|
|
TỔNG
HỘI THỦY QUÂN LỤC CHIẾN VIỆT NAM |
Giang
văn Nhân
Đạn
lửa vạch những đường sáng dài trên dảy Trường Sơn,
âm thanh đại bác theo làn gió về giữa ḷng thị xă
phá tan không khí tỉnh mịch, cổ kính đất Thần Kinh. Người Mẹ già giật ḿnh tỉnh giấc, lần hạt trai cầu nguyện. Người vợ
hiền nh́n các con yên ngủ dỏi mắt trong bầu trời đêm.
Âm thanh làm
Ái Khanh trằn trọc, cuộc chiến đẩm máu khi quân đội cộng sản miền
Bắc vượt sông Bến Hải mở đầu cuộc tấn công vào cuối tháng ba năm
1972. Thị xă Đông Hà nơi Ái Khanh hát nhạc khúc chào đời, với bao kỷ
niệm êm đềm thời thơ ấu bên gịng sông Miếu Giang uốn khúc, ḥa nhập
cùng sông Thạch Hản đổ ra cửa Việt. Người lính Quân Lực Việt Nam
Cộng Ḥa đă hy sinh giữ vững nó trong tầm đạn pháo như mưa rơi, được
bắn từ bên kia bờ sông Bến Hải. chiến xa cùng bộ đội cộng sản như
những con thiêu thân điên cuồng tấn công dồn dập vào thị xă.
Qua làn sóng của đài phát thanh tường thuật về một tiểu đoàn
Thủy Quân Lục Chiến, qua báo
chí h́nh ảnh con Sói Biển trên
vai áo người quân nhân đang chiến đấu,
Ái Khanh cảm xúc bồi hồi,
kỷ niệm chợt thoáng qua từ tháng 9 năm 1970.
Chia tay
cùng các
bạn ở trước cổng trường Nguyễn Hoàng
vào ngày cuối tuần, người con gái có mái tóc dài óng mượt chấm ngang lưng vội
vă bước nhanh trên con đường Trần hưng Đạo để kịp đến bến đón xe đ̣
ra Đông Hà, chợt nghe có tiếng ai gọi tên ḿnh
- Ái Khanh !... Ái Khanh.!
Từ trong quán Yến nằm
nh́n ra bờ sông Thạch Hăn, hai anh Ni và Bi chạy ra vồn vă. Anh Ni
với giọng miền Nam hỏi
- Khanh đi đâu mà coi bộ
hấp tấp vậy ?
Giọng nói nhỏ nhẹ của
miền Trung
- Dạ ! bữa ni cuối tuần em ra bến đón xe về thăm nhà
Anh Bi tươi cười, âm
thanh miền Bắc
- Chi mà vội thế! Mời Khanh vào đây uống với tụi anh ly
nước rồi anh sẽ đưa em về
Lớp học Ái Khanh bảo trợ
cho đơn vị của hai anh Trần văn Ni, Nguyễn văn Bi, và thỉnh thoảng vào ủy lạo, thăm viếng tại hậu cứ, cho nên sự quen biết
các anh rất thân t́nh. Anh Ni trịnh trọng giới thiệu
- Đây là cô Ái Khanh, nữ sinh trường trung học Nguyễn
Hoàng
Quay sang Thảo, anh nói
tiếp
- C̣n đây Nguyên
Thảo cùng một khóa với anh, đơn vị Thủy Quân Lục Chiến.
Thảo khẽ gật đầu chào
- Rất hân hạnh được
biết Khanh.
Kéo nhẹ cái ghế bên cạnh
- Mời cô Khanh ngồi
- Dạ ! em cám ơn anh
Ái Khanh khép nép vén tà
áo dài ngồi xuống bên Thảo trước bao nhiêu cặp mắt ngạc nhiên của
những người trong quán. Thật cũng là một việc rất khó thấy v́ ít nhiều ǵ cũng bị ảnh hưởng những luật lệ phong kiến của
đất thần kinh, ở vùng đất mà người ta khó t́m thấy những lớp phấn son
trên gương mặt người con gái, chỉ có người đàn bà có chồng mới được
điểm phấn to son và cái nét đáng yêu nhất của con gái miền Trung là
vẻ e thẹn hay núp sau vành nón lá, cái nón mà bên trong những chiếc
lá được đan vào nhau có ẩn những h́nh ảnh và câu thơ mà nhạc
sĩ Hoàng thi Thơ đă không đè nén đưọc cảm xúc khi nh́n thấy h́nh ảnh
những chiếc nón lá trong chiều tan trường mà làm nên bài hát mang
tên "chiếc nón bài thơ"
Giọng êm ả của
người con gái làm Thảo bỡ ngỡ lúng túng, chưa biết phải làm ǵ th́
anh Bi đă đỡ ngay
- Khanh uống nước ǵ để anh gọi
- Dạ, anh cho em xin ly nước cam
Bây giờ
người con gái mới có thể quan sát anh chàng thanh niên ngồi bên cạnh
ḿnh, khi thấy trên tay áo anh có thêu h́nh con chó sói đen "Sói
Biển"
Ái Khanh
biết anh từ đó. Bộ quân phục của anh nổi bật trong quán. Đơn vị
anh rất xa lạ với em, nhưng h́nh như rất gần gũi với người dân vùng
hoả tuyến Gio Linh, Trung Lương của thập niên 60.
Anh ít
nói hay trầm ngâm bên anh Bi hoạt bát
- Này, cạn
đi chớ, tớ xong hai lon Budweizer rồi
Ở thị xă
Quảng Trị bán đầy hàng của Mỹ, nhưng Ái Khanh nghe các anh thường
nói uống bia quân tiếp vụ Việt Nam vẫn thấy đậm đà hơn.
Tâm t́nh sau bao ngày tháng rời quân trường, xông pha nơi chiến
trận, Khanh cũng được theo các anh qua
những địa danh miền Nam như Bến
Tre (quê của anh Ni), U Minh, Rừng Lá, miền Trung Ashau, A
Lưới, núi Bông, đồi Nghệ hoặc Kongpong Trabek, Neak Luong bên kia xứ
Chùa Tháp. Khanh hiểu các anh qua ngôn từ, trong ánh mắt rực sáng,
hănh diện kẻ làm trai thời ly loạn.
Thảo đứng
lên có vẻ bồn chồn
- Ni! Tao
phải về lại đơn vị, cám ơn anh Bi, Chào Khanh.
Hôm nay rất vui, mong có ngày gặp lại.
Ni dặn
ḍ người lính đoạn quay qua Thảo
- Mầy lái
xe jeep của tao đưa Khanh về, sau đó trở lại phi trường Ái Tử
Quay qua
Khanh
- Thảo sẽ
đưa em về, nhớ chỉ đường cho anh Thảo
Ái Khanh
riu ríu thẹn thùng
- Dạ.
Thảo ngại
ngùng lái xe của Ni trong thị xă Quảng Trị, qua cầu sông Thạch Hản,
anh có vẻ b́nh tỉnh
- Quê
Khanh ở đâu vậy.
- Dạ
ở Đông Hà.
- Thành phố này nơi địa đầu giới tuyến quá xa lạ
với người dân miền Nam, nhờ
Tổng Thống Ngô đ́nh Diệm cho
phục hồi đường xe lửa xuyên
Việt nên mọi người đều biết
đến Đông Hà.
Thảo nói tiếp như tâm sự
- Anh chọn lính Tổng Trừ Bị là để hiện diện trên khắp mọi miền, để
con tim rung động trước vẽ đẹp của đất nước, được thấy t́nh
người, cảnh sống, phong tục từng địa phương và cảm nhận rằng sự hy
sinh của anh là chính đáng.
Nh́n Khanh, anh thắc mắc
- Sao Khanh lại phải vào Quảng Trị học?
- Em phải
ở trọ và học cho hết chương tŕnh đệ nhị cấp ở trường Nguyễn Hoàng. Cuối tuần em
mới ra thăm nhà một ngày.
Đoạn
đường hôm đó sao khác chi lạ, qua cầu sông Vĩnh Phước rồi
tới Đông Hà, đổ con dốc tiệm Hải Kư Ḿ Gia xuyên qua chợ nhóm là tới
nhà Ái Khanh. Anh chỉ nói lời chào rồi vội vă
lái xe về cùng đơn vị .
Anh Ni
cho Ái Khanh biết đơn vị Thảo đă vào Mai Lộc, nhảy qua biên giới Lào,
rồi trở về Ba Ḷng. Ái Khanh biết cuộc sống người lính Tổng Trừ Bị
hiện diện khắp nẻo đường đất nước, nơi nào mặt trận khốc liệt là có
bóng dáng anh, gặp nhau như duyên bọt bèo.
Ngày
cuối Đông, không khí Tết lành lạnh, hoa đơm bông làm mọi người cảm
thấy tươi mát dù đang sống tại địa đầu giới tuyến.
Mỗi ngày
khi nghe tiếng chuông tan học, chúng bạn Ái Khanh
hân hoan như đàn ong vỡ tổ,
nhóm quẹo phải đường Duy Tân về Trí Bưu hay cầu Ba Bến, nhóm quẹo
trái về ngă ba Long Hưng,
Ái Khanh bước chậm răi
trên đường Quang Trung, con đường thướt tha những tà áo trắng trinh
nguyên, ánh mắt thầm kín che khuất bên vành nón bài thơ. xa xa là bức tường thành
cổ kính Đinh công Tráng.
Một ngày vào Xuân năm 1971, Ái Khanh đang đếm từng
bước chân trên đoạn đường quen thuộc, chợt thấy
Thảo trong quán nhỏ
bên đường. Anh trầm ngâm bên tách cà phê đen, hơi
nóng và khói thuốc ḥa lẫn, gương mặt anh lúc mờ, lúc tỏ,
nhưng đôi mắt anh vẫn luôn tươi sáng như có một hấp lực, ḷng Ái
Khanh reo vui, chân bước vội vào quán.
Thảo
đưa Ái Khanh về trước ánh mắt nể phục ẩn khuất bên vành nón bài thơ
của các bạn trang lứa.. Ái Khanh th́ nói như sáo, bên Thảo lúc nào
cũng thầm lặng, có lẽ đó là bản tính của anh. Chợt Thảo mĩm cười
nh́n Ái Khanh
- Anh
vừa hoán chuyển từ làng Như Lệ về La Vang, hôm nay du ngoạn thị xă,
trời lạnh có cà phê nóng, được nh́n các cô tan trường, chợt nghĩ đến
Khanh th́ Khanh xuất hiện, anh xin tặng vần thơ
ngẫu hứng
Một buổi chiều hanh nắng
Chờ
em tan trường về
Như những đàn c̣ trắng
Lượn bay tỏa hương mê
Khanh
đưa Thảo đến thăm quê nội ở quận Triệu Phong, thưởng thức quán nem
nướng nổi tiếng tại chợ Săi, người dân bản địa cũng như khách thập
phương gọi là "Nem nướng Săi"
- Khanh à! Vùng đất này chắc có liên hệ với Chúa Săi?
- Em không rơ, em cũng không hỏi ôn
mệ.
- Quê nội anh nổi tiếng nem Ninh Ḥa, nơi hậu cứ tiểu đoàn của anh
có nem nướng Thủ Đức, mỗi nơi một sắc thái, hương vị đậm đà, đặc
biệt từng địa phương.
Thảo mĩm cười thân thiện
- Cám ơn Khanh đă cho anh những giây phút này.
Đơn
vị
anh qua Lào, cuộc chiến khốc liệt trên quốc lộ 9, nh́n đoàn xe ngày
đêm di chuyển qua Đông Hà, Ái Khanh mong ước nhờ họ chuyên chở dùm
lời chúc an b́nh tới người nơi trận tuyến.
Ḷng Ái Khanh chùng xuống khi nh́n thấy những vành khăn tang trắng trên đường phố, trong
học đường, nỗi mất mát của bạn bè v́ không c̣n người thân thương.
Niềm đau chưa vơi
th́ bộ đội cộng sản vượt vĩ tuyến 17 tấn công toàn bộ vùng địa đầu
của miền Nam tự do. Gia đ́nh Ái Khanh chạy về quê nội, những ngày cuối cùng của Quảng Trị,
v́ mồ mả cha ông ở Triệu Phong nên thân nhân cứ quanh quẩn, ḷng
bịn rịn, sau cùng nhớ đến nỗi đau thương (ấn tượng) của Tết Mậu Thân Huế nên
dứt khoát bám theo đơn vị Thủy Quân Lục Chiến
lui quân, ngày đêm
di chuyển, được các anh chia xẻ cơm gạo sấy, từng ngụm nước bidong
và bảo vệ trên đoạn đường về vùng tự do Mỹ Chánh.
Quốc lộ 1 đoạn đường tắm máu người dân vô tội, v́ tự do t́m lẽ sống, nhưng Cộng
sản đă tàn sát dă man, h́nh ảnh mà Ái Khanh không sao xóa
nḥa được.
Anh,
T́nh cờ trong
chuyến xe đ̣ vô Đà Nẳng, gặp hai quân nhân Sói Biển bị thương về
thăm gia đ́nh, em
được biết anh trúng đạn thù, máu của anh thấm sâu vào ḷng đất.
Bước
chân ngang dọc giờ như bị giam hăm trong nhà ṿm bệnh viện, màu áo
xanh lơ thay thế màu xanh sóng biển, anh cùng đồng đội đang chiến đấu
với những đớn đau, khiếm khuyết về thân xác,
và anh may mắn đă hoàn
toàn b́nh phục. Anh trở về đơn vị và từng bước giành lại từng tấc
đất trong tay kẻ thù.
Tự dưng em nhớ anh kinh khủng, Địch đang
kiểm soát vùng đất quê hương em, nơi bao nhiêu kỷ niệm thơ ấu, là một
niềm đau khôn nguôi trong ḷng người dân Quảng Trị.
Thành phố đă mất rồi và những ngày quen anh quá ngắn ngủi,
những nơi mà ngày xưa từng in dấu chân anh bây giờ
bị cày nát v́ đạn pháo kẻ thù, mỗi lần nghĩ tới
ḷng em nao nao.
Anh ạ ! những ngày xa vắng đó
Mưa buồn Quảng Trị gởi về anh
Thành phố mưa bay giăng đầy kỷ niệm
Phương trời nào anh c̣n nhớ hay quên
Em đă đọc và hiểu được anh qua bài thơ " Mười hai tháng anh đi
" hay " hành tŕnh người lính Thủy Quân Lục Chiến " thơ của Mũ
Xanh Phạm Văn B́nh đă được Phạm Duy phổ nhạc, con người của anh măi miệt
mài nơi chiến trận và trong tâm anh chỉ có bạn đồng hành, những
người cùng sống chết với anh trong đường tơ kẽ tóc, dưới lằn đạn,
pháo thù
rơi mà các anh vẫn c̣n cười đùa, dí dỏm
- Xí hụt!
Anh,
Màu mũ nồi xanh và bộ quân phục sóng biển đă có mặt qua lại trên
đường phố Huế, em cố dơi mắt kiếm t́m nhưng chẳng thấy bóng dáng anh
đâu
Có bao giờ trên đường đời tấp nập
Ta vô t́nh đă vội lướt qua nhau
Bước lơ đăng vô t́nh ta để mất
Một linh hồn ta đă đợi từ lâu....
Cho dù anh như một dấu chấm, một bóng mờ xa tít mù
khơi, nhưng em
vẫn mong
đợi ngày anh cùng các đơn vị Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa về chiếm lại Quảng-Trị quê em.....
Ái Khanh
Trích Hồi kư "Người lính Tổng trừ bị"
Giang văn Nhân
|