Chiếc khăn của Mẹ

 

                                                                                                                                                   MINH Quái Điểu

Trong tiệc mừng sinh nhật binh chủng tại Melbourne, Ngày 30 Tháng 9 Năm 07 vừa qua có nhiều chuyện để kể, Nhưng để kính trọng tấm ḷng người Mẹ, tôi phải đưa chuyện những chiếc khăn quàng lên để kể trước tiên, hầu cho mọi người thấu hiểu thêm về tấm ḷng người Mẹ kính mến của chúng tôi, chuyện kể lại như để thay mặt mọi người trong liên hội gửi đến Mẹ với lời cám ơn chân thành nhất của những đứa con đă được Mẹ nhận năm 2006.

Anh chàng Ó Biển năm nay nhiều tṛ lắm, hết tṛ này, anh ta chuyển qua tṛ khác, mỗi tṛ đều có một nội dung khác biệt, mà mỗi tṛ tiêu biểu cho một câu chuyện trong một chuỗi những câu chuyện có những mối liền lạc tới buổi tiệc mừng sinh nhật binh chủng của Liên hội TQLCVN Australia 2007.

Anh móc trong túi ra một tờ giấy, anh trịnh trọng mở ra và anh kể lể, anh giới thiệu về một người Mẹ, một người Mẹ chung của liên hội, chỉ cần nói thế là toàn thể các con nhớ ngay đến người Mẹ ‘chung’: “Mẹ Nhiên.” Từ Sydney, v́ lư do sức khỏe, Mẹ đă không đến dự như lời Mẹ đă hứa năm ngoái (06), nhưng Mẹ lại không thể nào quên những đứa con của Mẹ, năm nay đang mong Mẹ cùng đến dự ngày họp mặt thường niên. Mẹ không thể quên nên Mẹ nhớ rất rơ, Mẹ nhớ từng ngày và để thể hiện sự nhớ đó bằng hành động, Mẹ đă gửi qùa đến, để các con hiểu cho ḷng Mẹ.

Mũ Xanh Cao Xuân Huy, con trai của Mẹ từ Mỹ qua thăm Mẹ và thay Mẹ đi dự đại hội luôn, anh mang đến một bài thơ với lời Mẹ dặn là phải đưa cho Hùng nó ngâm thay Mẹ trước đại hội nghe Huy. Bài thơ ấy như sau:

 

-HUYNH ĐỆ CHI BINH

Người chiến sĩ Thủy Quân Lục Chiến

Phong cách hào hùng, diện mạo hiên ngang

Đang say sưa diệt bè lũ bạo tàn

Ôi! Phút chốc ngày tháng Ba găy súng

Uất hận tha hương t́m đường sinh sống

Mà mỗi năm vẫn hội tụ cùng nhau

Huynh đệ chi binh tôn chỉ hàng đầu

Vui buồn chia sẻ cùng nhau ôn lại

Chiến thắng hào hùng! Hỏi sao ta bại!

Bách chiến bách thắng, thắng thắng thắng liên miên

Đánh đâu thắng đó, chẳng phải lính ta hèn

Do vận nước nên ta đành thúc thủ

Kỷ luật sắt binh chủng ta hội đủ

Lúc lâm trận trên ra lệnh dưới phải nghe

Khi nhàn rỗi anh em lại lè phè

Cùng vui nhộn cho ấm t́nh huynh đệ

Nay ta bị sa cơ thất thế

Như hùm thiêng lạc mất chốn rừng sâu

Tay nắm tay mà sưởi ấm ḷng nhau

Cho dịu bớt nỗi đau ngày mất nước

Đan Thanh

 

Nghe xong ai cũng cảm động và tiếng vỗ tay ầm vang cả hội trường, chưa hết, mấy Mũ Xanh Sydney ôm theo một túi xách mang ra đưa cho Ó Biển, th́ ra là sau khi hứa qua năm Mẹ qua Melbourne dự đại hội, cả năm Mẹ đă h́ hụi ngồi đan, có bao nhiêu con, th́ mỗi con một chiếc khăn quàng, màu len mẹ chọn trùng với màu nón các con đội trên đầu.. Ôi cao qúy thay, tấm ḷng của Mẹ chạy dài theo từng mũi kim sợi chỉ, Mẹ ngồi bao ngày, bao đêm cho ngần ấy chiếc khăn v́ chúng con của Mẹ có tới gần năm mươi người.

Tay Mẹ ǵa.

Nạm vàng vào mỗi mũi kim đan.

Mẹ đan khăn xanh.

Xanh như màu nón.

Gửi đến các con

Từ một trái tim nồng nàn.

Của những tháng ngày mong đợi.

Mau đến 1 Tháng 10.

Họp nhau mừng và nhớ tháng ngày xưa.  

Của một đồng, công một nén Mẹ nhỉ, mà công lao của Mẹ th́ biết lấy ǵ đo tính làm sao?

Mẹ ơi! Trời Melbourne mùa nào cũng lạnh, không biết Hùng có cố ư không, mà vào giờ phút chót, trời đêm đă chuyển sang Đông, mọi người vừa cảm thấy lạnh, th́ những chiếc khăn của Mẹ mới được Hùng mang ra phát, chúng con choàng chiếc khăn của Mẹ qua cổ, tưởng như được Mẹ ôm vào ḷng sưởi ấm chúng con khi cơn lạnh vừa đến. Ấm áp lắm Mẹ ạ, và ai cũng hănh diện được làm con của Mẹ, khiến anh Huy cũng muốn ganh với những đứa con ở gần, và đùa với Hùng: c̣n khăn không? Cho con ruột một cái với chứ. C̣n đây, th́ cho con dâu một cái luôn, anh em chúng con vui lắm v́ dù ruột hay nuôi cũng đang được Mẹ ôm vào ḷng qua chiếc khăn quàng của Mẹ.

Mẹ ơi, đại hội năm nay chúng con có khách qúy, hai vị chỉ huy cao cấp của chúng con ngày xưa, cũng lặn lội đường xa qua thăm chúng con, nhân dịp này chúng con cũng mang qùa của Mẹ ra tặng khách, cả hai vị coi ra cũng rất cảm động khi nhận qùa và cũng vui mừng quàng khăn cuốn cổ, lúc này với những chiếc khăn, chúng con trông càng trẻ trung mặt mày rạng rỡ ra như ngày nào được manh áo mới, có cảm nhận được sự thích thú trong ḷng, mới biết sự chu đáo và tâm lư của Mẹ hiểu được ư thích của chúng con.

Qùa Mẹ cho, chúng con đă nhận đủ, nhưng phận làm con, chúng con không biết phải đối xử sao cho xứng với t́nh thuơng yêu của Mẹ, con tạm dùng những ḍng chữ mộc mạc này để cùng dâng lên Mẹ tấm ḷng biết ơn của chúng con, cùng cầu xin cho Mẹ luôn mạnh khỏe, và vẫn c̣n sức sáng tác những vần thơ lạc quan yêu đời Mẹ nhé.

Những bài ca của Trang Thủy.

Anh Đào, một ca sĩ có hạng ở Melbourne, duyên dáng với chiếc áo xanh kim tuyến sọc ngang vằn như màu áo dân cọp biển, cô ra sân khấu và tự giới thiệu bài: ‘Một ngày TQLC là một đời TQLC’ của Nhạc sĩ Trang Thủy, và quan khách rất bất ngờ và thích thú khi được biết Trang Thủy là vị Tư lịnh phó của Sư đoàn TQLCVN, và vui hơn nữa, ông đang hiện diện trước mặt mọi người.

Được nghe giải thích của tác giả về sự ra đời của bản nhạc, cô ca sĩ thả hồn và cả tâm t́nh để thể hiện vào phong cách tŕnh diễn làm cho bài hát sinh động và có hồn hơn, khiến cho

thính gỉa ngất ngây thưởng thức, c̣n dân lính nhà ta, lần đầu nghe nhạc sống nói về đời lính của ḿnh, ngồi im dơi mắt lên sân khấu, đợi bản nhạc chấm dứt th́ ̣a vỡ những tiếng vỗ tay như bất tận, và những chiếc nón tung lên cao.

Chưa hết, sau vài màn tŕnh diễn những bản nhạc lính khác, Ngọc Trang, một giọng nữ cũng có tiếng của đất Melbourne có thần tượng TQLC là thường vụ Bắc nhà tôi, đêm nay lại ra hát thêm một bài nữa của Trang Thủy. Mỗi bản có một nội dung khác, một cung điệu riêng, nhưng tựu chung những bản nhạc đêm nay đều được hát rất thành công. Riêng tôi không phải nịnh vớt, nhưng có ngạc nhiên về vị chỉ huy cũ của ḿnh, dân tác chiến thứ dữ mà tâm hồn nghệ sĩ cũng mênh mang không kém, chắc do đi nhiều, nh́n thấy nhiều, nên ước mơ nhiều mà hồn nhạc với cái tâm của người nghệ sĩ bám theo chân người chiến sĩ chăng.

Phu Nhân đọc thơ và hát.

Tôi xuống cuối hội trường đứng nói chuyện, chợt vang lên giọng đọc hào hùng, mạnh và có lửa. Một câu thơ quen đă từng đọc nhiều lần trên báo, trên đài của Du Tử Lê: “Khi tôi chết hăy đưa tôi ra biển.” Ủa mà sao ông thầy không thuộc ḱa? Không, không phải không thuộc mà anh Hai đọc bài đă đổi lời ông nhấn mạnh, tay ông vung lên, một tay trong túi quần và ông đọc với một giọng qủa quyết, không van xin mà như ra lệnh, ông nhắn gửi:

“Khi tôi chết, đừng đưa tôi ra biển.

Đưa tôi về Bản Hét, Daktô.

….

Khi Tôi chết, đừng đưa tôi ra biển.

Đưa tôi về B́nh gỉa, Đầm dơi.

….

Khi tôi chết, đừng đưa tôi ra biển. VV….

Chưa hết cuối cùng Ó Biển cũng cố mời ông một lần nữa ra sân với bài hát kỷ niệm của ông hơn mười năm trước, mà chỉ có một người, một người hiểu, chứ không phải như thơ Đỗ Trung Quân: “Ai cũng hiểu chỉ một người không hiểu!” Giọng ông cũng trầm ấm khiến Ó Biển nhà này phục sát đất và tôn ông thầy lên bậc sư phụ.

Chiếc bánh sinh nhật độc nhất thế gian?

Tâm của các buổi lễ mừng sinh nhật thường là những chiếc bánh, bánh làm để trưng rồi thường bỏ, bởi v́ lính nhà ta thích cay đắng chứ ít thích ngọt bùi, nên bánh trưng rồi bỏ th́ hoài của qúa, v́ những lư do đơn giản đó và để tạo sự ngạc nhiên thích thú, cùng sự độc đáo, dân Mũ Xanh bày ra một kiểu bánh sinh nhật mà may ra trên đời này chỉ có một (Number One) hay số dzách. Đương nhiên là số dzách thật chứ nào phải tự khen ḿnh đâu, v́ ai đă có nào?

Chúng tôi làm bánh bằng nếp, nấu xôi màu để xếp thành huy hiệu binh chủng, đặt trên bệ bao bọc bằng huy hiệu của các đơn vị trong sư đoàn, màu xôi óng ánh được bàn tay của hai vị phu nhân cùng tên Minh, cùng là dân cựu ĐĐ3/ TĐ1 Quái Điểu năm xưa thực hiện, người nấu xôi, người trang trí, với bàn tay điệu nghệ có nhiều kinh nghiệm trong nghề cô Thu bà xă Minh bông đă làm cho chiếc bánh sinh nhật nổi bật về mọi điểm, độc đáo, đẹp, ấn tượng và nhất là chưa ai có và chưa từng có. 

Những chiếc áo rằn ri.

Trước ngày đại hội một tháng, sau khi sinh hoạt xong, thường vụ Bắc lôi ra mấy cây vải khoe: có người cho mấy cây vải, vải in rằn giông giống màu áo cọp biển, chỉ thiếu tông xanh, anh hỏi làm ǵ với những cây vải này nhỉ? Làm phông trang trí? Sao không may áo cho mấy vị bạn đời cọp biển? Ư kiến hay và mọi người hưởng ứng.

Thế là chọn kiểu, may làm sao cho mọi người cùng dễ mặc, không quê qúa mà cũng không tân thời qúa, mặc được ở mùa lạnh này, và mọi người đồng ư chọn kiểu Polo Shirt tay dài, ai biết may th́ may dùm coi, và thế là có những chiếc áo cho hơn 20 người vợ của cựu chiến binh TQLCVN. Không chỉ dành riêng cho dân Victoria mà cả các chị ở tiểu bang khác đến, kể cả ở Mỹ qua cũng vui mặc, tuy không sang cả ǵ nhưng lại rất nổi giữa đại hội đông đảo, không thể nhầm lẫn giữa quan khách và dân nhà ta, khiến Ó Biển mạnh dạn đưa đồ nhà của TQLCVN Úc ra khoe.

Nh́n các chị em cùng vui đứng một hàng ngang tŕnh diện quan khách, màu áo rằn ri đồng phục cũng hay, vợ chúng tôi cũng c̣n xuân lắm chứ. Sau khi giới thiệu và chào quan khách xong, Ó Biển bỗng cho những người vợ lính tŕnh diễn cơ bản thao diễn, mà chưa có ai từng một phút học qua môn này, anh chàng làm tṛ vui quân sự hóa các chị bằng cách hô: tất cả các bà chú ư này: “nghiêm” làm cho nhóm nữ quân nhân nửa mùa này giật ḿnh, ai cũng phá ra cười, dù không biết đứng nghiêm đă đành, mà c̣n thay v́ nghiêm lại ngặt nghẽo cười nữa, và khi được lệnh chào tay th́ ôi thôi người đưa tay phải, người chào tay trái, và nhiều người bẽn lẽn đứng nghiêng, khiến lính nhà ta và cử tọa trong hội trường cười vui nghiêng ngả, chẳng cần diễn viên hài nổi tiếng giúp vui, nhóm diễn viên bất đắc dĩ này cũng đủ sức mang đến cho mọi người một đêm đại hội vui trọn vẹn, xin cảm ơn những người vợ lính của liên hội hiện diện đêm nay với những chiếc áo rằn ri.

Đại hội năm nay cái thành công lớn nhất của Hội TQLCVN Victoria là sự đoàn kết của các chị em bạn đời của cựu cọp biển, mọi người sống chung vui vẻ như người một nhà, ai cũng hăng hái giúp đỡ chồng trong việc tổ chức đại hội, nh́n chị em chung lo mọi việc cứ coi như việc nhà vậy, vất vả mà ai cũng tươi cười và hẹn ḥ những buổi gặp nhau sao mà dễ thương làm vậy.

 Chuyện về chiếc giỏ cói tiếp tế. Chị Ngọc và anh Tâm.

Chuyển đề tài, Ó Biển cầm máy đứng trên sân khấu mời: Ai là chị Ngọc xin mời lên đây, và ai là anh Tâm xin mời lên trước sân khấu, khi hai người đă có mặt theo như lời mời, Ó Biển kể lại một câu chuyện của hơn 20 năm trước.

Ở tù ra, Ó Biển vượt biên và rủi thay bị bắt, để dấu lư lịch công an, Ó Biển khai tên gỉa! Ở nhà biết tin nhưng không biết cách nào để xin giấy thăm nuôi, đúng lúc đó th́ tác gỉa Tháng Ba gẫy súng ghé nhà thăm bạn. May qúa, bà cụ thân sinh ra Ó Biển mới nói: thằng Hùng nó bị bắt, ở Long Thành, mà nó khai tên gỉa, mợ muốn đi thăm mà không biết làm sao để xin giấy tờ đi thăm. Mọi chuyện ở ngoài, anh chàng Hùng ở trong tù không biết tí ǵ về chuyện ai đă đạo diễn để có người đến thăm ḿnh.

Bỗng một trưa, Ó Biển được công an gọi đi nhận qùa, ra ngoài gặp một cô gái trẻ chưa từng bao giờ gặp, chào và đưa cho một bị cói nói có tí qùa gửi anh, và chúc mau được tha và nhớ giữ ǵn sức khỏe rồi chào ra về.

Chuyện của hơn hai mươi năm trước, tưởng đă quên vào dĩ văng, bỗng gần đến ngày đại hội, Ó Biển nói chuyện với Cao Xuân Huy, Cao Xuân Huy mới hỏi:

Biết Tâm Ḱnh Ngư ở Adelaide không?

Biết.

Hắn c̣n ở với cô vợ cũ không?

Hai người trao đổi với nhau v́ sợ có những biến đổi trong cuộc sống, và sợ không khéo sẽ làm đổ vỡ hạnh phúc gia đ́nh bạn ḿnh, Ó Biển hỏi lại:

Vợ nào?

Th́ cô vợ ở Long Thành, người đă đi thăm Hùng ngày đó.

Ủa th́ ra người đi thăm ḿnh ngày xưa ở tù của hơn 20 năm trước là vợ của Tâm một chiến hữu của ḿnh, ḿnh có gặp một vài lần mà đâu có biết ân nhân của ḿnh ngày đó! Ó Biển giật ḿnh nhớ lại và trả lời Cao Xuân Huy:

Không biết có phải người vợ ngày đó hay không? Để ḿnh hỏi lại xem sao đă.

Thế là anh chàng Ó Biển gọi xuống Adelaide gặp Tâm hỏi Tâm có đi dự đại hội không? Và làm bộ hỏi thăm gia đ́nh bạn và hỏi bạn cưới vợ năm nào và có phải vợ ở Long Thành không?

Sau khi mọi chuyện đă khớp với những thông tin mà Ó Biển có, anh mạnh dạn mời bạn cố gắng đi dự đại hội và cũng cố gắng đưa cả Ngọc, cô vợ của Tâm đi theo để có dịp cảm ơn và vinh danh t́nh chiến hữu cao cả, đă giúp nhau ở vào cái thời điểm cực kỳ khó khăn ngày đó v́ Tâm và Hùng ngày đó chưa biết nhau, mà Tâm đă nhờ vợ đi thăm theo yêu cầu của Huy bạn cùng tiểu đoàn với Tâm. Nay gặp ân nhân, Ó Biển vi vút bảy tỏ nỗi niềm:

Với nghề của chàng, Ó Biển đă kể đầu đuôi nguồn mạch, và xin lỗi về sự vô t́nh của ḿnh từ bấy lâu nay, v́ không biết chứ không phải biết mà lờ đi, và bằng một cử chỉ đẹp, Ó Biển đă tŕnh diễn một màn cảm ơn trước liên hội và quan khách, khi gửi lại món qùa t́nh nghĩa xưa bằng một cái giỏ nylon v́ không kiếm đâu ra cái bị cói giống ở quê nhà, trong đó nhớ lại bát cơm siếu mẫu anh đă bỏ vào một kư gạo thơm Hoàng gia Thái, một kư khô mực thay cho khô cá, t́m đâu ra đường thẻ ở cái xứ sở này hả trời, anh bèn thay bằng trái cam. Một chuyện của t́nh bạn trong binh chủng thật cảm động.

Nhân dịp này, Tâm dù bị khan tiếng, cũng góp thêm vài mẫu chuyện mang nhiều dấu ấn khó quên trong đời binh nghiệp, khi rút quân mà bạn ḿnh bị thương cụt chân đă năn nỉ anh bắn dùm một phát mà ai dám nỡ ḷng nào, chỉ c̣n biết gạt nước mắt ra đi. Và anh đă hát một bài hát của bạn anh Trung Úy Sáng chế lại “Khi tôi chết ai làm thơ em hát, khi tôi chết ai làm nhạc em ca.” Tưởng hát cho vui ai dè hai ngày sau Sáng đă chết và đêm nay Tâm ca để nhớ bạn ḿnh.. Ôi t́nh bạn cao cả và tuyệt vời của dân TQLCVN, ai dám nói ‘bạn nhà binh, t́nh nhà thổ nào???’

Gia đ́nh anh chị Phạm Sỹ Bắc.

Chẳng riêng ǵ anh em Victoria, mà từ khách phương xa như hai Đại bàng, các Mũ Xanh Nam Úc, Sydney đều cảm nhận một sự hy sinh rất lớn để đại hội thành công là do nỗ lực đóng góp của gia đ́nh anh chị Phạm Sỹ Bắc.

Từ cả tháng trước, tuần nào mọi người cũng kéo đến nhà anh để họp bàn, riêng chị đă nghỉ đi làm trước đại hội 10 ngày để lo chuẩn bị cho bữa tiệc chính, cùng các bữa ăn cho khách xa, khách gần và cả dân Mũ Xanh Victoria nữa, nhà anh chị từa tựa như hậu cứ đơn vị, c̣n riêng anh, đúng chức năng của một thường vụ tiểu đoàn, lo chu toàn mọi nhiệm vụ, giải quyết ngay những yêu cầu của mọi người, cái ǵ cũng hỏi qua anh và được anh giải quyết ngay.

Trong đại hội, Tango đă không quên vinh danh và cám ơn đến gia đ́nh anh chị, nhân ngồi viết những chuyện bên lề này, một lần nữa cũng xin có mấy ḍng vinh danh gia đ́nh thường vụ Phạm Sỹ Bắc.

CaoXuân Huy.

Một người cao lớn, râu ria lởm chởm đeo cặp kiếng trắng đi với Ó Biển đến gần, Ó Biển hỏi tôi:

Biết anh này không?

Tôi lắc đầu không biết mà không biết thật, Ó Biển giới thiệu:

Anh Huy, Cao Xuân Huy.

À, tác gỉa Tháng Ba gẫy súng đây hả? Chúng tôi bắt tay nhau, anh cũng từ Mỹ đi dự đại hội để có dịp gặp lại đồng đội cũ ở xứ Úc này.

Con người vui vẻ, trên mặt luôn nở nụ cười, hay đùa và cũng thuộc vào tay uống có hạng, nên gặp anh trừ những lúc không thể uống, c̣n trong buổi tiệc thấy trên tay anh luôn cầm một lon bia đi cụng với mọi người mà vẫn tỉnh rụi, chắc bia Úc nhẹ hơn bia Mỹ chăng?

Nhờ đại hội mà chúng tôi gặp được chiến hữu Mũ Xanh, người đă ghi lại cảnh bi hùng tráng của những ngày Tháng Ba xa xưa năm ấy.

 

Văn nghệ, những cọp biển hát:

Sau mấy chương tŕnh, giờ mới đem cây nhà lá vườn ra trưng, và người được mời đầu tiên là Mười Thân, anh chàng này dân Sydney vui lắm, anh hát hay và vui tính, hay dỡn và diễu cũng điệu nghệ ra tṛ, đêm nay cũng với bản ruột “Không bao giờ ngăn cách,” đă góp vui cho mọi người thưởng thức một bản nhạc t́nh xưa. Anh Đức dân Adelaide giọng ấm áp với bài “Trên bốn vùng chiến thuật,” Sáu “Tạ từ trong đêm” với giọng run run như con nhạn trắng G̣ Công Phương Dung, vợ anh chàng Sơn Thần Tiễn hót liên khúc, Nam  và Thảo “Lính đa t́nh”, Minh quậy bài “Đám cưới nhà binh”. Tặng Thần ưng cưới dzợ.

 

Lời cầu hôn của Sáu. 

Và cuối cùng, xin kể về lời cầu hôn của con Thần ưng mang số 6 tên là Sáu luôn. Mấy tháng nay, nghe tin Sáu sẽ tổ chức đám cưới, ai gặp con Thần ưng này cũng cứ phải chọc cho hắn ú a ú ớ mới thôi. Nhân dịp đại hội, anh chàng Ó Biển phải làm một cái ǵ đây để cho vợ chồng Thần ưng nhớ đời trước khi xây tổ ấm.

Nhân bữa tiệc mừng này, cả hai bị mời lên sân khấu, mắc cở qúa chừng chừng mà anh chàng Ó Biển hổng tha, và Thần ưng một chân qùy, chân chống ngỏ lời cầu hôn với người trong mộng, và người hôn thê Châu Trần Thanh Thúy cũng e thẹn nhận lời, mặc dù có hổng chịu th́ cũng có cái đám cưới định sẵn 20 Tháng 10 rồi.

Hẹn tái ngộ 2008.

Tiệc tàn và các hội ở xa đă tập họp trước Tango và Phu nhân nghiêm chào để về, hẹn gặp lại nhau vào Đại hội mừng sinh nhật binh chủng lần Thứ 54, Năm 2008 ở Adelaide.

 

MINH Quái Điểu