TỔNG HỘI THỦY QUÂN LỤC CHIẾN VIỆT NAM

                                                                     

Story of

THE VIETNAM VETERANS MEMORIAL

 

Tiffany Thanh Kieu   

10 grade  Katella High School

Anaheim  August 6, 2003

 

Câu chuyện về

 Đài tưởng niệmnhững

cựu chiến binh Mỹ

chiến đấu tại Việt nam

 

 Lời nói đầu : Bài viết của Tiffany Thanh Kieu K22/2 có nhan đề : STORY OF THE VIETNAM VETERANS MEMORIAL , 15 tuổi, học lớp 10 trường Katella High School, Anaheim. Đây là một bài viết rất công phu nhưng cái quan trọng  là nó đă nói lên được cái ư nghĩa đích thực và không thể chối cải được những sự hy sinh và ḷng dũng của những chiến binh Mỹ tại chiến trường Việt nam .C̣n những người lính VNCH th́ sao ?Họ tiếp tục bị hiểu lầm và coi khinh hay sao.? Những kẻ không đáng được tôn trọng là những kẻ chiến thắng hay sao.? Thời gian rồi sẽ định vị lại mọi giá trị.  Những lá cờ vàng ba sọc đỏ đă tung bay tại 60 thành phố trên toàn nước Mỹ  và 4 tiểu bang  và sẽ tung bay khắp nợi trên thế giới nơi nào có người Việt -Tự Do-không- cộng- sản định cư. Cuộc tranh đău của chúng ta bền bỉ và có kết quả. Người dịch muốn mang  một cảm nhận mới mẻ của thế hệ con cháu chúng ta đối với những bậc cha anh mà chúng luôn tôn trọng và nhớ ơn.

                                                            Người dịch : Kiều công Cự

 

 VAO ĐỀ :

            Hoa kỳ luôn luôn là một vùng đất của sự hảnh diện và ḷng yêu nước. Những công dân Mỹ, kể cả nam lẫn nữ, khi đă phục vụ một cách chân thành cho quê hương đều được ghi ơn và tưỡng thưởng. Thủ đô Washington D. C., là nơi có hằng trăm những tượng đài ghi lại những công khó nhọc và sự hy sinh của những công dân Hoa kỳ. Một vài đài tưởng niệm như là Washington Monument hay Lincln Memorial,‘ ngôi tháp hùng vĩ vượt cao lên trên ṿm trời Thủ đô’. Tuy nhiên cũng có một đài tưởng niệm rất khiêm nhường về kích cở, nhưng lại được số lượng người đông đảo nhất liên tục đến thăm viếng . Đó là Đài tưởng niệm các cựu chiến binh Hoa kỳ chiến đău tại Việt nam ( The Vietnam Veterans Memorial ). Hằng năm nhiều ngàn người đến viếng thăm ‘cái bức tường thấp, sáng loáng, một màu đen tuyền với những tên’ của những người lính đă chết hay mất tích trong cuộc chiến lâu dài và và nhiều gian nan tại Việt nam.

            Cuộc chiến tại Việt nam không phải là một cuộc chiến của Hiệp chủng quốc Hoa kỳ. Thế nhưng Hoa kỳ đă gởi những người lính của họ đến giúp một quốc gia xa lạ trong cuộc nội chiến tại Việt nam. Từ cuối năm 1959 , Tổng thống Dwight David Eisenhower đă gởi những toán cố vấn quân sự nhỏ để giúp huấn luyện những người lính miền Nam chiến đấu chống lại bộ đội công sản miền Bắc. Ṛi bắt đầu từ năm 1967, hơn một nửa triệu quân Mỹ đă thực sự chiến đấu tại Việt nam. Những nam và nữ quân nhân này đă hy sinh mạng sống của họ và chiến đấu một cách tận t́nh trong một cuộc chiến bất phân thắng bại tại một đất không phải là quê hương của họ. Họ đă chiến đău một cách nhiệt t́nh và can đảm, và nhiều người đă đánh mất mạng sống của ḿnh. Rồi khi trở lại quê nhà, họ không được những ṿng tay mở rộng đón nhận, thậm chí c̣n bị dè bĩu, coi khinh của những đồng hương của họ . Mục tiêu hy sinh cao cả và sự can đảm tuyệt vời của những người lính chiến đấu tại Việt nam đă bị quên đi một cách nhanh chóng. Nhưng những người đă tham gia vào cuộc chiến th́ tự thâm tâm của họ thật khó mà quên được nổi buồn rầu và kinh khủng của những ǵ đă xảy ra.

            Cho đến năm 1979 Jan C. Scruggs, Robert W. Doubek, và John Wheeler, cả ba đều là cựu chiến binh, đă bàn bạc  thực hiện một đài kỷ niệm để vinh danh những người lính đă chết hoặc c̣n mất tích tại Việt nam. Jan Scruggs đă lớn lên tại Bowie, Maryland. Sau khi tốt nghiệp Trung học, anh dă phục vụ trong Trung đoàn Khinh binh số 199 thuộc quân đội Hoa kỳ. Sau một nhiệm kỳ chiến đấu tại Việt nam, anh được giải ngũ và tiếp tục vào Đại học tại thủ đô Washington, anh đă nhận được văn bằng Cử nhân về tham vấn luật pháp. Jan suy nghĩ đến nhiều ngàn người  đă chết trong cuộc chiến. Nhưng đất nước đă không làm một điều ǵ để vinh danh họ. Và anh đă đi đến một ư nghĩ dứt khoát là phải thiết lập một đài tưởng niệm cho những người đă chiến đấu trong cuộc chiến tại Việt nam. Phải ghi lại tên của những nam nữ quân nhân đă đến VN và đă không bao giờ trở lại dầu chỉ một lần thôi.

            Hầu hết người ta cho rằng Jan đă điên mất rồi. Anh biết ǵ về những tượng đài. Tốn phí nhiều triệu đô la để xây dựng. Làm thế nào để có tiền đây. Tại sao lại bắt những người Mỹ phải xây dựng một cái đài tưởng niệm  cho những cựu binh Mỹ trong cuộc chiến tại VN. Họ chỉ muốn quên đi kia mà.

            Jan th́ không nghĩ như thế và anh đă quyết tâm. Anh tổ chức những buổi gặp mặt, sắp xếp những buổi thuyết tŕnh. Lúc đầu chẳng có ai muốn nghe anh. Anh đến gặp những cựu chiến binh khác có cùng một quan điểm như anh. Họ đồng ư với nhau một điều là tất cả những người Mỹ b́nh thường đều muốn đóng góp tiền bạc để xây dựng một đài tưởng niệm. Họ tự thiết lập một Quỉ xây dựng đài tưởng niệm cựu chiến binh tại VN (Vietnam Vetterans’ s Memorial Fund ).

            Phóng viên báo chí và truyền h́nh bắt đàu nói đến quỉ xây dựng. Những sự đóng góp bắt đầu h́nh thành . Một cô gái có cha hy sinh trong cuộc chiến gởi đến 10 đô. Cha mẹ của một quân nhân trẻ bị giết gởi tấm ngân phiếu 25 Đô. Jan rất nhiều hy vọng nhưng hai tháng sau anh chỉ có được 144.5 đô. Làm thế nào để quyên góp hằng triệu đô la đây ?

            Những cố gắng gây quỉ đă nhận được số lượng tăng vọt khi Thượng nghị sĩ John Warner ở Virginia tặng 5,000 đô với số tiền riêng của ông, và đồng thời giúp gây quỉ thêm 50,000 đô. Một trong những người hào hiệp là nhà tỷ phú ở Taxas , ông H. Ross Perot. Dần dà số tiền tặng giúp lên quá 8,4 triệu đô. Quỉ xây dựng đài tưởng niệm nhận được từ 275,000 cá nhân.

            TNS Charles Mathias , một đảng viên Cộng ḥa từ Maryland, một người đă chống lại sự tham chiến của quân đội Mỹ tại VN, đă tin tưởng rằng sự đóng góp này có thể ḥa giải mối bất ḥa giữa những người Mỹ. Và ông cũng làm ngạc nhiên và vui sướng hết sức của những người tổ chức gây quỉ bằng cách đề nghị một địa điểm rộng khoảng hai mẩu tây nằm giữa hai địa danh khá nổi tiếng : Washington Monument và Lincoln Memorial. TNS Mathias đă đưa ra dự luật biến nơi này thành đài tưởng niệm. Tất cả 100 TNS đồng tâm bảo trợ dự luật . Nó được thông qua ngày 30 tháng 6 năm 1980. Một dự luật tương tự cũng được toàn thể Hạ viện thông qua.

            Sau hơn một năm cố gắng, mọi việc giờ đây đều xuôi chèo mát mái.

            Mùa hè năm 1980, sau năm năm kể từ khi người lính Mỹ cuối cùng rời khỏi VN, Tổng thống Jimmy Carter kư ban hành luật cho phép phần đất nói trên được xử dụng để thiết lập đài tưởng niệm những cựu chiến binh Mỹ đă chiến đấu tại VN. Một vùng đất tọa lạc trong National Mall , một vùng đất thoáng đăng nằm giữa ṭa nhà Quốc hội và ṭa Bạch ốc, cũng là nơi có những tượng đài kỷ niệm của Washington, Jefferson va Lincoln.

            Bây giờ những cựu chiến binh mới thực sự  tiếp tục hành tŕnh. Mọi người trên khắp Hoa kỳ đều góp tay  vào quỉ . Họ muốn làm một cái ǵ đó để xóa đi một khoảng thời gian kinh khiếp cho Hoa kỳ. Họ cảm thấy những người lính chiến đấu tại VN phải được ghi nhớ. Đây mới chính là cách tốt nhất để quên đi cuộc chiến. Đài tưởng niệm đă hơn bao giờ hết không c̣n là giấc mơ của một thiểu số cựu chiến binh mà là mục đích của toàn thể người Mỹ từ bờ biển Thái b́nh dương đến Đại tây dương.

 

            THI TUYỂN

 

Những cựu binh quyết định mở một cuộc thi tuyển trên toàn nước Mỹ. Họ chọn những nghệ sĩ và những nhà xây dựng vào ban giám khảo. Mọi người trên 18 tuổi đều có quyền gởi bản vẽ dự thi .Ư kiến tiên khởi của Jan sẽ không bị quên đi.Đó là ngyên tắc quan trọng số một. Đài tưởng niệm bắt buộc phải có tên của những nam, nữ quân nhân Hoa kỳ đă chết hay mất tích trong cuộc chiến.

            Ngày 31/3/1981, ban giám khảo đă nhận được 1,421 bản vẻ  gởi đến dự thi. Số lượng nhiều quá đến nỗi họ không thể sắp xếp trong một căn pḥng b́nh thường mà phải đem đặt nhờ trong một hangar chứa máy bay. Rồi họ xem xét tất cả. Để cho công b́nh, các vị giám khảo chỉ đặt số trên bản vẽ chứ không đề tên. Cái cách mà các vị không cần biết tên của nghệ sỉ đó là ai. Họ không có ǵ trở ngại trong việc chọn lựa. Cuối cùng các vị giám khảo đều đồng ư. Bản vẻ tốt nhất nằm ở số 1,026. Ai là người đă thắng giải đây ? Một nghệ sĩ có tiếng tăm chăng ? Một người đă vẽ nhiều tượng đài trước đây chăng ?

            Không phải đâu ! Người trúng giải là một sinh viên đại học , một cô gái tuổi tṛn 21 hoàn toàn xa lạ. Cô ta sáng tạo bảng vẽ đài tưởng niệm như là một bài tập ở trường. Cô chưa bao giờ mơ ước ḿnh là người thắng giải. Tên cô gái là MAYA YING LIN. Cô ta là một người Mỹ gốc Trung hoa. Ba cô ấy tên HENRY LIN ,  một giáo sư mỹ thuật tại đại học Ohio và mẹ cô tên JULIA CHANG LIN cũng là một giáo sư Anh văn và Văn chương Đông phương tại đại học Ohio.

            Maya sinh ngày 5 tháng 10 năm 1959 tại Athens, Ohio trong một gia đ́nh kiến trúc và điêu khắc nổi tiếng. Họ đă đến tị nạn tại Mỹ vào cuối thập niên 1940. Cô ta không biết ǵ về chiến tranh tại VN. Cô ta là một em bé khi Hoa kỳ tham gia vào cuộc chiến. Làm thế nào cô ta đă sáng tạo một tác phẩm đoạt giải này ? Maya nói cô ta đă đến viếng địa điểm ở Washington D. C., nơi người ta dự trù sẽ xây dựng đài tưởng niệm. Cô đứng ở đăy trong một công viên cỏ xanh vào một ngày tháng 11 có nhiều mây xám. Cô suy nghĩ người ta đă phải làm thế nào để nhớ về người thân của ḿnh đă mất trong cuộc chiến. Một ư tưởng chợt đến cới cô. Cô muốn ḷng đất phía trước được cắt mở ra. Cô tưởng tượng đến một bức tường đá đen đứng sừng sững giữa một thế giới đầy ánh nắng và một thế ǵới đầy bóng tối ngăn cách mà người sống không bao giờ có thể đi vào trong đó. Một bức tường đá đen với đầy đủ những danh tánh trên đó.

            Những vị giám khảo rất bằng ḷng với sự lựa chọn của họ. Tuy nhiên không phải ai cũng đồng ư kiến . Một số cựu chiến binh và vài hội đoàn tư nhân không đồng ư và chống lại. Họ cho rằng bức tường như là một vết thương đáng xấu hổ và buồn phiền. Họ mong muốn được nh́n thấy một bức tượng của những người lính chiến đang xông pha ngoài chiến trận , giống như một trong những bức tượng nổi danh tôn vinh những người lính trong Đệ II Thế chiến. Nhưng đa số vẫn thích bức tường đá đen hơn. Một trong những người này là vị tướng bốn sao Willam Westmoreland. Ông là người đă chỉ huy lực lượng quân đội Mỹ tại VN.

            Cuộc tranh cải kéo dài cả năm về bản vẻ của tượng đài cho đến khi có sự thỏa thuận về sự sắp đặt thêm vào đó một bức tượng, một lá cờ và một huy hiệu trong một toàn cảnh gồm năm chiến binh ở lối vào của đài tưởng niệm khoảng 150 feet . Với sự đặt để này những người chống đối h́nh như bằng ḷng hơn và dễ chấp nhận tượng đài hơn.

            Và bây giờ th́ tượng đài bắt đầu khởi công.

            Công nhân xây dựng, chuyên viên kỷ thuật, và thợ trồng cây cỏ, bắt đầu công việc vào ngày 16 tháng 3 năm 1982. Tám tháng sau, vào ngày 13/11/1982, ngày lễ Veterans Day vào cuối tuần, Đài tưởng niệm được khánh thành trước sự hiện diện của khoảng 150,000 người . Họ đă sắp xếp chương tŕnh như thế nào để được hiện diện trong khu vực đặc biệt này trong cái ngày đáng ghi nhớ . Những người cựu chiến binh chiến đấu tại chiến trường VN, một lần đă chịu xấu hổ hay buồn phiền hay cay đắng,  chen chúc trên xe buưt, xe lửa hay máy bay , đang hướng về Thủ đô. Họ hội tụ tại đây những bậc cha mẹ mất con, những người chị mất em, và những người bạn mất đi những người bạn. Họ đầy ắp ở khách sạn và lữ điếm ở Washington D. C., ngay cả những nhà tư, công viên, những khu vực dành cho xe hơi và những khu dành cho loại xe giải trí cũng đông nghẹt.. Khách viếng mang đến những bó hoa, những bức ảnh, những lá thư và những quà tặng khác để dọc theo những tên của những người lính đă mất. Sự chiến đấu đầy hào hùng của những cựu chiến binh đă một lần bị quên đi nay vĩnh viễn được tôn vinh với tận cùng của sự tưởng nhớ đáng tôn trọng này.

 

            SỰ  XÂY DỰNG.

 

            Bản vẻ của đài tưởng niệm được đơn giản đến mức tối đa. Đó chỉ là hai tấm bảng h́nh tam giác giao nhau ở góc bẹt 125 độ 12 phút. Chiều dài của bức tường là 246.75 feet (134,025 m ). Có cả thảy 140 tấm bảng (panels )với móng đào sâu 35 feet . Chỗ cao nhất của bức tường là 10.1 feet. Gần 60,000 tên của những MIA và POW, và những người lính đă chết trong cuộc chiến tại VN , được khắc lên những tấm bảng đá. Kể từ khi đài tưởng niệm được khánh thành , có nhiều danh sách được thêm vào hoặc thay đổi. Nguyên thủy bức tường chỉ có 57,939 tên. Bây giờ th́ bức tường đă có hơn 58,000 tên. Mục đích của đài tưởng niệm cũng là một sự đơn giản. Nó như phản ảnh , nhắc nhớ lại đời sống của những người đă chết qua những cái tên đang hiện diện trước mắt họ. Những cái tên mang nhiều ư nghĩa chứ không phải là bức tường.

Bộ Quốc Pḥng đă xác nhận danh tánh được sắp xếp trên bức tường căn cứ vào những sự vụ lịnh được kư từ Tổng thống Johnson và Nixon. Những lịnh chỉ định này ấn định những vùng chiến đấu như tại VN, Hải ngoại, sau này có cả Lào và Cambodia. Riêng những người đă chết v́ căn bịnh do chất độc màu da cam  hay hậu quả của những xúc động dẫn đến hành động tự sát, đều không được đưa lên bức tường.

             Ngày 16/3/1982 công nhân bắt đầu chuẩn bị mặt bằng cho công tŕnh. Đào bới đất bắt tay hôm 26/3/1982.Công ty xây dựng Gilbane Building Company nhận lănh toàn bộ công tŕnh. Hảng thiết kế Cooper- Lecker Partnership giám sát. Bước đầu là mở móng cho bức tường. Một tam giác được đào sâu 10 feet, ngang 250 feet, dài khoảng 500 feet .

Theo bảng vẻ, Maya Lin muốn bức tường được làm bằng đá granite đen thuần túy. Tuy nhiên số lượng lớn đá granite này khó t́m đủ ở Hoa kỳ. Chỉ có ba nơi trên thế giới sản xuất khối lượng lớn đá granite đen này là Ấn độ, Thụy điển và Nam phi. Đá granite đen dùng cho bức tường, lề an toàn và những lối đi được mang về từ Bangalore, Ấn độ. Một khi đá được mang đến, người ta đem giao cho xưởng Barre ở Vermont. Tại đây thợ đá cắt ra và thi công. Màu sắc được thay đổi nhạt hơn. Cách cấu trúc những tấm bảng chữ, những lề đường và những lối đi là kết quả của những kỷ thuật mài dũa đá, định h́nh theo những khuôn mẩu khác nhau.

Bức tường không phải được làm liên tục mà phải chia theo từng công đoạn. Công nhân phải cắt riêng rẽ từng 148 tấm bảng theo thứ tự kích cở khác nhau. Những tấm bảng chia ra tương tự  2/4 hay  3/4  inches theo chiều dày và 40 inches rộng. Tuy nhiên một vài tấm bảng cao hơn những tấm khác theo sự sắp xếp trong bức tường. Chiều cao của những tấm  bảng được sắp xếp từ từ 8 inches đến 10 feet + 1 inch. Sự cấu trúc từng đoạn một của bức tường cho phép những tên được khắc lên bề mặt bức tường một cách dễ dàng hơn. Bức tường không thể kết thúc đúng ngày Veteran Day nếu toàn bộ gần 60,000 tên được khắc bằng tay lên bảng đá. Người ta phải nhờ đến những phép in bằng ảnh chấm theo điện toán do hảng Datalantic, Incorporated ở Atlanta, Georgia dùng những phương pháp gọị là ảnh có những h́nh khuôn nhỏ như cát mịn. Kỷ thuật đặc biệt này do Larry Century phát minh dành riêng cho những đài tưởng niệm. Phương pháp này là cách xử dụng bề mặt khuôn đúc theo số gọi là Optima. Nó nối kết một tấm phim âm bản có kích cở 1/3 lan rộng ra trên một tấm phim dương bản bề mặt đầy đủ. Đá granite khi đă mài nhẳn được phết lên một chất lỏng dễ bắt ánh sáng. Một phương cách tương tự cũng được dùng để chuyển đổi toàn bề mặt của đá. Một khi công đoạn này đă hoàn tất, phần đá trong vùng được khắc chữ và mặt bằng giữ lại được bảo vệ bởi lớp dễ bắt ánh sáng. Những chữ chiếm bề mặt . 53 inches và được khắc sâu khoảng .015 inches. Chữ có màu xám nhạt , màu sắc tự nhiên của đá đă đục,  làm rơ nét tương phản với mặt đá đă mài nhẵn, khiến cho cái tên đọc được rất dễ dàng. Mẩu  chữ đầu tiên do hảng Binswanger Glasscraft Products , và những tên được thêm vào sau này do hảng Great Panes Glasswork , Incorporated thực hiện với sự cộng tác của Cooper- Lecky Architects.

Một khi những tấm panel đă hoàn tất, người ta đem đặt chúng vào những vị trí đă đúc sẳn. Những lề đường và những lối đi đă làm xong, và những người trồng cỏ và hoa xây dựng những mặt bằng chung quanh để cung cấp cho khách đến viếng một khoăng không gian để suy tư và ngưỡng mộ. Tất cả những chi tiết của đài tưởng niệm đă kết thúc và sẳn sàng cho ngày khánh thành. Công tŕnh được hoàn tất vào cuối tháng Mười, và bức tường đă được khánh thành theo đúng chương tŕnh vào ngày cuối tuần của ngày lễ Veteran Day.

 

 SỰ CẢM THÔNG VA HÀN GẮN.

 

Mặc dầu bản vẽ khá đơn giản, nhưng Đài tưởng niệm chuyên chở nhiều giá trị về chủ nghĩa anh hùng, niềm suy tưỡng và sự hài ḥa..Bạn hăy tưởng tượng như ḿnh đang bước vào một không gian yên tĩnh, khuất nẽo với những huyên náo chung quanh . Nhhững con đường, những phố phường như biến mất chỉ c̣n lại một ḿnh bạn với bức tường vá những ḍng tên họ trên đó. Rồi bạn đi qua chỗ giao điểm  và lần theo con đường đi lên, bỗng dưng bạn như cảm thấy trở lại cái thế giới đầy tiếng động và ánh sáng sau những giây phút suy tư. Ở cái dăy tường thấp, những danh tánh cũng đang chế ngự mọi điều..Tên của người lính đầu tiên đă chết được khắc ở cái góc của bức tường, rồi những tên khác kế tiếp tiến về phía bên phải thành từng cột theo thứ tự ngày chết, đến tận cùng bờ phía đông nơi bức tường mờ nhạt dần trong bờ đất. Rồi những cái tên bắt đầu trở lại, với những người lính tử trận kế tiếp, ở tận bờ phía tây, nơi bức tường như vừa đột ngột vươn ra khỏi ḷng đất.

               Sự sắp xếp vị trí của đài tưởng niệm đă mang một ư nghĩa. Không giống như hầu hết những đài tưởng niệm ở Washington D.C.,Đài tưởng niệm không đặt trên mặt đất nhưng nó cắt sâu xuống ḷng đất như một vết cắt sâu, một cái sẹo của mất mát và chết chóc. Maya Lin đă nói :

_ Tôi nghĩ đến nổi đau thương mất mát với thời gian khó mà chữa lành được. Nó đă trở thành một cái sẹo mất rồi . Ư nghĩ này chợt đến với tôi lúc đó. Thử nghĩ nếu ta cầm một con dao và xẻ một rănh dọc trong ḷng đất. Với thời gian, cỏ sẽ mọc trở lại. Cũng như ta xẽ một vét cắt trên đá rồi mài chỗ đó đi..Trong ḷng tôi đă có một sự thôi thúc cao độ là phải cắt mở phần đất đó ra..Vết thương trầm trọng đó với thời gian rồi nó sẽ khép miệng. Cỏ xanh rồi sẽ mọc lên, nhưng vết cắt vẫn c̣n đó, nguyên vẹn và rơ nét như viên đá hoa cương ( geode ) khi người ta cắt và mài nhẳn..Tôi chọn loại đá granite đen để làm bề mặt cho suy tưởng và yên b́nh.

                Đài tưởng niệm được chọn ở một địa điểm để suy tư, một nơi mà người đến viếng có thể nhớ lại ngững ngày bi thảm cũng như những lúc hào hùng của cuộc chiến. Nó cho phép người ta được một lúc nào đó t́m về với những kư ức , những cái tên trên bức tường và những cảm xúc của cảnh vật chung quanh. Người ta không những chỉ thấy những cái tên, mà người ta c̣n có thể nh́n thấy cả chính ḿnh, và cảnh vật chung quanh. Họ đă trở nên một phần của bức tường, một phần của lịch sử quốc gia này. Người ta càng nh́n, người ta càng thấy nhiều hơn. Bức tường đá đen đă phản chiếu những khuôn mặt, những băi cỏ, những chiếc lá rơi và bầu trời màu xanh lơ. Bức tường không mang ư nghĩa của một điều ǵ phân cách nhưng đó là một cái ǵ để cảm thông và hàn gắn. Trong ư nghĩa đó, người ta phải biết chấp nhận sự thật và phải đối diện với sự hiện thực của chính ḿnh.

               Khi nh́n những tên họ trên bức tường, làm thế nào để người ta phân biệt với những tên họ của người khác. Làm thế nào để biết cái tên Thomas Smiths của gia đ́nh này khác với cái tên Thomas Smiths của mười bốn gia đ́nh khác. Những cái tên sẽ chẳng mang một ư nghĩa nào nếu 58,939 cái tên được sắp theo thứ tự abc. Nhhững câu chuyện và những hành tŕnh của những người mang những cái tên đó sẽ ch́m sâu vào biển quên lăng. Maya Lin đă cảm nhận được những bất hạnh đó và muốn mang lại một đời sống cho những tên gọi bằng cách sắp chúng theo thứ tự ngày tháng mà những người lính đă nằm xuống. Cho dù phương pháp này có làm cho người ta mất th́ giờ hơn nhưng nó làm cho người chết có một cái ǵ có ư nghĩa và đặc biệt hơn những cái tên khác trên bức tuờng. Cái ngày người lính nằm xuống đă nói lên ư nghĩa của những biến cố đă xảy ra và cũng có thể dùng để giải thích tại sao và họ đă chết như thế nào. Có cả thảy 1170 cái dấu để giúp người ta t́m một cái tên giữa những tấm panel vĩ đại đó. Mỗi cái chấm đánh dấu 10 gịng và nằm trên những tấm panel mang số chẳn.

               Bức tường không chỉ nhắc nhở đến danh tánh của từng cá nhân mà c̣n tiểu bang của người đó nữa. Những dấu h́nh thoi và những dấu cộng được khắc bên cạnh mỗi tên gọi để chỉ định người đó được xác nhận là đă chết hay vẫn c̣n mất tích. Những h́nh thoi xác nhận người đó đă chết. Những dấu chữ thập giống như dấu cộng cho biết người đó vẫn c̣n mất tích và không có được một thông tin nào, và dấu hiệu đó không mang một dấu hiệu tôn giáo nào cả. Cái dấu cộng cũng dễ dàng sửa lại thành dấu h́nh thoi, nếu như một người được tuyên bố là đă chết sau một thời gian mất tích. Trong trường hợp một người bị mất tích được trở về nhà, th́ một ṿng tṛn sẽ bao quanh cái dấu cộng. Nhưng đến bây giờ th́ chưa thấy một ṿng tṛn nào được xuất hiện trên bức tường.

               Cuối cùng th́ bức tường đă trở thành một biểu tượng có tính cách quốc tế về sự cảm thông. Và trang sử của những chiến binh trong trận chiến tại Việt nam và gia đ́nh của họ đă đóng lại. Những giá trị, cũng như những sự nhức nhối, buồn phiền , mong đợi và những giọt nước mắt tất cả đều đọng lại trên bức tường. Cái biến cố đó một lần phủ một màu đen lên lịch sử của Hiệp chủng quốc Hoa kỳ bây giờ đă được mang lại bằng sự công nhận và biết ơn của toàn thế ǵới.

Từ cái lúc mà ư tưởng đầu tiên được manh nha đến một công tŕnh trên nền móng vững chắc ngày nay, bức tường đă trở thành một biểu tượng trân quí của sự cống hiến và ḷng hào hiệp của những nam nữ quân nhân Hoa kỳ đă tận hiến cho tổ quốc mà không đặt một điều kiện nào cả.

                 Những người đă chết và những người hiện c̣n mất tích trong cuộc chiến tại Việt nam sẽ măi măi sống trong tim của những người sống sót và giữa ḷng của khu vườn Washington Constitution này.

 

 

 

 

                                                                        **&&&**

                            Mọi tin tức, bài vở muốn post trên wesite xin email  bixitrum@yahoo.com                  

 

 

 

 

 

 

 

 

E-mail the Webmaster with questions or comments about the Web site