|
Chuyện vui bên lề những sinh hoạt của Hội TQLC. Victoria. MX Trần Minh Khởi đi từ một sự mất mát của người niên trưởng Mũ Xanh Dương Bửu Long. Chúng tôi, những người cựu binh mũ xanh Victoria đă t́m tới nhau. Nơi đất người xa lạ, t́m lại nhau, khó khăn như t́m lại nhau của những ngày xưa tan tác sau trận mạc. Gần hai chục người lính mũ xanh của Tiểu bang Victoria Úc, đă t́m đến và nắm chặt tay nhau. Lúc đầu, chúng tôi chỉ tính liên hệ với nhau như những người lính cùng binh chủng, hẹn gặp nhau để vui chơi mà không mang tính chất hội hè. Nhưng v́ máu lính mũ xanh đă xâm nhập vào trong tâm can. Luôn luôn đ̣i hỏi chúng tôi phải sống sao cho xứng danh đoàn TQLC. Nên khi hội TQLC. Sydney mời đại hội binh chủng kỷ niệm sinh nhật 50, rồi Adelaide mời dự sinh nhật binh chủng 51, anh em đều có mặt. Không thể dửng dưng nh́n các hội bạn sinh hoạt, nên Victoria cũng tiến hành lập hội. Mặc dù trước đó, cũng có những băn khoăn, khi phải nh́n gương tan vỡ của các gia đ́nh khác! Nhưng, chúng tôi không thể không chính thức để cho hội thành h́nh, và hội TQLC Victoria ra đời với nội quy mỗi năm họp nhau 4 kỳ. Ấy vậy mà; không gặp nhau th́ thôi, nay đă gặp nhau rồi, 4 kỳ gặp trong năm, thấy h́nh như ít ỏi quá, nên cứ tự nhiên hàng tháng, chúng tôi cũng kiếm cớ gặp nhau, để kể chuyện ngày xưa, khi c̣n mặc áo lính màu sóng biển. Chẳng cần ước mơ, rồi mỗi người chúng tôi cũng tự t́m và giúp đỡ nhau, trang bị cho mỗi chiến hữu một bộ quân phục, mặc, để nhớ về ngày tháng cũ, gian khổ mà vui. Nay lại thêm đồng phục. Nhân ngày ANZ 2006, Người dân Victoria ở đây mới được nh́n thấy binh chủng mũ xanh Thuỷ quân lục chiến Việt nam lần đầu xuất hiện trong một cuộc diễn hành lớn, có đại diện hầu hết các quân binh chủng. Họ ngạc nhiên và thích thú với loại áo rằn ri màu sóng biển lạ lùng, trong đó có nhiều cựu quân nhân Úc, những người lính tuy cùng tham chiến ở Việt nam ngày xưa, nhưng cũng vẫn xa lạ với binh chủng TQLC. V́ lạ, nên muốn làm quen, nên những người bạn này để ư, và nhân dịp kỷ niệm chiến thắng Long Tân, họ đă mời những chiến binh cọp biển ngày xưa, cùng đến một căn cứ quân đội Úc dự lễ kỷ niệm này. Khi những người lính cọp biển được thông báo tham dự. Ai cũng nô nức sửa soạn cho một ngày giao lưu với nhóm cựu binh Úc. Quân phục chỉnh tề, chúng tôi được sự hưởng ứng nồng nhiệt và cùng tháp tùng của những người bạn đời để vui vẻ lên đường. Trừ có hai mũ xanh Đồng đế, c̣n lại toàn mũ xanh xuất thân từ Thủ Đức? Gượm đă, đừng mơ, v́ mặc dù cùng xuất thân từ Thủ Đức, (nói cho vui thôi) nhưng cũng chỉ được có hai vị ra trường có Alpha, c̣n lại chẳng có anh nào có cái ǵ gắn trên ve áo lính, ngoài huy hiệu binh chủng và huy hiệu tiểu đoàn. Chẳng là, khi đăng lính, chúng tôi cũng t́nh nguyện vào quân trường Thủ Đức đấy chứ. (ai đă làm trai thời loạn, yêu quê hương, mang lư tưởng bảo vệ tự do cho dân tộc, mà lại chẳng mơ ước có cái lon gắn trên ve áo ngay sau khi ra trường, ít ra cũng để cho em gái hậu phương họ mê). Nên ai cũng hăng hái t́nh nguyện lên đường, khi về trường thụ huấn quân sự, đến ngả tư Thủ Đức, do không quen đường chăng? Mà tài xế lại đi rẽ trái! Nên chúng tôi được đưa vào TTHL. khu rừng Cấm, nơi có căn cứ Sóng Thần, thay v́ rẽ phải để vào trường bộ binh. Thật là một sự lầm lẫn thích thú, để khi thụ huấn căn bản quân sự xong, ra truờng chúng tôi trở thành chiến binh cọp biển! Nên v́ lẽ đó, mà dân lính nhà ta xuất thân từ Rừng Cấm chắc chắn là phải học giỏi, (?) nên học nhanh và ra trường sớm hơn, cũng đương nhiên lính nhà ta phải nhiều hơn quư vị xuất thân bên Thủ Đức của Chợ Nhỏ, Tăng Nhơn Phú, Thủ Đức rồi. Mà có hề chi, với ḷng yêu nước ngút trời xanh, của những người trai trẻ thời ly loạn, yêu màu mũ xanh và màu áo rằn ri cọp biển, th́ lon lá nào sánh bằng hào khí ấy. Mọi thứ rồi cũng có, nếu như sau những trận đánh, ḿnh lập được chiến công, mà chưa rửa chân leo lên bàn thờ ngồi, th́ rồi lon đeo đến xệ cánh chứ chẳng chơi đâu. Xem nào, có hai anh Quái Điểu, hai anh Trâu Điên, một Sói Biển, một Ḱnh Ngư, một Hắc Long, một Thần Ưng Cảm Tử, một Ó Biển, một Yểm trợ, hai pháo binh, hầu như gần đầy đủ đại diện các đơn vị trong sư đoàn, hàng ngũ chỉnh tề. Coi cũng c̣n oai vệ lắm, mặc dù chiếc nón bê rê xanh không dấu nổi đuôi tóc đă bạc mầu và.. hề hề, những cặp kiếng lăo! Bệ vệ trông cứ như những ông hạ sĩ quan thường vụ hậu cứ ngày xưa. Đến doanh trại bạn, chúng tôi ngừng xe. Người đại diện bước đến vọng gác không người, nh́n bên đường hàng chữ hướng dẩn chỉ đích danh đơn vị chúng tôi, cựu quân nhân QLVNCH. Xin theo lối đi mời vào trong doanh trại. Thấy chúng tôi mặc quân phục, các cựu binh Úc vui vẻ chào hỏi. Nhiều người trong số họ, chắc cũng thèm được mặc quân phục như chúng tôi, nhưng cũng đành ngậm ngùi nói rằng: cũng rất muốn mặc quân phục, nhưng nay không c̣n mặc nổi nữa v́ cái thùng bia trước bụng rồi cười x̣a. Riêng người điều khiển cuộc lễ, là một cựu quân nhân, anh mặc quân phục Biệt Động Quân VNCH. Chỉ không có bê rê nâu mà lại mang chiếc mũ rộng vành của Quân đội Úc. Trên ngực áo, có đeo hai bông mai màu đen ngụy trang và nói được mấy câu tiếng Việt. Chúng tôi được mời tập họp để đều bước đến sân cờ, nơi có hai khẩu súng lớn và những người lính Úc trẻ đứng sẵn dàn chào theo đúng lễ nghi quân cách trong suốt buổi lễ. Này, chiến hữu thân mến của tôi ơi, bạn có để ư thấy ǵ không? Nếu không, cứ nghiệm lại mà xem, có một điều trùng hợp khá lư thú, là hai lần hội TQLC Victoria nhà ḿnh ra mắt, th́ cả hai lần trời Melbourne dù đang mùa Đông gía buốt, trước ngày đó, trời vẫn c̣n mưa rơi lai rai, thế mà hôm nay trời cũng như ấm lại, với ánh nắng chan ḥa trong bầu trời xanh biếc, cây cối cũng vui mừng như cùng muốn khoe sắc thắm với màu mũ xanh và màu quân phục ngụy trang của những người lính cọp biển. Với sự đón tiếp nồng nhiệt, chân t́nh, cởi mở của ban tổ chức và những người dân Úc, là thân nhân, bạn bè và khách mời, khiến anh em chúng tôi như được sưởi ấm trong t́nh quân dân cá nước ngày xưa. Những may mắn này, giúp những anh cọp biển già không phải tê tái với cái giá buốt mùa Đông, khi phải săn tay áo trận, cho đúng với tác phong người lính. Những người khách cùng những cựu binh Úc đưa máy ảnh nhấp nháy chúng tôi suốt trong buổi lễ và cả những lúc sau lễ, khiến chúng tôi cũng cảm thấy ḿnh thật hănh diện. Chúng tôi cũng được mời đại diện lên phát biểu, cùng vinh dự đặt ṿng hoa tưởng niệm. Khi người điều hành hô tan hàng, mừng húm khi chúng tôi đă cảm thấy đôi chân xiêu vẹo, rệu ră v́ đă từ lâu không c̣n vinh dự được đứng theo thế, cơ bản thao diễn, dù là: thao diễn nghỉ. Thế mới biết sức trẻ cũng đă qua rồi. Vui vẻ cùng nhau, chúng tôi kéo nhau vào câu lạc bộ để dự bữa tiệc nhẹ do đơn vị bạn tổ chức, những người cựu binh Úc, cứ từng tốp đến chào hỏi chúng tôi và để giới thiệu về ḿnh, trong t́nh của những người từng một thời mặc áo lính, cùng chung pḥng tuyến, để chiến đấu bảo vệ tự do. Họ chúc rượu và hân hoan trao tặng chúng tôi huy hiệu kỷ niệm mang biểu tượng chiến thắng Long Tân, với h́nh cây thập tự có ḍng chữ Long Tân. Cuộc vui nào cũng có hồi kết, nhất là sau lễ, chúng tôi đă có cuộc hẹn họp mặt ở nhà chiến hữu Quái Điểu Đoàn Minh. Về nhà Đoàn Minh, Các bà ngoại hậu phương (lời của Quốc Việt) vui vẻ hỏi thăm chúng tôi về buổi lễ, tiếc là chúng tôi đă không dẫn các chị cùng đi, để cùng nhau chia sẻ niềm vui chung. Ai cũng nói cười vui vẻ, chúng tôi được gia đ́nh Đoàn Minh mời dự bữa tiệc nhẹ, trong không khí ấm cúng t́nh người, t́nh binh chủng. Những chai bia được hội trưởng biểu diễn bật nút bằng th́a, tạo tiếng nổ lốp bốp như pháo binh yểm trợ. Cầm chai đưa lên, chúng tôi cụng chai mừng họp mặt, tiếng nói, tiếng cười rôm rả. Chủ nhà Đoàn Minh lên nhà cầm cây đàn Guitar xuống. Thảo hội trưởng ôm đàn buông vài nốt dạo đầu, bản TQLC hành khúc nhả theo phím đàn thúc gọi, chẳng cần nhắc nhở, có bao người, th́ ngần ấy giọng cùng cất vang lời hát: “Tqlc. quyết chiến, Tqlc. quyết thắng, đoàn mũ xanh đến đâu là tan quân thù…” rồi: “tiến lên đi đoàn Cọp biển oai hùng, lính mũ xanh đây người trai anh dũng..” cứ thế, hết bài này lại chuyển qua bài khác, những khúc quân hành liên tiếp nối nhau. Sau đó, chuyển qua những bài hát về lính, từ ‘Rừng lá thấp,’ ‘Chúng ḿnh ba đứa’ và chẳng thể nào không nhớ về đồng đội mà quên hát bài ‘Nó và tôi.’ Cây đàn được chuyển từ tay người này qua tay người khác, vừa hát vừa chúc rượu nhau vui như những ngày xưa c̣n ở chung đơn vị, hay những lần về phép. Mọi người như trẻ lại của cái ngày cách nay đă hơn 30 năm.
Chuyện bên lề. Chúng tôi có được ngày hôm nay, nói không sợ quá cũng là nhờ vào sự nhiệt t́nh của anh chị Phạm Sỹ Bắc. Nhà anh chị ở ngay vùng trung tâm, anh chị lại rất hiếu khách và vui vẻ, thân t́nh là điểm hội tụ của anh em, ai có việc đi ngang cũng có thể ghé chơi nói chuyện. Chẳng thế mà đă có người đuà đuà nói là anh mang cái bảng Căn cứ Sóng Thần treo trước cửa cho vui. Được cái chị Bắc giỏi về nữ công gia chánh, nấu nướng ngon nên hễ chúng tôi họp mặt, thế nào chị cũng đăi ăn một vài món. Thấy chị vất vả, anh em cũng ái ngại, nhưng chị vẫn vui vẻ nói: vất vả ǵ, góp tí việc cho tay chân bớt thừa thăi, chẳng biết các ông làm sao chứ, ông nhà tôi từ khi sinh hoạt với các ông, thấy ông ấy vui và trẻ hẳn ra là tôi mừng lắm rồi. Có tiền mua cũng chẳng được, nên các ông đừng nghĩ ngợi ǵ. Nhân dịp này cũng có vài ḍng vui vui quanh những sinh hoạt của chúng tôi tặng chị. Gọi là một tí góp vui, may ra chị có được vài nụ cười, mà mỗi nụ cười bằng mười thang thuốc bổ. Có bổ vào chị mới khỏe, trẻ ra. Nhờ đó mà anh em cọp biển nhà này mới có nhiều hy vọng, những buổi họp mặt được hưởng tí lộc chị tặng cho. C̣n chị đọc xong mà chị quạu th́ lạy Chúa tôi! Xin chị thứ tha cho v́ sự diễu dở của cái nhà anh quái điểu cù lần này, mong lắm thay. Không kể các niên trưởng, các cây đại thụ trong binh chủng. Trong chúng tôi chắc có chị Bắc và nhà tôi là hai người vợ lính đúng nghĩa (v́ nhà các chiến hữu khác đều mới cưới nhau sau cuộc chiến). Chẳng biết các bà vợ lính ngày xưa dữ dằn đến mức nào mà ngày tôi chưa đi lính, đă nghe câu ca: “bà binh th́ mặc bà binh, chồng bà đi lính tôi kinh (sợ) ǵ bà.” Kinh làm sao được mà kinh! Vợ lính dễ thương thấy mồ! Người ta ghen với các bà vợ lính th́ có, nên cứ gán ghép tiếng xấu, chứ làm ǵ có vợ lính nào dữ dằn ǵ đâu! Không tin cứ hỏi tôi với anh Bắc mà xem? Hai anh em tôi nhờ có các bà ấy mà có được ngày hôm nay, chẳng thế mà đă có lần cảm khái khi nh́n tập vở của các cháu có bài học về mẹ có câu: “Mẹ là người sinh ra ta, nuôi nấng dậy dỗ ta.vv.” Tôi đă chẳng ngần ngại mà vi vút một đường rằng: “vợ là người sinh ra..con ta, nuôi nấng dậy dỗ.. con và ta đó sao???” Chính v́ là vợ lính thứ thiệt, nên cả hai đă từng phải chịu nhọc nhằn, lo ngày, lo đêm những khi chúng tôi theo đơn vị đi hành quân. Chồng chưa về, có ai mặc quân phục đến nhà, tim cứ nhảy thon thót, tim đập trong lồng ngực như tiếng trống trận, phập phồng lo có người đến nhà đưa tin dữ. Lại c̣n lo phụng dưỡng cha mẹ, lo chăm nuôi con cái. Cũng là phận gái như người, mà sao nhiều người lập gia đ́nh họ sung sướng là thế! Chẳng thiếu ǵ người một bước trở thành mệnh phụ phu nhân, sui xẻo cho chị và nhà tôi, cả hai đă chẳng ai trở thành mệnh phụ! C̣n nghe theo bài hát: “ngày anh xa vắng, phấn son xếp lại chẳng dùng!” Ủa! Ai vậy ḱa? Chứ chúng tôi có đâu mà.. mà xếp lại! Có đâu mà chẳng dùng. Đă là gái quê, lại là vợ lính, trông vào đâu mà có phấn với son! Chưa kể những ngày nước mất nhà tan, bạn bè tan tác, bị trù dập, không có bàn tay vợ tần tảo, tháo vát mưu sinh, chắc rằng gia đ́nh cũng tiêu tùng theo vận nước rồi. Càng nghĩ càng thương, hai chúng tôi mới bàn với nhau: ḿnh già rồi ông ạ, tương lai th́ gần với đất hơn trời. Thôi c̣n tiếc ǵ nữa mà không làm một sự hy sinh cho vợ, cho con. Hai đứa ḿnh cùng nhau xin một màn hy sinh vĩ đại. Bàn đi, bàn lại kỹ lưỡng trước khi quyết định để khỏi phải hối hận về sau. Nhân buổi đi dự lễ Long Tân, trong xe tôi có hai vị phu nhân của tôi và anh Bắc, nhờ dịp thuận lợi này tôi mới đánh bạo thay anh Bắc mà ngỏ ư ḿnh tôi nói: “Tôi với anh Bắc bàn với nhau, thấy hai bà vất vả với chúng tôi quá nhiều rồi. Cả một đời làm bạn cùng nhau, chưa có lúc nào được ngơi nghỉ, được sung sướng. Chưa bao giờ hết lo toan, chăm sóc chúng tôi.. chúng tôi thấy tâm can bứt rứt quá, ích kỷ quá, nay nghĩ lại muốn chia bớt gánh nặng cho quư bà. Vậy nếu quư bà đồng ư, chúng tôi xin hy sinh..” Nghe mới đến đây, cả hai bà chưa biết rơ ư, nhưng xem ra đều cảm động v́ tấm chân t́nh của chúng tôi. Không nh́n, nhưng tôi chắc các bà cũng cảm thấy một chất ǵ cay cay trong khóe mắt. Chờ cho cơn xúc động lắng xuống chị Bắc mới nhẩn nha nói: “Thế, hai ông đă bàn bạc với nhau kỹ rồi, vậy thử nói cho chị em chúng tôi nghe xem, các ông tính hy sinh ra làm sao, để chúng tôi c̣n mừng?” Nghe thế anh Bắc cứ tủm tỉm cười, c̣n tôi th́ cứ muốn kéo dài sự chờ đợi cái bí mật của hai chữ hy sinh, nên cứ nhẩn nha chưa trả lời vội. Đợi cho hai bà ngâm ngấm sự đợi mong tôi mới tiếp: “Chúng tôi tính rồi, chẳng sung sướng ǵ, hay ham hố ǵ đâu, nhưng cũng muốn kiếm thêm một người về hầu hạ cả các bà và chúng tôi nữa, chúng tôi tính hy sinh.. lấy.. vợ bé.” Chẳng biết thái độ chị Bắc làm sao khi nghe đến sự hy sinh cao cả ấy, v́ chị ngồi phía băng ghế sau với anh Bắc, c̣n nhà tôi dù biết tôi hay đuà cũng c̣n khẽ nguưt tôi một cái. Sau đó nghe tiếng chị Bắc trở nên đanh hơn nhấn từng chữ nói lại: “Gớm! Sao các ông dại thế! Không chọn những cái sự hy sinh dê dễ như nấu cơm, rửa chén, quét nhà mà hy sinh? Mà lại chọn cái hy sinh khó thế! Dễ chừng các ông c̣n hy sinh hơn cả Tổng thống Thiệu hy sinh ứng cử tổng thống nhiệm kỳ hai nữa ấy nhẩy? Một ḿnh c̣n nuôi không nổi, hai bà có mà nằm chèo kheo.” Chị đuà lại. Tôi thêm lời: “Th́ lại phải cưới bà ba.” Tôi chưa nói hết chị đă chêm vào: “Th́ xuống chuồng heo mà nằm!” Nhưng bên này làm ǵ có chuồng heo? Th́ xuống gara mà nằm. Hai anh em chúng tôi tiếc hùi hụi v́ không được hy sinh. H́ h́.. Chúng tôi cùng cười vang và sự hy sinh cao cả của chúng tôi không được chấp nhận. (cũng may) Nó không có chỗ đứng nên cũng không có cơ hội để cho chúng tôi hy sinh!! Thế mới biết có muốn hy sinh cũng đâu phải dễ! Th́ ra hy sinh vẻ vang đời đời chỉ dành cho quư bà, như thi sĩ Hồ Dzếnh đă viết: Cô gái Việt Nam ơi!
|
||||
|
|||||