TỔNG HỘI THỦY QUÂN LỤC CHIẾN VIỆT NAM

                   

 `Năm 1972                 

 

 

                                                                                  Giang văn Nhân 

            

     Ngày 20 tháng 7 năm 1954  Hiệp định Genève được công bố. Việt Nam tạm thời bị chia đôi qua vỉ tuyến 17. Cầu Hiền Lương bắt qua sống Bến Hải trở thành cầu biên giới. Bờ Bắc dưới quyền kiểm soát của chính quyền Cộng Sản. Bờ Nam theo thể chế Tự Do.

Một Ủy Hội Kiểm Soát Quốc Tế được thành lập mà thành viên là đại diện các quốc gia : Ba Lan, Gia Nả Đại và Ấn Độ  trách nhiệm giám sát sự tôn trọng Hiệp định đă kư kết.           

                                                          cầu Hiền Lương

Phía nam cầu Hiền Lương là quận Trung Lương. Xa hơn là quận Gio Linh, qua sông Miếu Giang là Quận Đông Hà. Đây là ngả ba của quốc lộ 1 và quốc lộ 9 thông thương với nước Lào.  

Để bảo đảm sự an toàn, khu phi quân sự được thiết lập bao gồm một phần đất ở phía Bắc và phía Nam  sông Bến Hải. Cuộc di tản toàn bộ người dân quận Trung Lương vô trong Gio Linh, Đông Hà hoặc Quảng Trị được thực hiện qui mô.  

Cách ranh giới vùng phi quân sự hơn 1 cây số trên quốc lộ 1 là Dốc Miếu. Một pḥng tuyến đối đầu với địch của miền Nam Tự Do được  bố trí mang vần chử A như căn cứ A2 Dốc Miếu.  A3, A4 Cồn Thiên. Căn cứ A3 sau nầy phá hủy. Dọc theo bờ biển từ cửa Tùng th́ có các căn cứ mang tên B1, B2, B3...

Một pḥng tuyến phía sau mang vần C như căn cứ C1 ở Gio Linh, căn cứ C2 ở phía bắc Cam Lộ 

 Gio Linh cuối năm 1971.

 

Đại đội 2 Tiểu đoàn 3 TQLC trách nhiệm hoạt động lục soát bên ngoài căn cứ A4, Cồn Thiên được lệnh lần tiếp tế sau sẽ lảnh nhận tới căn cứ A2. Được tin sẽ về Dốc Miếu  người lính cảm thấy vui hơn. Những ngày luc soát, đại đội chú ư nhiều về dấu vết  có vẻ khác lạ và quan sát thật kỷ bên kia ranh giới vùng phi quân sự.

Bằng! Bằng! Bằng

Một loạt súng nổ trong đám tre già, nơi trung đội 22. Tất cả các trung đội theo phản ứng tác chiến phóng người thật nhanh tới chiếm các vị trí tốt để có thể chiến đấu và quan sát.

Ngón tay trên c̣ súng, mắt người lính tập trung vào những điểm khả nghi trước mặt.

- Nam Giao đây 22

Trong ám danh đàm thoại của nội bộ đại đội, Thảo dùng số để gọi các trung đội. Số 21 tức là đại đội 2 trung đội 1, người trung đội trưởng trung đội 1 sẽ là số đảo ngược 12. Đại đội phó là 52, đới đội trưởng mang số 92.

Thảo cầm ngay ống liên hợp

-  22 đây Nam Giao, gia đ́nh có ǵ vui mà vổ tay nhiều vậy

- Tŕnh 92, bị con trăn rừng tấn công. Tất cả vô sự. Chuẩn úy Lê văn Môn trung đội trưởng trung đội 2 trả lời.

Binh nhất Dư minh Chiếu ḍ dẩm từng bước trong đám tre già, lá tre khô phủ đầy trên mặt đất. Từ dưới đám lá, con trăn bị bàn chân dẩm lên ḿnh nên bung dậy hất Chiếu ngă nhào. Phản ứng cấp thời của người Cọp Biển đă được các huấn luyện viên dầy dạn kinh nghiệm chiến trường ở Trung tâm huấn luyện Rừng Cấm trui rèn thật thuần thục, khi  thấy đầu con trăn to hơn bàn tay đang phóng tới, Chiếu dùng thế bắn linh tính tức là hướng ṇng súng về con vật và bóp c̣.

Con trăn dài khoảng 3 thước tây, đường kính to hơn một tấc, trong bụng đang tiêu hoá dần một vật không nhận rơ. Buổi chiều cả đại đội được thưởng thức thịt trăn xào. Vài anh lột da để thuộc. Thảo cũng xin anh em được một ít mở trăn cho mẹ. Mở trăn trị phỏng rất hiệu nghiệm.

 Buổi sáng trên đường ra điểm lên xe, toán tiền sát phát hiện một con nai nằm chết, máu c̣n tươi, nh́n vết cào và bộ ḷng bị móc, thượng sĩ Vơ Lách thường vụ đại đội xác nhận đó là dấu cọp vồ.. Sinh trưởng Ninh Hoà, thượng sĩ Lách biết rất rơ về "Cọp". Câu nói truyền tụng trong nhân gian "Cọp Khánh Hoà, ma B́nh Thuận" ai ai cũng biết. Đi trên quốc lộ 21 từ Ninh Hoà về Khánh Dương, tới căn cứ núi Đeo, các bải tập của trung tâm huấn luyện Biệt Động Quân Dục Mỹ,  đầy dâu chân Cọp. Nào là cọp ba chân, nào là cọp đen thường ŕnh rập làm các khoá sinh lúc nào cũng cảnh giác. Thảo cũng có tâm trạng nầy khi thụ huấn  khoá 32 Hành quân Biệt động Rừng Núi Śnh lầy năm 1967, ông ba mươi vồ một anh trong bọn. Anh nầy treo vơng trên đưng ṃn cạnh bờ suối. Nhờ vơng Mỹ có mùng nylon nên làm giảm sức vồ, vết cào lệch xuống bàn chân, phải mất ba tuần ở bịnh viện Nguyễn Huệ Nha Trang mới b́nh phục.

Từ nhỏ thượng sĩ Lách đă tận mắt nh́n thấy vết tích cọp vồ. Qua vết kéo phủ máu hằn sâu trên cỏ, người thượng sĩ già quả quyết  chúa sơn lâm đă mang quà tặng cho đại đội. Người lính xẻ thịt thật nhanh chóng và gọn gàng. Hành trang của người lính trận vỏn vẹn tấm poncho, cái vỏng và tấm đấp bằng nylon. Một bộ đồ bệt mới với mủ beret Xanh bọc cẩn thận trong hai lớp bọc nhựa. đặc biệt vài gói bột ngủ vị hương và gia vị cần thiết. Họ ướp thịt, có người sắc mỏng đê làm khô, công việc được thực hiện trên xe GMC từ căn cứ C2 qua Cam Lộ, Đông Hà. Người lính chiến quả thật là những đầu bếp thành thạo. Về Dốc Miếu nằm trong căn cứ anh em tha hồ mà đánh chén. Tiểu đoàn chia làm đôi: Bộ chỉ huy cánh A đóng tới A2 với hai đại đội tác chiến luân phiên thay đổi vào mỗi kỳ tái tiếp tế năm ngày.

 

 Đại đội trách nhiệm pḥng thủ căn cứ, mỗi ngày phải có một trung đội mở đường với máy rà ḿn từ căn cứ A2 trở vô đến Hà Trung. Tới đây sẽ gặp trung đội mở đường từ căn cứ C1, Charlie  ở Hà Thanh ra. Từ Hà Trung trở vô bắt đầu có không khí tươi vui, quán cà phê và những tô bún ḅ Huế thật đơn giản với những cọng bún to, dăm ba lát thịt ḅ và dĩa rau má cùng vài trái ớt mọi cay xé mang tai.  Tới căn cứ C1 có những pḥng tắm nước nóng với giá 10 đồng bạc hoặc thay thế bằng một bịt gạo sấy. Chỉ cần hai ống giấy đựng đạn pháo binh là sôi nồi nước. Trời lạnh mà có nước nóng tẩy sạch bụi đất thú vị làm sao. Cuộc sống của người dân Gio Linh, Trung Lương b́nh dị như tô bún ḅ Huế, ấm áp như những giọt nước nóng đun bằng giấy của ống đạn.

Mỗi lần về pḥng thủ căn cứ, Thảo thức giậy thật sớm, ban lệnh các trung đội c̣n lại trong t́nh trạng sẵn sàng tiếp ứng cho trung đội mở đường. Thông thường hai đơn vị mở đường gặp nhau trước 8 giờ rưởi sáng. Từ giây phút đó người lính c̣n lại ở căn cứ được thoải mái, viết thơ cho gia đ́nh, người yêu hoặc chùi vủ khí. Có người mở ba lô đọc lại những lá thư đă nhận được từ khi rời hậu cứ Tiểu đoàn lên đường ra vùng Hoả tuyến.    

T́nh h́nh vùng hoả tuyến có vẻ hơi khác thường, hoả tiển 240 ly bắn vào căn cứ A2 từ hướng bên kia sông Bến Hải. Thảo c̣n nhớ một lần hoạt động bên ngoài, hai hoả tiển nổ tung vào khoảng cách giửa đại đội và căn cứ, ṭ ṃ người lính bước xuống hố, dang thẳng hai tay mà vẫn chưa chạm được hai bên bờ hố. Khi vừa nghe âm thanh "Két" từ dàn phóng, Thiếu úy Trần văn Đức, đề lô của pháo đội I tiểu đoàn 3 pháo binh TQLC tiền sát viên cho đại đội Thảo nhanh chóng lấy phương giác, dùng toạ độ cực gọi thẳng về pháo đội xin tác xạ phản pháo 

- Hướng 5800, 2000 thước, chục tràng

Một lần đang dùng cơm trưa đạn pháo địch từ hướng vùng phi quân sự nổ trước mặt Thảo, phản ứng tự nhiên Thảo và hai hiệu thính viên chạy nhảy vào các hố xa bên trái, Đức và A Cửu (Thắng) mang máy C.25 nhảy vào hố phía sau. Bổng dưng Thảo hét to lên với Đức

- Nhảy trái phải, coi chừng ngắn dài.

Đức và A Cửu phóng người lên chạy xa về dảy hố bên phải.

Loạt nổ kế tiếp vào phía sau, tiếp đó địch pháo tập trung theo cách bắn bẻ đôi lồng khung ngay vào chổ Thảo và Đức ngồi cũng như chung quanh hố trước của Đức.Thảo và Đức cùng phát hiện tên tiền sát đứng trên đồi có đường xe lữa xuyên qua nơi xă Tân Bích. Đức gọi pháo vào đó.

 Các pháo thủ mủ xanh bắn thật nhanh và thật đẹp. Tên địch biến mất và pháo địch cũng ngưng sau đó. A Cửu bước lên hố miệng lầm bầm chưởi thề với giọng lơ lớ người Tàu Chợ lớn v́ đạn pháo nổ banh mất phần ăn trưa của hai thầy tṛ hắn.

Người tiền sát viên của con nhà pháo TQLC gắn liền với các đơn vị tác chiến như h́nh với bóng. Họ là những sĩ quan thật trẻ,  gan dạ, lanh lẹ, họ đi khắp 9 tiểu đoàn và các đại đội nên biết rơ cá tính và tinh thần của người đại đội trưởng cùng đại đội. Họ đă đóng góp một phần lớn trong các chiến thắng nhưng ít ai nhắc nhở đến.  Hoạt động khu vực nầy phải bung rộng lục soát lúc trời tờ mờ sáng và lui về vị trí đóng quân mới lúc trời tối sau khi các trung đội bỏ lại toán tiền đồn  

Tháng 1 năm 1972 

Đơn vị bạn đă hoán đổi xong vị trí trong căn cứ, Thảo được lịnh rời vùng trách nhiệm di chuyển về Hà Trung và lên 5 chiếc GMC đang chờ sẳn. Bụi đỏ quyện theo bánh xe bay lên mơn man trên gương mặt vui tươi của người lính.  Nhập vào đoàn xe của Tiểu đoàn ở gần cầu Trúc Khê, Thảo nghe tiếng tác xạ của đại bác 130 ly từ hướng bên bờ Bắc sông Bến Hăi và nổ rải rác bên ngoài căn cứ C1. Địch quân đang điều chỉnh vào mục tiêu là căn cứ hay là muốn bắn vào đoàn xe? Cộng sản Bắc Việt đang dự tính ǵ đây? 

 Vào Đông Hà, sự sinh hoạt sống động và những tà áo dài e ấp dưới vành nón bài thơ làm Thảo quên đi hết những bận tâm vừa qua. Trước mắt những người lính Tiểu đoàn 3 Sói Biển là phi trường Phú Bài, phi trường Tân sơn nhất. Người lính mơ màng nghĩ đến gương mặt những người thân thương và người t́nh rạng rỡ chợt thấy mủ xanh đồ bệt xuất hiện trước hiên nhà. 

          Trích hồi kư "Người lính Tổng trừ bị"

                   Giang văn Nhân

 

 

                          Mọi tin tức, bài vở muốn post trên wesite xin email  bixitrum@yahoo.com                  

 

 

E-mail the Webmaster with questions or comments about the Web site