, chúng ta cũng chỉ liên lạc được với một số bạn bè cựu Thanh Cẩm trong một giới hạn và chừng mực nào đó.
Đa số chúng ta cũng chưa có dịp gặp lại nhau kể từ ngày quen biết nhau ngay tại Trại Thanh Cẩm.
Trong thời gian giúp cho Ban Tổ Chức Đại Hội Thanh Cẩm thành lập các danh sách liên hệ, tôi ghi nhận được:
. Danh sách anh em Thanh Cẩm c̣n ghi nhận và liên lạc được (kể cả
một số quả phụ) với tổng số 223 người.
. Tổng số anh em chết trong trại: 18 người.
. Tổng số anh em chết sau khi ra tù (khi c̣n ở Việt Nam): 22 người.
. Tổng số anh em chết (thời gian ở Mỹ): 18 người.
. Số anh em bị chết hoặc bị mất tích trên đường vượt biên: ghi nhận là nhiều
nhưng số lượng chưa được kiểm chứng.
Qua bài tạp ghi này, với bộ nhớ đă cũ ṃn qua tháng năm, tôi chỉ ghi lại một số sự kiện và nhân vật “nổi bật” mà tôi c̣n ghi nhận được. Những bạn bè tôi nêu “đích danh” v́ có liên quan đến những mẫu chuyện tôi kể đến, chắc chắn không làm họ bị phiền lụy. Và ngay cả đối với những “tù hại bạn”, tôi cũng cố tránh, không nêu danh tánh để số anh em này không bị tổn hại ǵ thêm và nhất là tránh được cái tự ti mặc cảm. Mong rằng qua thời gian trên dưới 30 năm, những người anh em này, khi nghĩ lại những việc ḿnh đă làm, thấy ḷng ḿnh gợn lên nỗi hối hận và sự ăn năn. Chỉ như vậy thôi! Cũng đủ lắm rối!
***
Tôi đứng đây, trước Trại Thanh Cẩm, ngay trên bờ sông Mă trong mùa nước lũ, ví thân phận ḿnh như những bèo bọt đang bị cuốn theo ḍng.
Cứ bị cuốn và phăng đi một cách rất thụ động, nhưng chẳng biết cuộc đời ḿnh sẽ bị trôi giạt về đâu?
Ḿnh chẳng biết được và nhất là chẳng làm ǵ được với cái sống đang diễn ra trong hiện tại và nhất là, với cái chết đang gần kề mỗi ngày!
Như tựa bài này: “Buồn vui Thanh Cẩm”, chỉ nhắc đến những kỷ niệm mà chúng ta đă có và chia sẻ với nhau.
Điều quan trọng là, hăy bỏ qua và quên đi những chuyện buồn trong quá khứ, ngay cả những điều “lấn cấn” với nhau từ trước (do nhiều nguyên nhân khác nhau tác động).
Hăy giữ lại những kỷ niệm vui, để khi nhắc đến, cùng nhau gợi nhớ, cùng nhau cười x̣a ... đặc biệt là vào dịp hội ngộ của anh em Thanh Cẩm trong tháng 7 (năm 2008) sắp tới!

MX Phan Công Tôn
 

[_templates/thtqlcvn-footer.htm]