TỔNG HỘI THỦY QUÂN LỤC CHIẾN VIỆT NAM

 

Bao La T́nh Người

 

                                                                                                                                                                        MX  HOA BIỂN

 

Cuối 1977, chuyến xe lửa dừng lại ga Nông Cống, thời gian này đoàn tù binh 76 chúng tôi vừa hoàn thành công tŕnh nạo vét con kênh khổng lồ để nâng cao lưu lượng nước tưới tiêu ruộng đồng vùng Quỳnh Lưu, Diễn Châu và chúng tôi thật sự biết đây là trạm cuối của hành tŕnh vốn xuất phát từ ga Đô Lương, Nghệ Tỉnh. Vệ binh đếm từng người khi bước xuống và nghiêm ngặt cho vào đúng đội h́nh hành quân. Thành phố Vinh bỏ lại dàng sau – miền Bắc trong những bài học địa lư thật sự trở về. Những con tàu tấp nập vô ra với những tiếng động cơ rền rĩ liên tục xếp dỡ hàng hóa và trên bộ, nằm ngay quốc lộ 1, là những nhà máy công nghiệp nhả khói mịt mù. Chỉ có Vinh là đời sống đầy nét sinh động, sôi nổi đi lại và buôn bán rộn ràng, nhất là trước các cửa hàng mậu dịch. Từng tụm người, đầu đội nón lá cũ, mũ cối chao nghiêng phía sau, đứng quanh các cửa hang tem phiếu, chờ mua lại các nhu yếu phẩm như gạo, đường bột ngọt, vải, xà bong từ các công viên chức để bán lại kiếm lời… Không thấy ném đá, chửi bới, dân chúng ở nơi phố cảng này cũng thờ ơ trước đoàn tàu dài chở đầy quân nhân cán chính miền Nam có can dự vào chuộc chiến vừa qua, đang bị cải tạo tập trung và chuyển ra miền Bắc với những ư đồ riêng của những người lănh đạo. Tại đây, Nông Cống, phố xá đ́u hiu, những con đường vá, độn, có đoạn lát nhựa, có đoạn đất, đoạn đá, hai bên là những ngôi nhà thấp và hẹp, nh́n lên bờ mái mới thấy thật là đặc biệt… Quanh lớp tranh, giữa có một mái ngói đỏ chói, tiêu chuẩn bán cho dân từng phần nhỏ, khi mua được cứ lợp lên, được đoạn nào hay đoạn đó, gọi là mái độn. thú vật ở đây cũng đặc biệt… con chó bên vệ đường vàng vọt, khẳng khiu, nằm nhỏ dăi, số phận đang chờ hóa kiếp để làm bảy món ăn chơi, tạo thú vui cho đời!!! Quanh quẩn đó là những con gà đang bới, cào mồi, gà ở đây cũng nhỏ, ṛm, long xác xơ, đang xửng long, co gị chống đạp nhau trông thật hiếu chiến… Anh bạn Đức, y sĩ SĐ 1 bông đùa nói lớn:

            -Tụi bây ơi, con “chó Cộng” nh́n không cảm t́nh, trông dữ dằn quá, lại thấy con “gà Cộng” cũng không muốn nhậu! Sao nó sừng sộ quá đi! Nh́n chúng mới thấy rơ mấy tên Vẹm.

            Trong lúc đùa vui, đám học sinh trường TH Phổ Thông Cấp 2 Nông Cống đứng quanh nh́n chúng tôi v́ gặp lúc tan trường, chúng há hốc miệng ngạc nhiên, một em bé vuột miệng ngây thơ khi nghe chúng tôi chuyện tṛ vui vẻ:

            -Ồ! Chúng nó nói được tiếng người!!!

            Cả bọn chúng tôi quay nh́n nhau, không nói được một lời. Miền Bắc Cộng Sản đủ tṛ bịp bợm tuyên truyền… Chỉ tội cho người dân quá chất phác và ngây thơ, nói chi nghe đó, ai căi, chống lại th́ bị cắt tem phiếu, nhu yếu phẩm, khó sống trong xă hội này.

            Vệ binh giải tán các em v́ sợ ảnh hưởng, một vài học sinh c̣n ngoái lui nói với nhau:

            -Một túi tŕnh độ đó, ô-tô, tàu chiến, máy bay đều biết lái đấy!
 

            Con đường quanh co đồi núi dài như vô tận, một đoàn ngưoi dài tiến bước âm thầm, vai đeo một túi hành trang là chiếc ba lô quen thuộc và bộ quần áo tù nổi bật giữa rừng xanh v́ có in ba sọc vải trắng giữa lưng và hai bên ống, và đó là mục tiêu qua đường nhắm sung mỗi khi vượt trại…

            Chiếc ba lô vẫn c̣n níu vai chúng tôi, người tù thời đại mà bản án không có ngày về v́ tội bán nước, ôm chân đế quốc… Bên trong có hai bộ đồ, vài tấm ảnh gia đ́nh và người than, hầu như ai cũng có chút kỷ vật làm quà người yêu: nhẫn gỗ, lược cài, tranh vẻ h́nh người thương… Ngoài ra c̣n có chiếc lon guigoz là cái xoong đa dụng, quư như bảo vật, cứu đói mỗi khi gặp rau trên rừng, cá dưới suối, bỏ vào nấu ăn ngay. Chiếc ba lô như gia sản, như bạn đời, là chiếc gối giữa rừng nằm kê đầu t́m giấc ngủ, là nhà thương cho anh khi gặp cơn sốt rừng mà không bệnh viện, anh ṃ trong t́m viên thuốc kư- ninh cứu mạng, là nhà hang đặc sản với hủ muối ớt mẹ già gửi gắm làm quà nơi Trường Sơn và là kho quân dụng nơi anh có bộ áo quần sạch mà thay kẻo rận, chấy hành hạ. Trong rừng Như Xuân, Sông Mực này, với 60cm sạp gường, hai chiếc chiếu phải chồng lên nhau mới đủ chổ và chiếc ba lô làm tư trang để trên đầu. Thanh Hóa bắt đầu như thế, người tù trăi qua bốn mùa Xuân – Hạ - Thu – Đông, nơi chốn rừng hoang vu mà chỉ có chim kêu buổi sang, vượn hú ban chiều và một dăy núi rừng xanh biếc bao quanh: T3 Thanh Hóa.

            Hàng ngày, tù binh trong các trại mang tên T1, T2, T3, T4, T5 được thả vào các tọa độ khác nhau và bắt đầu chặt hạ cây rừng, quyết biến núi rừng thành đồng bằng và dựa vào thiên nhiên tạo h́nh đó để làm cái hồ chứa nước kèm theo là nhà máy thủy điện, để tưới tiêu cho ruộng đồng miền xuôi, chiến dịch mang tên: “CÔNG TR̀NH GIẢI PHÓNG L̉NG HỒ SÔNG MỰC”.

            Không tiếp tế, thăm nuôi, khi hoàn thành chỉ tiêu, ḷng hồ Sông Mực sẽ giải phóng cho anh. Tiêu chuẩn, định lượng thấp dần và sức người có hạn, nhiều thảm kịch đă xảy ra… Cơn đói làm con người quay về một thời kỳ nào đó xa xôi trong lịch sử làm người. Những lần ra trại đi chặt hạ cây rừng, mỗi khi bước lên đồi, chúng tôi phải cúi xuống, dung hai tay chống mạnh đầu gối để trợ lực khi bước lên và vất vả lắm mới tới được đỉnh đồi… Anh em chúng tôi gọi đó là bỏ số trèo đèo. Có một lần tôi bị cây rừng đánh vào ống quyển, sưng vù. Trạm xá do y tá phe  ta chủ tŕ, cho tôi một nắm muối và một miếng giẻ để buộc vào vết thương mà chữa trị. Tôi lê lết đi về lán trại, đến nơi, nh́n không thấy ai, mở miếng giẻ ra, lấy muối bỏ vào chai và nâng niu để dành, sướng vô cùng! Cơn đau do vết sưng vẫn dày ṿ, mặc kệ, tôi bỏ vào miệng từng hạt muối, vị mặn chát ngấm dần, tỏa ra và trút xuống họng, tôi ngất ngây cảm giác đê mê tận hưởng cho đến khi vị mặn muối không c̣n nữa!

            Muối ở long hồ Sông Mực không có, trại chủ trương không cấp muối hạt v́ sợ băng rừng trốn trại nên nhà bếp cho ḥa vào nuớc và phát đến từng người mà anh em thường “tiếu ngạo giang hồ” là canh Đại Dương!

            Cơn đói triền mien đă cướp mất đi ba người sĩ quan của miền Nam . Đó là anh Trần Hữu Lực, Đại Úy ĐĐT Trinh Sát 1/SĐ 1 – anh vóc người to cao, đẹp như tượng thần lực sĩ Hy Lạp, là kho chuyện Kim Dung giúp cho anh em quên bớt nhọc nhằn tù tội khi hang đêm sau giờ lao động nghe anh kể chuyện “Anh Hùng Xạ Điêu”, “Tiếu Ngạo Giang Hồ”, “Đồ Long Kiếm”… Anh ăn nhằm thịt cóc có mật độc và chết nhẹ nhàng nơi doanh trại ở rừng Như Xuân: ANH LỰC CHẾT GIỮA ĐẤT!

            Người thứ hai là Trung Úy Nguyễn Di, sáng sớm anh băng rừng lội qua con suối để bắt cá, anh có tay sát ngư, bắt cá tài t́nh. Một buổi sang, v́ đói, khi lội qua suối, cơn lạnh đă làm anh tê cóng, trúng gió và chết âm thầm: ANH DI CHẾT GIỮA NƯỚC!

            Người thứ ba là Thiếu Úy Bùi Băng Bim, bạn học cùng trường cùng lớp với tôi và cùng cấp thiếu úy với nhau nên ở chung một trại. Anh chết rất oan và can đảm v́ một sự kỳ bí nào đó bị lộ do “antenne” khối chỉ điểm. Bị bại lộ, anh t́m ra b́a rừng chiều ba mươi Tết (đầu năm 1978) và tự ḿnh thắt cổ chết. Một người tù đi t́m hạt dẻ chống đói phát hiện, la lên và thông tin về trại: ANH BIM CHẾT GIỮA TRỜI!

  Cả ba caci1 chết giữa trời,đất,nước đă để lại dư-âm buồn,thương,tiếc cho các anh em.Tết năm đó thật buồn cho các chiến-hữu như là một nhắc-nhở định-mệnh về sự sụp-đổ của miền Nam sau ngày 30 tháng Tư năm 1975.
 

*

*      *  

            Người cán bộ được anh em nhắc đến nhiều nhất là trung úy Đỗ Tùng, quản giáo trại. Đến bây giờ gặp lại các bạn tù cũ như: Nguyễn B́nh Minh, Nguyễn Văn Chót, Lê Đ́nh Long, Đặng Văn Bích, Vơ Bào, Đặng Văn Hy… và tất cả những ai đi tù trại Thanh Hóa đến Ái Tử đều không khỏi thương mến cho sự hiền lành và đạo đức của ông ta. Đằng sau nét cứng rắm và phong cách chững chạc của ông, ai ngờ đă che chở, tiếp sức và chống đỡ một cách âm thầm cho biết bao nghịch cảnh. Giờ sinh hoạt ông đứng giữa cửa, cái lưng án ngữ lối vào, giọng nói oang oang chỉ định việc này việc nọ, mà dưới chân ông, ngay bên cửa vào là những bếp ḷ cải thiện linh tinh ngun ngút khói. Ông biết anh em đói, có những lần dẫn tù ra rừng phá rẫy, ông cố t́nh xoay lưng lại, để mặc anh em cải thiện từng bụi sắn, bụi khoai, cho đến cả rẫy bắp, lơ là cho đến khi về mà không có một lời trách móc…

            T́nh h́nh bấy giờ bên ngoài khá căng thẳng, dư luận xôn xao về chiến trường biên giới, nơi 6 tỉnh miền Bắc đang bị áp lực của Trung Cộng đang tran xuống trả đũa và cho Việt Nam một bài học, bên trong trại kỷ luật căng dần.

            Mới chân ướt chân ráo từ Thanh Hóa chuyển về trại 3 Ái Tử, người bạn tù Lê Đ́nh Long, Trinh Sát SĐ 22, và Ngô Chi, TQLC – được tin bên mẹ chết, bên cha mất… nôn nao và bức xúc, các anh này đă tŕnh lên trại nhờ giải quyết về thăm và để tang cha mẹ, nhưng hoàn toàn không được. Cuối cùng đành thú thật với cán bộ Tùng, xin quản giáo thông cảm. Ông ta  nói không có quyền và việc ai nấy làm. Nhưng các anh này vẫn đi về Huế, cho dù đánh đổi bất cứ giá nào và khi trở lại trại, vào vị trí sinh hoạt, cán bộ Tùng chấn chỉnh lấy lệ, nhẹ nhàng và sau đó mọi chuyện êm xuôi.            

            Cái linh hoạt, che chở tù binh của cán bộ Tùng đă cho anh cái giá là bị trả về đơn vị bộ binh tác chiến ở chiến trường Campuchia và chúng tôi bặt tin anh từ đó.  

*

*      *

 

            Mùa Thu năm 1996, tôi vội vả trở về Huế để thăm mẹ già đang lâm bệnh nặng và đă mất trí nhớ. Đang nộp đơn thi quốc tịch, tôi mạnh dạn dẹp bỏ mối ái ngại do nhiều người lao xao là thời gian định cư đến ngày nộp đơn nhập tịch không được về Việt Nam , ngược lại có thể bị trở ngại. Nhưng, h́nh ảnh bà mẹ già lầm lũi gánh hai túi đồ ăn ṃ mẫm vượt núi, băng rừng lên thăm con ở trại qua bao nhiêu năm tháng đă làm tôi quyết chí ra đi, ít ra được gặp mẹ tôi vào lúc này… và điều diễm phúc cho tôi lần đó, suốt gần một tháng trời, tôi ngồi bên mẹ, sống với mẹ trong căn nhà nhỏ bé nơi tôi sinh ra và lớn lên, tôi cảm nhận nhiều điều hạnh phúc khi thấy mắt mẹ tôi chợt rực sang mỗi khi nh́n tôi, hoặc đôi khi bà nở một nụ cười và một vài lần bà lẩm nhẩm…”thằng tuổi Măo của tao đó à”… trong kư ức của bà, những h́nh ảnh gây ấn tượng trong đời, đôi khi ẩn hiện… chợt đi chợt đến.

            Quê nhà vốn từ lâu im bóng dưới cây đa đầu làng, bao quanh là lũy tre xanh bên g̣ng sông Hương Giang thơ mộng cùng với những cánh đồng ruộng bao la với luôn luôn tươi tốt hai mùa lúa. Nay có nước, có điện từ thành phố Huế đem về, dân làng đỡ nhọc nhằn gánh nước giếng hay chong đèn bên những ngày mùa gánh lúa về nhà. Đặc biệt là điện thoại đă bắt tới trong làng nên dân quê rất tiện lien lạc, v́ trước đây xe tàu khó khăn.

            Tôi đang ăn cơm trưa trong nhà, trời nắng gắt, đang ngồi chúi đầu vào bên chiếc quạt điện th́ có điện thoại gọi, người gặp là Hằng Nga, cô ta biết được tôi về quê.

            Tôi đă loáng thoáng nghe nhắn vài lần, nhưng cứ ngờ ngợ. Trong kư ức, một kỷ niệm khó quên trong đời, cứ mỗi lần khi t́m lại dư âm xưa cũ này, long tôi không khỏi bồi hồi xúc động. Thăm hỏi vài câu, Nga nói, bằng mọi cách phải cho cô gặp mặt để “thanh toán” t́nh đời!!! Cô dứt khoát, đỉnh đạc nói như ra lệnh và hẹn gặp ở một nơi nào đó mà tôi chưa biết đến.

            Bước lên bậc thang đá mài khách sạn Hùng Vương nằm cạnh chợ An Cựu, trước mặt nhà thầy Viên thuốc Bắc, tôi không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ nguy nga đồ sộ của ṭa nhà có lối kiến trúc kiểu Mỹ và những trang bị nội thất rất nghệ thuật, tuy cấu trúc nhỏ v́ khuôn viên hạn hẹp, nhưng ṭa nhà thon gọn và cao nên trông đẹp mắt và hùng vĩ ra. Từ lầu bốn, ta như đứng giữa ṿm trời cao vút để thấy rơ phố phường Huế, bờ hữu ngạn sông Hương: Mô Ranh, Thư Viện, Trung Tâm Thể Thao, ĐH Sư Phạm, trường Kiểu Mẫu, ṭa Đại Biểu Chính Phủ và nhất là ngôi giáo đường Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, rất đẹp và đậm nét kiến trúc Tây Phương…

            Hằng Nga, chủ nhân khách sạn Hùng Vương, đang đứng trước bậc thềm pḥng khách và tươi cười đón tiếp. Cô ta đẹp thật bất ngờ, làn da mái tóc và vóc dáng yêu kiều trông thật vô cùng quyến rũ. Nga đón tôi với tất cả sự thân mật một cách tự nhiên. Cô dang rộng ṿng tay và ôm sát lấy người tôi, không muốn rời…

            -Em biết anh về từ ngày đầu và mong gặp anh từng phút!

            Tôi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, nỗi xúc động làm tôi chợt nóng người lên như cơn sốt, má đỏ tía tai, tôi tự hỏi ḿnh cái ǵ sẽ xảy ra nơi đây trong vài phút giây?

            -Hôm nay bắt được anh rồi nhé! Nga tươi cười nói… Không thả ra đâu, chờ vợ anh bên Mỹ chuộc lại, không thấp giá đâu nhé! Dân Mỹ về có khác! Cử chỉ đẹp, ăn nói lịch lăm và lối ăn mặc giản dị trông “mê” quá đi chứ!

            Tôi tự giác khai với cô nàng:

            -Tôi về thăm cha mẹ già, chưa ra ngoài chơi được, cố ở bên bà mẹ cho bà vui. Nào, cho tôi biết thuốc bồi nào đưa Hằng Nga tới chốn mây trời thần tiên này?

            Nga thành thật kể về sau ngày rời Đập Trấm của công tŕnh thủy lợi Thạch Hăn, nơi các anh cải tạo đó, cô được đề bạt đi lao động xuất khẩu bên Đông Đức. Khi về nước, có gă si t́nh người Quăng B́nh thương yêu đắm đuối, cô đă đồng ư làm vợ ông cán bộ viện kiểm sát nhân dân huyện Hương Phú-BTT – sau đó chừng mười năm, trúng thầu đắp đập ngăn mặn Thảo Long và bờ kênh huyện Phú Thứ, vợ chồng làm nên sự nghiệp này. Nói đến đây, cô vỗ nhẹ hai bàn tay: Hai dăy trái phải có hai đoàn nam nữ tiếp viên đem nước giải khát, trái cây và khăn lau mặt và sau đó hướng dẫn lên lầu thăm khách sạn. Tôi thầm khen là sao bắt chước kiến trúc Mỹ lẹ thế… bồn rửa mặt, chậu tắm, ṿi sen, gường ngủ, điện thoại y hệt như ở Mỹ. Nga nửa đùa nửa thật:

            -Ở lại với em đêm nay, anh sẽ thấy khác ǵ Mỹ đâu. Cam đoan trả anh về toàn vẹn, không mất mát chi đâu!

            Từ trong pḥng bước ra, một người đàn ông trạc tuổi tôi, da đen đen, mắt vàng, đầu tóc rối bời. Nga giới thiệu là chồng ḿnh, anh B́nh. Tôi chào và đưa tay ra bắt. B́nh vừa bị bệnh điên loạn, chữa trị nhiều nơi, vừa qua có gởi vào nhà thương điên Biên Ḥa, người ta thấy không phá phách nên cho về nhà chữa trị.

            Vẫn tươi cười hồn nhiên, Nga nói:

            -Trái tim em thuộc về miền Nam, thân xác em thuộc về bờ Bắc. Hồi anh c̣n là sinh viên trường Đà Lạt, lúc đó em mới học lớp 7 trường quận, nhưng nh́n thấy anh “mết” liền! Em c̣n nhỏ bé mà đă biết ranh, cứ nép ḿnh bên bụi cây chè tàu mà “trộm nh́n anh” trong bộ đồ veste đi phép của trường Sĩ Quan mà phát mê, phát mệt. Trái tim em nhen nhúm h́nh bóng anh từ đó. Rồi khi gặp anh ở Ái Tử. Ôi! Cơn ác mộng cuộc đời và em chỉ mong đừng có một cơn ác mộng nào khác đến với đời em nữa, từng đó cũng đủ làm cho cho cơn “sốt t́nh” suốt một đời người – hạnh phúc cho riêng anh là vậy đó!

            Tôi nhớ đến Hà, người vợ yêu quư, trót dại dột thương tôi khi tuổi nàng non tôi một con giáp, liều lĩnh về nhà chồng làm dâu xứ ruộng mỗi năm hai mùa lúa với cơ man lam- lũ đủ điều: mùa cắt, mùa cấy, gánh gạo, xây rơm, nhổ mạ, bới rơm, ngâm giống, nhổ cỏ, phơi rơm, dên lúa… lại sản xuất một bầy con, đẻ từng năm một… Nhớ đến Hà, bụng đang mang thai, tiễn chồng lên đường về Việt Nam, khi chia tay tại phi trường SF, ḷng ưu tư không biết chồng ḿnh về quê có hiền lành không? Việt kiều về nước lắm chuyện lắm… Nghĩ đến người vợ thân yêu, tôi lịch sự chào tạm biệt và toan quay gót:

            -Thôi đủ rồi Nga ạ! Nói chi cũng bằng thừa… chỉ biết cám ơn mà thôi!

            Tôi ra cửa, có đứa em trai chực sẵn ngoài xe Honda, chú em cố t́nh cho ông anh được tự nhiên quyến luyến chuyện tṛ. Hằng Nga đi sau nói nho nhỏ:

            -Anh ác với em lắm… và cô đưa bàn tay có móng sắc nhọn véo vào dưới bờ vai tôi, tôi âm thầm chịu đựng, cơn đau ngọt ngào, nhói cả tim gan, bàn tay Nga vẫn không tha và cứ thế cho đến khi một vết sờn rách da lóc ra, tỏa ra chút máu đỏ, khi đó Nga mới tàn nhẫn nói:

            -Để cho anh có vết sẹo mà nhớ!

            Đi mạnh rxe, ngồi vào phía sau, tôi nhất quyết không quay đầu lại. Tôi bảo chú em chạy nhanh đi, nhưng hai gương mặt Nga và B́nh cứ lởn vởn rất lâu và không biết đến bao giờ tôi mới xóa được h́nh ảnh và dư âm ngọt đắng cuộc đời đó…

            Hằng Nga đă bước vào đời tôi bằng kỷ niệm như sau:

            ĐẬP TRẤM-ÁI TỬ vào cuối 1978…

            Hằng Nga, thôn nữ xă Phú Thanh, là y tá trưởng đoàn Thanh Niên Xung Phong huyện Hương Phú. Nga có gương mặt trang nhă, đôi mắt bờ mi đẹp tựa thiên thần, miệng luôn tươi cười với bờ môi mọng đỏ trên một làn da trắng mịn màng – là tụ điểm của bao gă si t́nh, trong đó có cả cán bộ trại tù của chúng tôi. Trạm xá đoàn TNXP/HP luôn luôn có người.

            Gă vệ binh trại Lê Văn Chính, khét tiếng bắn giết tù binh, người chiến hữu cùng màu áo đơn vị của tôi là trung úy Nguyễn Văn San Tiểu Đoàn 3 TQLC  cũng đă bỏ ḿnh tại trại 3 Ái Tử này. Anh em đặt tên cho nó là Trần Sùng, vai một tài tử ciné miền Bắc rất hiếu sát. Có một lần sắp hàng trước cổng trại để chuẩn bị lên rừng đốn củi, đường đi dài, gió Lào nóng như hơi lửa mà rừng th́ hiếm củi, người bạn của tôi là Ngô Chi đang bị bệnh trĩ rất nặng, hậu quả của lao động núi rừng Thanh Hóa do đói khát và sốt rừng, đít quần anh luôn luôn sủng ướt do bệnh trĩ hành hạ. Ngô Chi đứng một bên sắp hàng khai bệnh cùng một số người khác, khi đoàn người khỏe mạnh đă lên đường, tên vệ binh Lê Chính rút súng ra, không nói rồi chỉa vào đầu anh Chi rồi bóp c̣: một viên đạn xẹt ngang đầu, hất tung chiếc mũ đi rừng xuống đất và hất hàm hỏi:

            -Bây giờ đi rừng có được không?

            Mới trước đây vài tháng, khi đoàn tù trại ngồi xem phim trước sân Đoàn 76, trên màn h́nh chiếu phim “Vĩ Tuyến 17 Ngày và Đêm”, gă vệ binh trại phát hiện h́nh ảnh Trung Úy Nguyễn Văn San ḿnh mặc áo giáp, nón sắt, súng colt ngang hông trong màu áo TQLC oai vệ anh dũng hiên ngang dưới bóng cờ quốc gia, gương mặt oai nghiêm, dáng dấp ngạo nghễ, hai tay anh chống nạnh, nh́n thấy thật uy dũng và thách đố… Mấy hôm sau, tên vệ binh này dẫn riêng anh vào rừng và đă hèn nhát hạ sát bằng một phát sung AK 47. Sau đó ít lâu, dân làng quanh Ái Tử đi rừng đốn củi, thấy bầy quạ đen từng bầy bu quanh, sinh nghi, đến đó và t́m ra xác anh.

            Tên Lê Văn Chính cũng là gă si t́nh, mê Hằng Nga như điếu đổ, những lần đi rừng canh giữ tù binh, hắn thường tắp vào trạm xá và lê la chuyện tṛ. Cũng có lúc tù binh chặt xong gánh củi, len lỏi vào làng Trấm, cởi chỉ vàng hộ thân đeo tay, đồng hồ Seiko – đổi mua gọn một con heo sửa – vừa ăn vừa chôn dấu ở bờ rừng để dự trữ cho ngày hôm sau. Nhiều lần Lê Chính bắt gặp, la hét inh ỏi, xong cho người đi và con heo phải bỏ lại… báo hại tụi vệ binh có dịp linh đ́nh…

            Tôi vừa từ Thanh Hóa vào, lại là tù gốc Cồn, mới nhập trại 3 Ái Tử nên chân ướt chân ráo chưa biết ǵ nhiều về đường đi nước bước của Đập Trấm - Ái Tử này. Hôm ấy đi rừng, ngơ ngác và t́nh cờ gánh củi ngang qua công tŕnh thủy lợi Thạch Hăn, cơn đói run người và nỗi khát khan cổ của gió Lào như xô ngă người tôi vào đỉnh đồi. Liều lĩnh, tôi dừng chân bên cạnh công trường thủy lợi và người ta phát hiện tôi là người cùng quê xă Phú Thanh với đám thanh niên. Lũ trẻ mới lớn sau này nên không biết tôi lắm, chỉ nghe loáng thoáng người này là sinh viên trường Đà Lạt, có một đôi lần về thăm quê lúc đó c̣n đi học ở quân trường… Rất t́nh cờ, cô y tá từ trạm xá bước ra, thấy tôi, hằng Nga nhận ra ngay, cô nh́n thấy tôi trong bộ đồ tù binh với sắc mặt xơ xác bơ phờ v́ đường rừng, cô bật khóc nức nở. Tôi ngơ ngẫn đến khờ dại, ngoan ngoăn đưa tay cho nàng kéo vào trạm xá. Tại đây, cô giặt khăn lau mặt, tự tay quạt cho tôi mát và lục lọi tất cả những ǵ có thể đút cho tôi ăn và uống… Nga nhờ ai đó mua cho một bao thuốc lá và ngồi nghe tôi vừa hút thuốc vừa kể chuyện những ngày đi qua… Thời gian như nín lại, tôi chỉ thấy trước mắt là Nga và một cảm giác êm đềm, dịu ngọt khó tả… Trời đă về chiều mà tôi măi quyến luyến không chịu chia tay…

            Lúc tiễn chân tôi ra về cũng là lúc giờ tan việc của đoàn thanh niên và họ tụ tập về nơi đây cũng khá đông… Bỗng nhiên, gă vệ binh phục sẵn từ trong lùm cây, phóng ra và chộp tôi như một con mồi:

            -À! Mày ngoan cố dám liên hệ linh tinh!

            Tôi đánh “hự” một tiếng đau đớn v́ lănh trọn một báng súng AK vào bụng. Đang nín đau th́ nghe tiếng đám thanh niên la lớn phản đối v́ bất b́nh. Tức chí, gă vệ binh bước lùi, lạnh lùng lên đạn, chĩa mũi súng vào tôi… Tôi im lặng đợi chờ, cố hít một hơi thở dài. Sự kiện xảy ra nhanh quá làm tôi chưa kịp biết sợ hăi. Tôi b́nh tĩnh nh́n hắn và mọi người cũng nín thở nh́n tôi… Trong đầu tôi chỉ c̣n một h́nh bóng mẹ cha…

            Vào giây phút nghẹt thở này, một tiếng quát lớn và một bàn tay xô gạt mũi súng ra, người cán bộ quản giáo Đỗ Tùng thét lớn:

            -Để đó tôi lo! Theo tôi về trại xử lư!

            Ông dằn mạnh cánh tay tôi, lôi ra đằng sau vài bước và sau đó cùng với gánh củi trên vai hướng về trại, tim tôi vẫn c̣n đập mạnh những hồi loạn xạ và hai chân như cứ đá vào nhau, và cứ thế con đường về trại sao vẫn xa, vẫn đi hoài mà chưa thấy đến…

            Hằng Nga và đoàn người xă Phú Thanh nh́n theo, lao xao về số phận tôi không biết như thế nào, cứ nghe về trại xử lư cũng rợn người và lo lắng làm sao để báo một cái tin về làng cho cha mẹ già của tôi được biết…

            Đêm đó về trại, anh em khối 6/T3 Ái Tử họp. Sau khi giao bàn công việc cho ngày mai, cán bộ Tùng nói:

            -Anh Huân quan hệ linh tinh, lần sau chừa nhé! Tôi cho anh tự lấy kỷ luật.

            Tôi phát biểu:

            -Cho tôi đi rừng đốn củi năm ngày liền!

            Ông ta cười vui và nói:

            -Để anh đi rừng rồi anh tiếp tục vào Trạm Xá Đoàn TNXP gặp cô y tá nữa à ? Không được đâu, phạt anh năm ngày tăng gia trại.

            Tôi cười thầm vui sướng :

            -Ôi chao ! Được năm ngày dưỡng sức khỏi đi rừng, lội suối, t́m cây, gánh củi… chỉ ở nhà tưới cây, làm việc nhẹ…  

*

*     *  

            Đă gần 30 năm nh́n lại một chặng hành tŕnh đầy chông gai và thử thách, anh em tù binh B́nh Điền – Ái Tử vẫn c̣n mồn một những h́nh ảnh dĩ văng một thời không quên hiện về như mới xảy ra trong đó đây của chặng đường đời : Thăng trầm qua bao ngày tháng, biết bao đôi dép lốp đă ṃn v́ dẫm đạp Trường Sơn, những con vắt, đỉa rừng, bằng hăng Ba Ḷng, Cồn Tiên đến mồ hôi nhọc nhằn đập thủy lợi Thanh Hóa – Nghệ Tĩnh hay là ruộng muối của địa ngục trần gian Hà la – Quăng Trị… Có cơ man nào tả xiết nỗi gian nan trong bao năm trời nằm gai nếm mật nơi rừng núi xa côi.

            Song song với cảnh nước sông công tù mà ngày về như một hứa hẹn hăo huyền và cũng là minh chứng cho cơi đời này có biết bao là thiên t́nh sử keo sơn ! Bên hiếu, bên t́nh – người đi lâm vào cảnh tù tội, đă có biết bao hiền thê thay chồng báo hiếu phụng dưỡng cha mẹ, nuôi con thành người, trọn nghiệp thủy chung… Với những ai như thế, sự hy sinh của họ đẹp hơn những thiên t́nh sử nhân gian. Họ là những đóa hoa hồng tươi thắm, hé nở như một biểu tượng của niềm tin và sự sống, giúp hồi sinh những kẻ từ cơi chết do thất vọng và bi quan của kiếp chinh nhân v́ nợ núi sông chưa tṛn mà đă rơi vào tay giặc thù. Từ Ái Tử đến B́nh Điền, những bà vợ, những người con gái đang độ tuổi t́nh yêu được nhiều anh em tù biết đến như người thân quen, nhờ những lần vượt núi băng rừng, tiếp sức hà hơi cho người thân, người yêu nơi rừng thiêng nước độc, nào là : Nhạn Ngà, Thanh-Bính, Phiếu-Như, Phát-châu, Diệu-Hạnh, Tuấn Món-Hnga, Nga-Mạnh, Toàn Phu, Hảo-Lai, Hiền-Dung, Xuân-Lộc, Thông-Quên, Chuân-Nguyệt…

            Chung trại với anh em gốc ở miền Nam xa xôi hay những người mồ côi thăm viếng v́ những gia cảnh kiệt quệ sau cuộc chiến. Tôi tự đáy ḷng, vinh danh những anh hùng đến với các bạn. Riêng chúng tôi và một số anh em cải tạo gốc ở quê nhà, thỉnh thoảng có tiếp tế để lên gân, tiếp sức cho thân xác tù đày. Những anh em mồ côi được ví như HAI LẦN MỘT LÚC CẢI TẠO.

            Vừa ở tù, vừa mịt mù thân nhân như : Hiệp Ếch, Hiền ngồi, Cẩm lai. Phong sún, Điệp điệu, Sơn ướt, Châu đam. Châu lác, Châu Kê, Hiệp sỉ, Phát thiền… Các anh đă vượt qua, đă thách đố thương đau và đă thắng lớn trận giặc thời gian. Tôi chứng kiến trên rừng Cồn Tiên, bên đồi Ái Tử hun hút rừng sâu, các anh em gốc TQLC, BĐQ, ND, TG, BB vẫn luôn khí phách ngang tàng đă tránh né nh́n cảnh thân nhân thăm viếng, bới xách quà cáp cho người thân của họ bằng cách quay mặt về phía đồi sắn, nương khoai, cố âm thầm rảo bước quanh quẫn để đẩy ra ngoài đầu óc, để không nh́n thấy những h́nh ảnh hạnh phúc vợ chồng, người yêu, thân thích gặp nhau trong ngày thăm nuôi quy định. Nghị lực phi thường của các anh thật mănh liệt trước những người bạn có điều kiện bới xách, có người cúi đầu « tời » một lúc đ̣n bánh tét to lớn, hoặc ăn một con gà luộc đến hồi bội thực, mửa ói tơi bời, đôi khi thấy cả những người già ngồi trùm mền ăn, cúi đầu lúc thúc thưởng thức mà không để cho ai nh́n thấy – hoặc có kẻ thú vị rít dài hơi thuốc ba số năm và khen ngon đáo để trước bao người đang thiếu thốn…

            Trong cơi đời người luôn có Ông Thiện, Ông Ác, luận anh hùng đời người có khi nhục khi vinh. Ở hoàn cảnh nào cũng có người hiền kẻ dữ !

            Hôm nay, trên đất tự do, bưng bát cơm ăn, mỗi chúng ta có bao giờ quên được chặng đường đă qua và những cơn đói ḷng tê tái ? Có ai quên được dân làng Triệu Ái, Triệu Hải, Triệu Tài, những người này giả vờ để quên bên lề đường, trên đồi hoang, vài ba lon gạo, bụi sắn tươi, bánh đường đen, hủ muối trắng để… mảy may vài tù binh anh em nào đó, nhận được, ăn cho qua cơn đói một lần – hầu tiếp bước trên đường xa thiên lư, hoặc cố quên những báng súng AK 47, những đ̣n thù để trả đũa thâm độc kẻ sa cơ ngă ngựa… nhất là có các tên cai tù ác ôn, đần độn và vô học như Xác Ướp, Mịch Minh, Lê Chính… cộng với những tên tự cam tâm làm tay sai, chỉ điểm hại anh em mà đến bây giờ, một số cựu tù nhân c̣n lâm cảnh bệnh hoạn trầm trọng ở tuổi cuối đời. Bên cạnh đó, riêng tôi, h́nh ảnh người cai tù Đỗ Tùng vẫn luôn là hiện thân của một Ông Hiền, trái tim đầy bồ tát hạnh, đang đứng bên cạnh các Ông Ác đó trong đời người…….

 

MX HOA BIỂN

Tháng 8/2007 – Sacramento, California

 

 

 



Mọi tin tức, bài vở  muốn đăng trên website TQLC/VN xin email:
  bixitrum@yahoo.com